Cho nên nếu cần “hòa giải dân tộc”, thì chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nay trở thành CHXHCNVN phải làm, nghĩa là thẳng thắn nhận sai lầm đã phạm tội ác úp chụp chủ nghĩa Mác Lê, dùng nó để thiết lập chuyên chính vô sản lên toàn dân cả nước. Khi Cù Huy Hà Vũ nói phải đặt tên ngày 30 tháng tư để “hoà giải dân tộc” thì: Một là cố tình lẫn lộn nhà nước chuyên chính vô sản- tức là giai tầng thống trị- với nhân dân là thành phần bị trị; Hai là tuy sống trong tiện nghi đặc quyền của một công- tử- đỏ nhưng không phải là thành phần được quyết định chính sách nên vẫn gặp những khó khăn bất cập mà bất mãn nghĩ mình chỉ là “dân mèng”.
Read moreGIẶC ĐẾN NHÀ....ĐÀN BÀ PHẢI ĐÁNH (Đoan Nghi)
Chị Năm Sang như điên dại, chạy dọc theo giao thông hào, giựt mấy khẩu súng chưa hết đạn của các anh lính đang nằm ngổn ngang vì bị thương, tiếp tục nhả đạn về phía quân thù. Bên ngoài, có tiếng chân chạy ngược trở lại, và tiếng la hốt hoảng: "Bị phục kích rồi! Rút lui". Khi đó, trên bầu trời, những tia sáng ban mai vừa ló dạng.
Read moreĐơn xin: MỔ LỢN (Lịch sử Việt Nam qua ảnh)
Trong năm nay (1979), tôi đã hoàn thành nghĩa vụ bán lợn cho nhà nước. Nay tôi tăng gia được một con lợn khoảng 40 kg. Tôi Xin làm thịt để Bán để tiếp tục Tăng-gia
Read more30/4 lại về và nghĩ về một ngày mai... (Lâm Bình Duy Nhiên)
Tôi viết những giòng này chỉ là một thiện ý, như thiện ý của Duy Nhiên giúp cậu học trò tìm ra sự thật. Sự thật này chỉ có thể thấy qua cuộc sống và suy nghiệm của chính mình, không thể qua những sách vở, báo chí, thông tin ngoại quốc, đưa ra.
Read moreNHỮNG ĐỨA TRẺ CỦA NGÀY 30-4-75 (Tác giả Đào Hiếu)
Nói theo kiểu dân gian: họ là những người “tân gia ba” tức là mới tham gia cách mạng sau ngày ba mươi tháng Tư, nhưng họ vẫn hùng hồn tuyên bố: “Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành lấy chính quyền này thì không thể nào chúng ta có thể để chính quyền lọt vào tay kẻ khác”. Rõ ràng là họ coi chính quyền này như một chiến lợi phẩm mà - tiếc thay - họ chỉ là kẻ thừa hưởng chứ không hề tự tay mình giành lấy, đừng nói tới chuyện “đổ xương máu”.
Read moreĐÃ ĐẾN LÚC (Thơ Thái Bá Tân)
Thường chiến tranh, loạn lạc
Mới bỏ nhà ra đi.
Tại sao ta, “giải phóng”,
Hàng triệu người ra đi?
Tháng Tư - Vì Sao Tôi Ở Mỹ (Tuệ Vân)
Trong trại tỵ nạn, tôi đã được đọc nhiều tin tức về thuyền nhân Việt Nam trên báo chí, trong đó có hình ảnh về những cô gái Việt Nam bị hải tặc Thái Lan bắt bỏ vào những đảo hoang để làm thú vui cho bọn hải tặc. Khi những cô gái này được một nhà báo người Pháp cứu thoát thì họ chỉ còn là những thân xác tả tơi với những con đĩa rúc cắn trên thân người và áo quần rách nát. Cũng có hình ảnh những người thuyền nhân, những người sau khi trôi giạt vào một đảo hoang, để tồn tại thì họ đã đồng ý cho ăn thịt lẫn nhau mỗi khi có một người sắp chết.
