Năm 1981, khi tôi còn bị giam trong trại cải tạo Z30C Hàm-Tân, Thuận-Hải, cứ vào buổi chiều, tôi cùng vài anh bạn tù lại ngồi quây quần bên nhau trên sạp xi măng, nhâm nhi từng ngụm cà phê chế bằng cơm cháy, ôn lại chuyện đời cho nhau nghe.
Read more41 ngày trên biển chết! kỳ 2 (Lê Thiệp/ Người Việt Tự Do)
Buổi sáng ngày thứ 41 chắc sẽ như những buổi sáng khác. Chiếc ghe lắc lư dập dềnh. Một chiếc tàu nữa lại đi qua. Chiếc thứ mấy chục? Chiếc thứ mấy trăm? Ai đó trong ghe đưa tay vẫy như một phản ứng tàn lụi. Anh Tuệ tưởng mình nhầm. Chiếc tàu đồ sộ chậm lại, rồi ngừng hẳn. Sự sống bùng lên với hy vọng tột cùng. Nhưng xa quá. Mọi người nhìn nhau. Không ai nói gì nhưng hình như mọi người đang âm thầm cầu nguyện. Chiếc tàu vòng lại, vòng lại….
Read more41 Ngày Trên Biển Chết! Kỳ 1 (Lê Thiệp/ Người Việt Tự Do)
1954, gia đình anh đã bồng bế nhau vào Nam. 1981, gia đình anh lại bương bã trong đêm đen giữa những cánh đồng ngập nước để ra đi. Nước mắt anh ứa ra. Anh đi tới đưa tay đỡ bà cụ. Anh nghe tiếng đọc kinh rầm rì. Đôi vai ngang nở, dáng người chắc, bà cụ là một hình ảnh điển hình cho người đàn bà Việt Nam. Bền bỉ, nhẫn nại, nhưng không đầu hàng nghịch cảnh.
Read moreBản Án Tử Hình (Khôi An - NPN/blog)
Nước mắt tôi lúc đó mới tuôn ra và lòng tôi lại đau như cắt trước cái trớ trêu của đời tôi: bản án tử hình với những lời chửi chồng tôi là “ác ôn, phản động” cũng là tờ giấy để cứu mẹ con tôi.
Read moreNGƯỜI KHÁCH ĐI XE (Thảo Lan)
Thường Trung chạy từ sáng sớm đến tối mịt mới đem trả xe. Hôm nay cuốc xe cuối của Trung là đưa một người khách về một con hẻm ở gần cổng xe lửa số 6. Con hẻm khá hẹp mà một bên là dãy nhà gạch còn một bên là khu nghĩa trang hoang vắng. Khi quay trở ra thì có một người đàn ông đứng ở ven đường vẫy tay gọi xe. Mặc dù đã mệt mỏi vì cả ngày chạy bao nhiêu cuốc xe rồi nhưng sẵn có khách gọi nên Trung cũng ghé lại hỏi:
Read moreCHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI (Trịnh Văn Ngạn)
Đứng dậy chào vị Tư Lệnh trở về doanh trại, lòng tôi bất ổn. Tôi linh cảm như sắp có điều gì ghê gớm xảy ra cho ông. Chờ mãi đến hơn 6giờ chiều, không thấy điện thoại Tư Lệnh gọi, lòng tôi hết sức bồn chồn, đứng ngồi không yên. Cuối cùng, tôi quyết định chạy bộ lên văn phòng Tư Lệnh…
Read moreDĩa cơm (DON HO)
Hai dĩa cơm của hai mẹ con lúc này mà mang ngược trở lại sẽ cho cả gia đình được một bữa ăn linh đình vì thuở ấy bữa cơm gia đình nhiều khi có được ba trái trứng hột vịt thôi mà gói ghém đủ cho tới những bảy miệng ăn. Bỗng dưng muỗng nước mắm trên tay thấy nhạt hẳn màu đi, nặng trình trịch, nhỏ tong tong trên dĩa cơm như những giọt nước mắt đang lã chã rơi…
Read moreQuê hương nghìn trùng xa cách (Huy Nguyen)
Câu chuyện được nghe lại, ghe vượt biên hai cô bị tổ chức dẫn đường bỏ lại trên hoang đảo; đói quá người ta giết những người không còn sức để ăn thịt nhau, những người khỏe mạnh tìm cách lên thuyền tiếp tục ra đi nhưng cũng chết dần chết mòn, cuối cùng khi có tàu vớt thì chỉ còn hai cô đã gần như mất trí.
