Ông mai là thầy giáo Kiến, nhờ là bà con của hai bên nên mọi sự đều được dễ dàng… Tuy vậy, ổng cũng gặp chút khó khăn khi tính chuyện đám cưới! Nguyên do là ông Cả Dừa đòi đàng trai đến rước dâu ‘bằng một con heo đứng’ – nghĩa là heo sống – Nghe như vậy, ông Cả Bảy nói: “Cũng đúng chớ! Tập tục ông bà để lại làm sao thì mình cứ làm theo y chang như vậy mới là phải đạo!”
Read moreNgười bán liêm sỉ (Tiểu Tử)
– Ông bạn à. Tôi nghĩ nếu ông bạn còn chút liêm sỉ thì nên dẹp tấm bảng bán liêm sỉ của ông đi. Chỉ có phường vô liêm sỉ mới khoe khoang khoác lác rằng ta là thế này, ta là thế nọ, ta hơn thiên hạ về đủ mọi mặt vv…. Sự thật, họ không có gì hết. Bọn vô liêm sỉ đó đã chà đạp mọi giá trị tinh thần của con người, đã chối bỏ truyền thống đạo đức của ông cha để lại từ không biết mấy ngàn năm.
Read moreVẪN CÒN CÁI GỐC (Tiểu Tử)
Ở Pháp, tôi không “hành” nghề làm ruộng. Tôi làm thợ nhà in. Chắc tổ tiên dòng họ Lê Di, nhứt là vong hồn của cha tôi, muốn cho tôi - dù sống ở xứ người - cũng vẫn được gần với… chữ nghĩa! Ở đây, người ta hay gọi tôi bằng cả họ lẫn tên “Ledi Tu”, bởi vì phát âm ‘Lơ đi tuy‘ theo tiếng Pháp có nghĩa là “Mầy có nói ra không?“. Tôi không thích, nhưng phải chấp nhận, như tôi đã chấp nhận định cư ở xứ này, bởi vì điều quan trọng vẫn là tương lai của hai thằng con. Tuy nhiên, lâu lâu tôi vẫn thèm được nghe gọi “Út Tư”, cái tên có âm thanh hiền lành bình dị, cái tên sao mà gợi nhớ quê cha đất mẹ vô cùng…
Read moreCHUYỆN THUỞ GIAO THỜI (Tiểu Tử)
Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi: «Cái bể nầy bao nhiêu khối ?». Tôi trả lời: «Mười lăm ngàn m3». Hỏi: «Mỹ nó làm cho các anh đấy à?». Trả lời: « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết! Toàn là dân Việt Nam thực hiện».
Read moreTHẰNG DÂN - Phiếm luận lịch sử của Tiểu Tử.
Trong chuyện phiếm này, tôi gọi " thời chú Sam" để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và " thời bác Hồ " để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước!
Read moreĐi xe đò, đi xe ôm (Tiểu Tử)
Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế ( Thằng em này " biết làm ăn " nên bây giờ nó khá lắm ) Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
Chuyện chẳng có gì hết (Tiểu Tử)
Đó! Câu chuyện không có gì hết mà tôi muốn kể lại. Suy cho cùng, chắc nó có mang một “cái gì đó” chớ không phải “không có gì hết”. Tại vì tôi không thấy. Chớ nếu nó không “nói” lên cái gì hết thì tại sao tôi cứ phải nghĩ ngợi băn khoăn?
Read moreMài Dao Mài Kéo (Tiểu Tử)
Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với hình ảnh ‘’ rửa tay gác kiếm‘’ của mấy võ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông ! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi tiếp: - Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Mình cứ tưởng tượng là mình mài “gươm thiêng” để đợi thời cơ phục hận ! Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:
Read moreNgày nay, năm 1975... (Tiểu Tử)
Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…
Read moreLàm thinh (Tiểu Tử)
Cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang. Hồi đó, lúc nào ông cũng thấy chân trời đang mở rộng cho ông, cái hồi mà ông làm chuyện gì cũng thành đạt. Bây giờ, cũng trời, cũng nước, cũng một đường gạch ngang nhưng sao ông không thấy nó mở rộng cho ông một chút nào hết ! Ông chỉ thấy toàn là bế tắc. Chân trời là đường chấm dứt một cái gì: trời cao nghiêng xuống đến đó là hết, biển rộng vươn dài đến đó cũng là hết! Giống như cuộc đời của ông bây giờ. Của cải: hết ! Vợ con: hết ! Sức khoẻ của ông rồi cũng sẽ hết ! Hết ! Hết !
Bỗng, ông Lê Tư liệng mạnh cây ba-tong xuống biển, giống như ông dứt khoát không cần dùng đến nó nữa. Rồi ông hít một hơi dài, nhắm mắt bước thẳng vào khoảng không trước mặt, giống như bước qua một lằn ranh tưởng tượng.
Read moreKỶ NIỆM XƯA - NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP (Tiểu Tử)
Hai anh em tôi nói chuyện vui vẻ một lúc, bỗng anh tôi nhìn trời qua khuôn kiếng cửa sổ rồi nói: «Trời đẹp quá, Cu!».
Tôi còn đang ngẩn ngơ không biết ảnh nói với ai thì ảnh cười khịt khịt: «Mầy quên mầy hồi nhỏ tên là Cu hả?
Tô cháo huyết (Tiểu Tử)
Hồi mới “giải phóng”, còn chút đỉnh tiền, chiều đi làm về tôi hay tấp vô đó “làm” một tô cháo huyết có kèm theo một dĩa giò-cháo-quẩy cắt khoanh. Không biết có phải tại vì buổi trưa ăn không đủ no thành ra chiều nghe đói sớm hay sao, mà lúc nào tôi cũng thấy cháo huyết của bà xẩm đó thật là ngon ! Cháo nấu nhừ, huyết cắt vuông thành từng miếng vừa vặn nhỏ để được nằm gọn trong lòng cái muỗng sành. Múc một muỗng vừa có cháo vừa có huyết đưa lên môi thổi cho bớt nóng trước khi cho vào miệng, mà nghe thơm phức làm chảy nước miếng. Còn giò-cháo-quẩy cho vào cháo, dù đã được cắt khoanh, nhưng vẫn giử nguyên cái giòn của nó. Cái “béo” của giò-cháo-quẩy làm cho cái “bùi” của cháo càng thêm đậm đà, và cái “giòn” của giò-cháo-quẩy thì thật “ăn rơ” với cái mềm mềm cứng cứng của huyết. Ngon không chê được !
Read more