-Alo ! Mi có nghe tau noái không !
-Có nghe chi mô nờ !
-Mi ngồi chi trên nớ, chạy ra sân cho thẳng dây mới nghe được tề !
-Ờ hí, rứa mà tau quên, chờ tau một tí hí !
Thử đọc cái đề thi Tú tài môn Triết của VNCH (Thái Hạo)
Học để phát triển con người chứ không phải học để lấy điểm. Chỉ khi đó, sự học mới thật hữu ích và mang tới niềm vui chân thật. Bằng không, thay vì vun trồng, giáo dục chỉ đang tàn phá.
Read moreGIÁO SƯ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA (Phạm Quang Thảo)
Thầy giáo thời ấy bắt buộc phải có văn bằng tương ứng với môn mình giảng dạy, tôi học hai phân khoa: khoa học và sư phạm mới đủ điều kiện dạy toán lý hóa. Các văn bằng thời ấy phải thi cực kỳ khó mới đậu được, không có chuyện bè phái, thân quen hay lo lót tiền bạc, hối mại quyền thế mà được! mọi người có khả năng đều có cơ hội làm việc.
Read moreChiếc Poncho – Một kỷ vật của người lính (Hoài Nguyễn/ TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM (new))
Những người lính VNCH ngày xưa chẳng bao giờ có thể quên một hình ảnh gắn bó với cuộc đời lính tráng của mình nhất là trong đợt hành quân trong ngày tháng mưa dầm tầm tã: chiếc poncho.
Read moreSỨC QUYẾN RŨ VÀ HẤP DẪN CỦA MÓN BÒ VÒ VIÊN SÀI GÒN-CHỢ LỚN...! (Đinh Trực/ Nhóm Thời Xưa- Nơi lưu giữ những hoài niệm xưa.)
Một chén bò có vài viên, phần nước lèo có thêm vài giọt dầu mè, bò viên được ghim bằng nĩa nhôm nhỏ, chấm với tương đen và ớt sa tế. Cứ thế mà cắn mà húp nước lèo là sướng như lên mây...
Read moreChuyện Tình Thời Chinh Chiến (Quan Dương)
Trước đây cứ tưởng làm trai trong thời chiến xông pha nơi trận mạc hy sinh thân mình là ngon lành vĩ đại nhưng khi đứng trước người phụ nữ nhỏ bé kia tôi lập tức thấy mình chẳng thấm vào đâu. Tôi càng kinh ngạc hơn khi hai vợ chồng tổ chức vượt biên vì tình thế đặc biệt ghe không đủ chỗ nên Kim Loan hy sinh nhường Trần Chơn đi trước còn mình đợi chuyến sau. Thử tưởng tượng một người phụ nữ nặng chưa đầy 45 ký lại có thể cõng được một anh chàng có trọng lượng ngang ngửa với mình lên ghe còn mình phải ôm con quay trở lại lòng đầy hồi hộp lo âu.
Read moreGIẶC ĐẾN NHÀ....ĐÀN BÀ PHẢI ĐÁNH (Đoan Nghi)
Chị Năm Sang như điên dại, chạy dọc theo giao thông hào, giựt mấy khẩu súng chưa hết đạn của các anh lính đang nằm ngổn ngang vì bị thương, tiếp tục nhả đạn về phía quân thù. Bên ngoài, có tiếng chân chạy ngược trở lại, và tiếng la hốt hoảng: "Bị phục kích rồi! Rút lui". Khi đó, trên bầu trời, những tia sáng ban mai vừa ló dạng.
Read moreNgô Văn Định, Lữ đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 TQLC (Bảo Anh)
Trong những tháng gần đây trên nhiều diễn đàn có những bài nói chuyện, phỏng vấn hoặc viết, liên quan đến Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến. Một số người bằng đủ mọi cách nói sai, nói xấu đầy xuyên tạc, và có khi còn tới mức mạ lỵ các cấp chỉ huy của mình, lên tới cả những Vị lữ đoàn trưởng của binh chủng này. Một trong những vị được đề cập tới là Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258.
Read more'CÚ SỐC' CỦA CỰU HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC NGÀY ĐẦU VÀO SÀI GÒN (VĂN BÌNH)
Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc. "Sinh viên Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
Read moreChuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ (Thanh Hương, Hoài Niệm Miền Nam Một Thời ST)
Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều là những công trình nổi tiếng cho đến tận ngày nay, và tất cả đều do một tay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tài ba thiết kế.
Read moreKhóc Người! (Thơ Xuan Ngoc Nguyen)
Áo quan chẳng phủ cờ vàng
Bao triệu tiếng khóc vỡ toang bầu trời
Khóc người chí sĩ một thời
Nhân, tài, trí, đức cả đời vì dân
Những bài học làm người không thể nào quên trong sách giáo khoa miền Nam trước 1975 (Đông Kha - nhacvangbolero.com)
Cho đến nay, nền giáo dục của VNCH trước 1975 vẫn được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao, và nhiều người sống vào thời đó vẫn còn nhớ lại với nhiều tiếc nuối. Những bài học trong sách luôn mang đầy tính nhân văn với các nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967. Đó cũng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc này đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ.