Read moreCHUYỆN CŨ… CÓ THỂ NÀO QUÊN… (Nguyễn Ngọc Ngạn)
Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc đời. Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua…
Read moreVượt biên - chặng 2 (Huy Nguyen)
10 giờ đêm, tay dẫn đường nói ông anh: “Cho tôi gởi mấy đứa cháu”... Một kiểu giao khách ngang giờ phút cuối thường thấy ở mấy tay dẫn đường. Có lẽ hắn đã bỏ túi một số vàng theo đường dây của hắn. Anh tôi không nhận người không được, vì nếu không, hắn đi báo công an thì chết cả lũ.
Read moreVượt biên - chặng 1 (Huy Nguyen)
Những năm đầu 80, tôi không hiểu tại sao cả gia đình gần 10 người, lại có thể sống qua ngày với đồng lương chết đói giáo viên của cô tôi. Hình như mỗi tháng cô nhận 40 hay 50 đồng gì đó, tiêu chuẩn thực phẩm được mua 13 ký gạo, trong khi công nhân biên chế diện lao động nặng là 19 ký, bộ đội 21 ký, nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo thì chỉ được 11 đến 15 ký. Nếu gia đình khá giả mua thêm được gạo chợ đen thì thoát được cảnh ăn độn; còn lại hầu hết tầng lớp dân thường đều phải độn gạo với bobo, hoặc khoai mì, khoai lang.
Read moreBản Án Tử Hình (Khôi An)
Sau khi tôi nộp bản án tử hình lên Sở Ngoại Vụ, hồ sơ được Mỹ chấp thuận nhanh chóng và gia đình tôi được vào danh sách H.O. 14. Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản đâu có để chúng tôi ra đi một cách dễ dàng! Ngày tôi đi lãnh hộ chiếu, một nhân viên Sở Ngoại Vụ cau có nói, “Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã bỏ tiền ra đào tạo nuôi dạy các con của chị, nay các con chị lại ra đi, không phục vụ cho Đảng và nhà nước. Chị phải đền lại tất cả số tiền mà nhà nước đã bỏ ra. Chị đi về đi, khi nào trả tiền xong cho nhà trường, cầm biên lai lên đây thì sẽ được lãnh hộ chiếu.” Tôi lại ra về với nỗi lo thắt thẻo ruột gan.
Read moreCHUYỆN CHÚ A TỶ VÀ TIỂU THANH (Tác giả: Đỗ Duy Ngọc)
Buổi chiều hôm đấy trời mưa, một trận mưa lịch sử. Đường sá Sài Gòn ngập lên đến bụng, cả thành phố như một biển nước. Lại thêm gió ào ạt, nghe đâu có bão rớt. Lo cho chú A Tỷ, đêm hôm sau tôi ghé chú vì chú chỉ về đó ban đêm. Đến nơi không thấy chú, hỏi thăm thì mọi người bảo chú chết rồi, chết đêm qua, trong cơn mưa bão. Xác chú dập dềnh suốt đêm trước cửa nhà. Sáng sớm bà giúp việc mở cửa định tát nước ra thì thấy xác chú lừng lững trôi vào nhà.
Read moreMỘT ĐỜI NGƯỜI TRONG LỬA KHÓI (Đan Tâm)
Tôi vượt biên thành công vào năm 1981, và định cư tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1983. Tại nơi quê hương thứ hai, một đất nước tự do và phồn thịnh, tôi lại nỗ lực phấn đấu để được tồn tại. Tôi tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang gia đình tôi, khi tôi thoát ra khỏi vũng lầy Cộng Sản. Tuy nhiên, cứ mỗi năm, gần tới ngày 30 tháng 4, tôi lại băn khoăn, trăn trở, hồi tưởng lại thời gian sống trong nước, trong cảnh chiến tranh khói lửa ngút trời. Năm nay nữa đã là 46 năm, ngày 30 tháng 4 lại đang đi gần tới, đánh dấu 46 năm dân tộc tôi trầm luân trong tai ách CS. Cho tới hôm nay, tôi chưa hề nhìn thấy được một tia sáng cuối đường hầm!
Read moreKý Ức Tháng 4: Tôi di tản. (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Trên xe đò về Sài gòn, khi đến khu cầu xa lộ, thấy không khí có mùi in ỉn, tuy nhìn không thấy xác chết. Trên đường phố, loáng thoáng là những bộ đội giép râu, nón tai bèo hay nón cối, đi từng cặp hai người, một trước một sau. Rải rác đó đây là súng đạn vất chẳng ai nhặt. Về đến nhà, vợ tôi chỉ nói “trông mặt mày anh hốc hác quá”. Rồi đi vào, mang ra chai eggnog đưa tôi xem rồi rót ra một cái ly, nói “Em biết anh thích món này. Thấy có một chai còn trong đám hàng chợ trời, em mua để dành cho anh”. Đúng là thứ nước uống tôi đã được nếm và thích từ khi có hàng PX Mỹ bán ở Sàigòn. Mùi thơm vẫn có, nhưng không nuốt nổi. Và không thể tả được cái vị ra sao.
Read more"DIỀU HÂU BỎ NÚI” (Trần Hoài Thư)
Mất rồi. Sự thật đến độ thật kỳ cục. Mới ngày nào, chừng như tuần trước, chúng tôi còn lái xe díp trở về, tôi còn ghé vào một động giang hồ, còn ngồi bỏ chân trên bàn cà phê nhìn thiên hạ, còn đêm say rượu trở về hậu cứ nhìn mấy thằng lính nhậu thịt nai với rượu đế, để chúng bắt cóc thêm một lần nữa. Bây giờ, thầy trò thi nhau mà chạy. Tướng cũng cuốn cờ, mà quân cũng cuốn vó. Lúc này là lúc tôi muốn bỏ tất cả. Tôi đã không còn đủ sức để gánh thêm cái trách nhiệm này nữa. Tội này ai gây nên. Lịch sử này ai gánh chịu. Những người lính của tôi, họ ít học, người gốc nông dân, người gốc Thượng, gốc Nùng, người bị bắt đi quân dịch, họ đâu có tội gì để gánh cái khối đá tảng của lịch sử. Những người có trách nhiệm bây giờ ở đâu, sao máy thì bặt tăm không một lời thăm hỏi. Hay họ đã chạy trốn rồi.
Read moreNHỮNG TRẠI TÙ HỌC TẬP CẢI TẠO SAU NGÀY 30-4-1975 (Trần Gia Phụng)
Kế hoạch của CSVN nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân đội VNCH rất tinh vi, chia thành hai phần: 1) Thứ nhứt, vào giữa tháng 6-1975, CSVN ra lệnh cho hạ sĩ quan và công chức cấp thấp VNCH học tập tại chỗ các khóa chính trị tử đến 7 hay 10 ngày tùy địa phương. 2) Thứ hai, CSVN ra lệnh sĩ quan VNCH từ cấp thiếu úy trở lên và công chức cao cấp VNCH phải trình diện từ 13-6 đến 16-6-1975 và chuẩn bị lương thực 30 ngày, để học tập chính sách của “chính phủ cách mạng” trong một tháng. (Bác sĩ Trần Vỹ, “Đời sống trong trại giam ở miền Bắc”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, sđd. tt. 239-250.)
Read moreCHUYỆN THUỞ GIAO THỜI (Tiểu Tử)
Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi: «Cái bể nầy bao nhiêu khối ?». Tôi trả lời: «Mười lăm ngàn m3». Hỏi: «Mỹ nó làm cho các anh đấy à?». Trả lời: « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết! Toàn là dân Việt Nam thực hiện».
Read moreKÝ ỨC THÁNG TƯ: Những Ngày Tháng Sinh Viên Tại SÀI GÒN Sau Tháng Tư 1975 (Tuệ Vân)
Tờ mờ vào lúc khoảng 3 giờ sáng sinh viên học sinh các trường đã được huy động ra tập trung ở khu vực biểu tình. Trường Regina Pacis chúng tôi đứng trước trường Đại Học Kiến Trúc. Trong lúc thực tập hô các câu lập lại trong cuộc biểu tình, mỗi khi cán bộ Việt Cộng hô “Khỏe, Khỏe, Khỏe” thì các sinh viên Kiến Trúc đã la lên “Ghẻ, Ghẻ, Ghẻ.” Các sinh viên chúng tôi đứng quanh, nhìn nhau cố mím môi cười nhưng không dám phụ họa theo vì sợ bật thành tiếng khiến cho cán bộ VC để ý.
Read moreKÝ ỨC VỀ CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH VNCH SAU NGÀY 30 THÁNG 4/1975 (Tử Liễm)
Lính sữa chúng tôi (ám chỉ sĩ quan cấp bậc thiếu úy và trung úy) ngày ấy chịu ảnh hưởng nền giáo dục của miền Nam, ưa sự minh bạch, chân thực nên rất khó chịu với đường lối giáo dục giả dối, quanh co không lành mạnh theo kiểu miền Bắc cộng sản nhưng đã phải chịu trận với sự tra tấn tinh thần như thế. "Học tập cải tạo" mà lại đối xử thù hằn với người đi học, ăn không đủ no, phải làm lụng vất vả, bệnh tật không thuốc men, ghẻ kềnh ghẻ càng, bị kiết lỵ hay đau nặng không đi làm được thì bị mai mỉa "Chây lười ", và áp đặt "Lao động trị liệu" hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau đó lại bị gởi tới những nơi khỉ ho cò gáy để chặt cây, phá rừng, đốt rẫy. Với bao cảnh điêu đứng khổ nhục đó, chúng tôi hầu như mất hết ý chí phản kháng đành ém nhẹm vào lòng tất cả những thua thiệt, mất mát trong cuộc chiến do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra.
Read more