Read moreKý Ức Của Quá Khứ - Hành Trình Của Tương Lai (Tri Le)
Một trăm năm nay, những người lính già của nước Úc không bao giờ bị quên lãng, nhưng mỗi một năm, tên tuổi của họ lại được nhắc nhở nhiều hơn. Người dân Úc muốn họ sống mãi trong lòng dân tộc, họ được biết đến nhiều hơn qua sự đóng góp và hy sinh của họ cho nước Úc. Ngày lễ Anzac Day vào 25/4 được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tri ân và tưởng niệm những người lính này. Người lính của quân lực VNCH cũng cần phải có một chỗ đứng trang trọng giống như những người lính Úc. Người lính già sẽ không bao giờ chết, nếu được chúng ta mãi mãi nhắc nhở và tôn vinh họ, đừng để những người lính của quân lực VNCH bị mai một theo năm tháng. Đã đến lúc trao lại ngọn đuốc cho các thế hệ kế thừa để thắp sáng lên tinh thần của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.
Read moreMỘT ĐỜI NGƯỜI TRONG LỬA KHÓI (Đan Tâm)
Tôi vượt biên thành công vào năm 1981, và định cư tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1983. Tại nơi quê hương thứ hai, một đất nước tự do và phồn thịnh, tôi lại nỗ lực phấn đấu để được tồn tại. Tôi tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang gia đình tôi, khi tôi thoát ra khỏi vũng lầy Cộng Sản. Tuy nhiên, cứ mỗi năm, gần tới ngày 30 tháng 4, tôi lại băn khoăn, trăn trở, hồi tưởng lại thời gian sống trong nước, trong cảnh chiến tranh khói lửa ngút trời. Năm nay nữa đã là 46 năm, ngày 30 tháng 4 lại đang đi gần tới, đánh dấu 46 năm dân tộc tôi trầm luân trong tai ách CS. Cho tới hôm nay, tôi chưa hề nhìn thấy được một tia sáng cuối đường hầm!
Read moreHẠT TÍM - Quê Hương Trong Nỗi Nhớ (Thơ/Nhạc Việt Khanh - Tuệ Vân trình bầy)
Anh là ai, trong đêm mưa gió
Rướn thân gầy đạp chiếc xích lô
Mồ hôi tuôn trong cơn mê sốt
Sức lao động đổi lấy bát cơm
MÀY BẢO TAO QUÊN SAO? (Thơ Chu Tất Tiến)
MÀY BẢO TAO QUÊN SAO?
Cứ đến tháng Tư, lại nghe tíêng thét gào
Tíêng phẫn nộ của muôn ngàn dũng sĩ
Đã tuẫn tíêt cho quê huơng kỳ vỹ
Giòng máu tuôn trên khắp nẻo quê huơng
Thân một nơi, đầu một nẻo, đoạn truờng
Súng gẫy, guơm cong, ngựa da còn bọc
"DIỀU HÂU BỎ NÚI” (Trần Hoài Thư)
Mất rồi. Sự thật đến độ thật kỳ cục. Mới ngày nào, chừng như tuần trước, chúng tôi còn lái xe díp trở về, tôi còn ghé vào một động giang hồ, còn ngồi bỏ chân trên bàn cà phê nhìn thiên hạ, còn đêm say rượu trở về hậu cứ nhìn mấy thằng lính nhậu thịt nai với rượu đế, để chúng bắt cóc thêm một lần nữa. Bây giờ, thầy trò thi nhau mà chạy. Tướng cũng cuốn cờ, mà quân cũng cuốn vó. Lúc này là lúc tôi muốn bỏ tất cả. Tôi đã không còn đủ sức để gánh thêm cái trách nhiệm này nữa. Tội này ai gây nên. Lịch sử này ai gánh chịu. Những người lính của tôi, họ ít học, người gốc nông dân, người gốc Thượng, gốc Nùng, người bị bắt đi quân dịch, họ đâu có tội gì để gánh cái khối đá tảng của lịch sử. Những người có trách nhiệm bây giờ ở đâu, sao máy thì bặt tăm không một lời thăm hỏi. Hay họ đã chạy trốn rồi.
