Ta mến cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương Xuân sắc thắm tươi
Ước Mơ – Quê Hương Trong nỗi Nhớ (Thơ, nhạc Việt Khanh – Tuệ Vân trình bầy)
30 tháng 4 năm nay nhắc đến cho người Việt tự do rằng nỗi đau quê hương vẫn còn đó. Cuộc đấu tranh cho dân sinh dân quyền và phát triển vẫn là một nhu cầu hiện thực cho đất nước mà những ai có quan tâm không thể làm ngơ.
Read moreKÝ ỨC THÁNG TƯ: Những Nỗi Bi Thương (Vũ Đăng Khuê)
Sau 46 năm, bùi ngùi cố nhớ ráp nối từng chi tiết ghi lại cho những con cháu trong nhà, thời đó, ngày đó ông bà, bố mẹ mình đã sống ra sao, để chúng hiểu rõ hơn tại sao chúng nó hiện diện ở đây, “lý giải” cặn kẽ hơn những việc tôi và bạn bè đang theo đuổi.
Tôi ngừng bút vì đã tạm trả lời một phần câu hỏi cho chính tôi: “Ngày đó, giờ đó, mình đang ở đâu và đang làm gì”.
Read moreBên Bờ Đại Dương (Nhạc sĩ Hoàng Trọng, Ca sĩ Việt Dzũng)
Anh với tôi còn sống bên bờ đại dương
Tôi với em còn thắm trong lòng niềm thương
Đất nước tôi còn gió độc lập Trường Sơn
Còn lúa tràn đồng phương Nam
Còn xóa được hờn quê hương
KÝ ỨC THÁNG 4 /1975 (Kim Loan)
Mấy ngày nay do ông anh cả khởi xướng hỏi về những biến cố của gia đình đã xảy ra vào những ngày tháng 4/1975. Nhờ những phương tiện kỹ thuật cao như Viber, Zoom...các anh chị em chúng tôi từ 3 đại lục khác nhau, không những đã ghi lại mà còn có dịp nói chuyện điện thoại tất cả với nhau. Vài chục năm trước thật khó mà tưởng tượng được có ngày chúng tôi không cần phải bay 1/2 vòng trái đất, phải ổn định về tài chánh và sức khỏe để đại gia đình được gặp mặt nhau mà vẫn có thể chia sẻ 1 cách sống động về những biến cố của gia đình. Chúng tôi cũng được coi những tấm hình rất xưa rất cũ của ba mẹ họ hàng thời đó. Thật là quý giá !
Read moreVì Đâu?! – Quê Hương Trong Nỗi Nhớ (Thơ, nhạc Việt Khanh – Tuệ Vân trình bầy)
Sau ngày 30 tháng 4 1975, chế độ hà khắc trù dập của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã thúc đẩy những đợt sóng vượt biển đi tìm tự do của người dân miền Nam. Máu, nước mắt và sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân vô tội Việt Nam đã tuôn đổ trên những chuyến hành trình đau khổ trên Biển Đông. Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ quên những thảm trạng trên đất nước gây ra bởi chính sách bạo tàn của chế độ độc tài cộng sản với người dân miền Nam.
Read moreNghĩ ngợi 30 tháng tư: Tại sao tôi ở Mỹ? (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Tuy ngày 30 tháng 4/1975 sụp đổ Viêt nam Cộng hòa tính đến nay đã là gần nửa thế kỷ - 46 năm - nhưng vẫn khiến nhiều người Việt nam hải ngoại có những suy nghĩ vấn vương. Khi tháng tư đến, có người đã tự hỏi và đặt câu hỏi cho tôi rằng tại sao mà lại ở Mỹ. Không nghĩ ngợi, tôi trả lời “tại cái số”. Bình thường, người mình sinh trưởng ở Việt Nam không mấy ai là không nghe nói đến số mệnh. Để giải thích những việc xẩy cho mình hay cho người một cách không ngờ, khó hiểu tại sao. Thí dụ như trúng số. Thí dụ như đạn bắn xuyên ngang cổ không chết hay trái đạn M79 nằm trong bụng không nổ.
Read moreAi Trở Về Xứ Việt (Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, Ca sĩ Khánh Ly)
Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
tự do tự do và nhiều lắm nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo
Nước Mắt Biển Đông (Sáng tác: Nguyệt Ánh, Trình bầy: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Hữu Nghĩa)
Từng đoàn người Việt Nam quyết đi tìm Tự Do.
Là chứng nhân cho tội ác kẻ thù.
Nụ thuyền buồm mong manh vẫn lao vào giông gió.
Vượt bão tố thắp sáng lên ánh tự do.
30 Tháng 4 - Nhạc chủ đề Thanh Hậu (8) “Kiếp Người Ở Lại” (BS Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
9/TV. Nghe bài nhạc này xong quý thính giả các bạn và bác sĩ N có cảm nhận gì hay không? Riêng TV khi nghe qua câu kết “xin ơn trên cho con được thêm sức chịu đựng” thì thấy hồn nao nao, buồn chi mà buồn.
