Cho đến nay, nền giáo dục của VNCH trước 1975 vẫn được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao, và nhiều người sống vào thời đó vẫn còn nhớ lại với nhiều tiếc nuối. Những bài học trong sách luôn mang đầy tính nhân văn với các nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967. Đó cũng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc này đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ.
Read moreHồi ức về “con đường đến trường” của các thế hệ học sinh ngày xưa (Đông Kha / NhacTrinh.VN)
Bọn trẻ ngày nay có lẽ không thể hình dung ra được những trò chơi dân dã của ngày xưa, không tốn tiền và luôn cần thật nhiều người cùng tham gia chơi, càng đông càng vui. Chỉ cần một khoảng sân rộng, vài ba hòn đá, viên bi… là đủ để lũ nhóc chơi đủ trò từ bắn bi, đánh đáo, ô ăn quan hay bịt mắt bắt dê cũng đủ để những tiếng cười giòn tan vang lên. Tuổi thơ của quá khứ dân dã mà thanh bình đó, có lẽ là sẽ không bao giờ quay lại được nữa.
Read moreTừ cậu bé mê sách báo đến ông chủ nhà sách Khai Trí nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 (Đông Kha tổng hợp)
Năm 1996, khi nghe nói nhà nước Việt Nam đang có chủ trương trả lại nhà cửa đã tịch thu sau năm 1975 nên ông Khai Trí về, đề nghị nhà nước trả lại cơ sở cho ông, cũng như xin lại 1 phần sở hữu nhà sách đường Lê Lợi, nhưng không thành. Những gì ông nhận được chỉ là 1 ngôi nhà cũ được xây từ thập niên 1930 trên đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Ông sống tại đây cho đến khi qua đời năm năm 2005, hưởng thọ 80 tuổi.
Read moreNhững hình ảnh đẹp của Sài Gòn vào 100 năm trước (Đông Kha / Nhactrinh.vn)
Vào những thời điểm đầu tiên của 1 thập kỷ mới – 2020, hãy cùng nhau nhìn lại những tấm ảnh của Sài Gòn được chụp vào đúng 100 năm trước. Những hình ảnh dưới đây của nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn.
Read moreCâu chuyện cảm động về lời hứa 40 năm của người lính Mỹ với một em bé Hội An (Tác giả: Daniel Hautzinger / Dịch giả: Đông Kha)
Khi ở Thái Lan, Phil quên bén mất lời hứa về cái đồng hồ. Thật ra một anh lính đi du lịch nghỉ phép thì chỉ nghĩ đến việc ăn chơi, không có nhu cầu đi mua sắm. Hết kỳ nghỉ phép, trở lại Hội An, rồi gặp lại Cam, ông mới chợt nhớ tới vụ cái đồng hồ. Khi thấy Phil về, Cam chạy ùa tới, hớn hở. Nhưng không có cái đồng hồ nào cả.
Ngay sau đó, đơn vị của Phil rời vùng đất này để về vùng phi quân sự, rồi đến tháng 1 năm 1968 thì ông rời Việt Nam. Phil cho biết rằng cuộc sống của ông rất bình lặng, không có nhiều thứ làm ông hối tiếc, ngoại trừ lời hứa không thực hiện được với một cậu bé ở vùng quê nghèo miền Trung Việt Nam này.