Read moreCÁCH MẠNG (Thơ Thái Bá Tân)
Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào (Thơ Bob Nguyễn)
"Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam!" *
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
CẢI TẠO (Thơ Thái Bá Tân)
Một việc làm ngu ngốc,
Khiến nhiều người chết oan.
Cộng sản luôn ngu ngốc.
Điều ấy khỏi phải bàn.
CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI (Tiểu Tử)
Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi: «Cái bể nầy bao nhiêu khối ?». Tôi trả lời: «Mười lăm ngàn m3». Hỏi: «Mỹ nó làm cho các anh đấy à?». Trả lời: « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết! Toàn là dân Việt Nam thực hiện».
Read moreSÀI GÒN GIẢI PHÓNG (Thơ Thái Bá Tân)
Với lý tưởng chói ngời,
Ta hăng hái giải phóng,
Nhưng bất chợt, lặng người.
Cái ta muốn giải phóng,
Tưởng thấp hèn, xấu xa,
Giờ tận mắt thấy nó
Đẳng cấp cao hơn ta.
KÝ ỨC THÁNG TƯ: Những Ngày Tháng Sinh Viên Tại SÀI GÒN Sau Tháng Tư 1975 (Tuệ Vân)
Tờ mờ vào lúc khoảng 3 giờ sáng sinh viên học sinh các trường đã được huy động ra tập trung ở khu vực biểu tình. Trường Regina Pacis chúng tôi đứng trước trường Đại Học Kiến Trúc. Trong lúc thực tập hô các câu lập lại trong cuộc biểu tình, mỗi khi cán bộ Việt Cộng hô “Khỏe, Khỏe, Khỏe” thì các sinh viên Kiến Trúc đã la lên “Ghẻ, Ghẻ, Ghẻ.” Các sinh viên chúng tôi đứng quanh, nhìn nhau cố mím môi cười nhưng không dám phụ họa theo vì sợ bật thành tiếng khiến cho cán bộ VC để ý.
Read moreKÝ ỨC VỀ CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH VNCH SAU NGÀY 30 THÁNG 4/1975 (Tử Liễm)
Lính sữa chúng tôi (ám chỉ sĩ quan cấp bậc thiếu úy và trung úy) ngày ấy chịu ảnh hưởng nền giáo dục của miền Nam, ưa sự minh bạch, chân thực nên rất khó chịu với đường lối giáo dục giả dối, quanh co không lành mạnh theo kiểu miền Bắc cộng sản nhưng đã phải chịu trận với sự tra tấn tinh thần như thế. "Học tập cải tạo" mà lại đối xử thù hằn với người đi học, ăn không đủ no, phải làm lụng vất vả, bệnh tật không thuốc men, ghẻ kềnh ghẻ càng, bị kiết lỵ hay đau nặng không đi làm được thì bị mai mỉa "Chây lười ", và áp đặt "Lao động trị liệu" hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau đó lại bị gởi tới những nơi khỉ ho cò gáy để chặt cây, phá rừng, đốt rẫy. Với bao cảnh điêu đứng khổ nhục đó, chúng tôi hầu như mất hết ý chí phản kháng đành ém nhẹm vào lòng tất cả những thua thiệt, mất mát trong cuộc chiến do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra.
Read moreƯớc Mơ – Quê Hương Trong nỗi Nhớ (Thơ, nhạc Việt Khanh – Tuệ Vân trình bầy)
30 tháng 4 năm nay nhắc đến cho người Việt tự do rằng nỗi đau quê hương vẫn còn đó. Cuộc đấu tranh cho dân sinh dân quyền và phát triển vẫn là một nhu cầu hiện thực cho đất nước mà những ai có quan tâm không thể làm ngơ.
Read more