Read moreBổ túc thêm cho bài viết "Nhập Dục" - Kandagawa (Takenaga Hisahide)
"Tuyết phủ xuống đôi tình nhân trẻ"
rủ nhau "đi Sento". Chàng "nhẫn tâm bắt" nàng đợi, chuyện có vẻ trái mùa!
Thú “Nhập Dục - (入浴) (Takenaga Hisahide)
Giải thích ngay nếu không thì có người lại hiểu lệch lạc theo hướng khác. Nó chỉ đơn thuần mang ý nghĩa “ngâm mình vào bồn nước thật nóng” hay còn gọi là “Ngâm Ofuro”, tĩnh lược hơn là “Ofuro”.
Read more30 Tháng 4- Nhạc chủ đề Thanh Hậu (7) “Buồn Quá Đi Chứ” (BS Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
Bài hát này nhạc sĩ TH đã ghi lại những nỗi khổ não của cả hai miền Nam Bắc, chứ không riêng gì ở miền Nam. Điều mà TV thấy hãi sợ nhất là sự việc, VC họ đã tàn nhẫn đào mả, phá nghĩa trang, để lấy các báu vật chôn theo người chết, và cũng để chiếm dất nghĩa trang xây nhà hay là bán đi, cho nên có nghĩa trang đã bị di chuyển tới ba lần. Những sự việc này nếu không có người kể lại thì những người trẻ bây giờ đâu ai có hay, ai biết hay để ý đến.
Read more'CÚ SỐC' CỦA CỰU HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC NGÀY ĐẦU VÀO SÀI GÒN (VĂN BÌNH)
Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc. "Sinh viên Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
Read moreThành Phố Giữa Tháng Tư (Trương Hữu)
Thì vậy, thời gian đã trôi qua hơn 40 năm, xương thịt của người chết ở bờ biển Trường Sa năm nọ còn gì đâu! Khói thuốc súng đã tan chẳng còn mùi dấu vết. Hận thù nào rồi cũng tự bào mòn mà phai theo năm tháng. Nhưng trăn trở trong tôi thì chắc chắn vẫn còn đây. Điều gì thực sự đã làm mũi súng của những người bộ đội ở Trường sa hướng về tàn sát chính đồng bào họ???. Biết bao giờ mới sáng tỏ…
Read moreNhững câu chuyện về ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí nổi tiếng một thời (nhacxua.vn biên soạn)
Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được con bảo lãnh sang Mỹ định cư. Tại hải ngoại, ông rất ngạc nhiên khi thấy tất cả những đầu sách của Khai Trí thực hiện trước năm 1975 bị người ta tái bản rồi phát hành, bán sách thu lợi một cách công khai, vi phạm bản quyền của ông một cách nghiêm trọng. Khi đó ông Nguyễn Hùng Trương bị thiếu cả vốn lẫn nhân lực để gầy dựng lại Khai Trí tại nước ngoài, lại bị thất vọng khi thấy 90% sách của mình đang bị in lậu tại đây, nên ông quyết định hồi cư về nước chỉ sau 5 năm.
Read moreTỈNH THỨC (Thơ Bắc Phong)
Chú cún nhón chân ngửi hoa
Hương hoa hồng tím thoát ra lạ kỳ
Lịch Sử CON HỒNG CHÁU LẠC qua Thơ (Kỳ 5 - Cập nhật - Nguyễn Sơn Đảo)
Ngô Quyền mắt sáng như sao
Dáng đi như cọp tài cao khác thường
Cùng quê Bố Cái Đại vương
Rể Dương Diên Nghệ sa trường lập thân
Ái Châu sắp đặt an dân
Dẫn quân ra đánh phản thần Đại La
Giết Công Tiễn báo thù nhà
Trước yên nội LOẠN sau là Bắc phương
30 tháng 4 – Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (6) “Chỉ Có Cái Loa là Vui.” (BS. Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
- TV: Nhạc sĩ TH biết không TV còn nhớ là sau ngày 30 tháng 4 1975, thì hàng ngày mỗi sáng sớm đều có những cái loa phóng thanh của phường, xã phát vang đầy đường phố, bắt dân ra đường tập thể thao và sau đó thì loa phát ra những bản tin tức của chế độ. Nhạc sĩ TH có làm một bài nhạc “Chỉ Có Cái Loa Là Vui.” Bài hát này có phải cũng đến đến từ nguồn cảm hứng từ tiếng loa phát ra mỗi buổi sớm sau ngày 30 tháng 4 phải không nhạc sĩ?
Read more30 Tháng 4 – Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (5) "Trò Chuyện Với Nhạc Sĩ Thanh Hậu." (Nhạc Sĩ Thanh Hậu – Tuệ Vân)
1/TV: Chương trình nhạc chủ đề sau ngày 30 tháng 4 hôm nay xin được hân hạnh trở lại cùng quý vị thính giả và các bạn đang theo dõi chương trình. Trước hết TV xin hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn toàn cầu, nhạc sĩ Thanh Hậu là người đã sáng tác ra những bản nhạc mà quý vị thính giả và các bạn đã được nghe trong những ngày vừa qua.
Read more