Read moreKý ức về những trang sách được “thừa kế” ở bậc tiểu học năm xưa (Vy Hoàng-nhacxua.vn biên soạn)
Hồi ức này được viết lại khi từng dòng tin tức về việc trẻ em lớp 1 ngày nay phải mang rất nhiều đầu sách khi đến trường và hầu hết là đều không tái sử dụng được nữa vì bị thay đổi thường xuyên, và các loại sách/vở bài tập được viết trực tiếp vào trong. Tôi nhớ lại những cuốn sách của mình học lớp 1, lớp 2 ngày xưa, vì đã tồn tại qua 7 năm, dù được anh chị mình có ý thức giữ gìn lại, nhưng không thể tránh việc bị cũ sờn. Đôi khi giận ba mẹ đã sinh mình ra là con út và không được tận hưởng “mùi sách mới”, vì tôi rất mê mẩn việc được lật từng trang sách còn lán bóng và được ngửi mùi thơm rất đặc trưng của những trang sách mới. Đó là tâm tư bình thường của một đứa trẻ con lúc nào cũng mê có được quà mới, nhưng sau này nhớ lại, tôi lại thấy trân trọng những cuốn sách “tái sử dụng” như vậy, vì nó lưu giữ được biết bao nhiêu kỷ niệm qua nhiều thế hệ, những buồn vui của bước đầu chập chững học làm người của cả 3 anh em.
Read moreMắt Ếch Và Mắt Cá (Trần Trung Chính)
Dân gian Việt Nam mới có câu: “giương mắt ếch ra mà nhìn” để chỉ tình trạng một con người nhìn một vật thể, một sự kiện mà không thấy được cái gì cả.
Read moreMài Dao Mài Kéo (Tiểu Tử)
Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với hình ảnh ‘’ rửa tay gác kiếm‘’ của mấy võ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông ! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi tiếp: - Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Mình cứ tưởng tượng là mình mài “gươm thiêng” để đợi thời cơ phục hận ! Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:
Read moreTưởng nhớ tướng Nguyễn khoa Nam (Hoàng Như Tùng - QYHD-6)
Sáng ngày 30-4-75 trong lúc các đơn vị trưởng đang họp tại phòng hội quân đòan IV để nghe Tư lệnh và Tư lệnh phó chỉ thị, thì tiếng loa phóng thanh loan tin tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng. Tướng Nam buồn bã thi hành lệnh thượng cấp. Đại tá Nguyễn đình Vinh, tham mưu trưởng quân đoàn, nghiêm trang nói to:
“Binh nghiệp chúng ta chấm dứt từ giờ phút này, xin quí vị dành cho thiếu tướng tư lệnh và tư lệnh phó lời chào kính cuối cùng.”
“ Nghiêm!”
10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng (Đoan Trang / Luật Khoa Tạp Chí)
1. Công hàm là gì?
Từ điển và sách giáo khoa về ngoại giao và quan hệ quốc tế thường định nghĩa công hàm (diplomatic note) là văn kiện ngoại giao chính thức của chính phủ hoặc bộ ngoại giao một nước, gửi cho chính phủ hoặc bộ ngoại giao của nước khác hoặc một tổ chức quốc tế, với nội dung trao đổi, thông báo, yêu sách hay phản đối hoạt động, sự kiện hoặc vấn đề nào đó có liên quan mà cả hai bên (hoặc nhiều bên) cùng quan tâm. Tóm lại, ta có thể hiểu công hàm là một văn kiện ngoại giao chính thức để nêu quan điểm chính thức của một nhà nước với một nhà nước khác, về một vấn đề được quan tâm.
TQLC Giai Đoạn Mới Thành Lập và Chiến Dịch Sóng Tình Thương 1963 (CT. Trần Văn Nhựt / ĐT. Tôn Thất Soạn)
Những bài viết trong cuốn chiến sử Thủy Quân Lục Chiến mà ban biên tập BTVC xin giới thiệu cùng với quý vị và các bạn ở đây là từ những người quân nhân thuộc nhiều cấp, viết lại những mẩu đời sống rất nhỏ của chính họ đã trải qua và sống sót, cho con cháu lớn lên ở hải ngoại. Tương tự như chuyện trong gia đình khi có con cháu đông đủ : “Cái sẹo gồ lên ở má làm ông méo miệng …là vì ngày xưa ông đã bị thương…” Hay là “Ba con không bao giờ đi ra ngoài, từ ngày sang Mỹ và không có bè bạn, và mặt lúc nào cũng lầm lì trong cái phòng nhỏ trên gác… tuy rằng ba con là người bặt thiệp nhiều bè bạn ở VN lắm là bởi vì..”.
Read moreChàng Là Ai (Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết - Ca sĩ Tuyết Hương)
Dẫu biết cho rằng chàng là người say chiến đấu
Dẫu biết cho rằng chàng là người yêu phiêu lưu
Dẫu biết cho rằng chàng dệt đời ngàn cánh hoa
Dẫu biết cho rằng chàng là người của nắng mưa
Anh Không Chết Đâu Anh (Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh - Ca sĩ Nhật Trường)
Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh