Về vấn đề sách giáo khoa bậc tiểu học hiện nay đang gây chú ý và có nhiều tranh cãi, tranh luận gay gắt về mặt nội dung. Trong hoàn cảnh đó, có thể sẽ có nhiều người thắc mắc về việc biên soạn sách giáo khoa tiểu học ở miền Nam trước năm 1975 là như thế nào. Vấn đề này đã được nhắc tới một cách chi tiết trong cuốn Giáo Dục Phổ Thông Miền Nam (1954-1975) của các tác giả Ngô Minh Oanh – Hồ Sỹ Anh – Nguyễn Ngọc Tài – Nguyễn Thị Phú biên soạn, xin trích lại một số điểm đáng lưu ý về sách giáo khoa tiểu học thời kỳ 1955-1975
Read moreNhững câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa trong SGK lớp 1 hồi 50 năm trước (Vy Hoàng/ nhacvangbolero.com)
Bỏ qua những ồn ào và tranh cãi về Sách Giáo Khoa (SGK) của hiện tại, mời các bạn xem lại các trang sách cũ (thời VNCH), có các bài tập đọc với những câu chuyện ngắn, thường là trích nội dung từ câu chuyện ngụ ngôn của cả trong và ngoài nước, hoặc là những câu chuyện cười dân gian. Nhân vật của các câu chuyện thường là các con vật, từ gia súc gia cầm như chó, gà, vịt, bò, ngựa… đến chim chóc và thú rừng như cọp, voi, thỏ, cáo, quạ… Bên dưới mỗi câu chuyện luôn có lời nhận xét của người soạn sách, đó có thể là bài học rút ra từ câu chuyện được kể, nhằm để khuyên răn học sinh hãy xa rời thói xấu, rèn luyện tính tốt.
Read moreNhững bài học làm người không thể nào quên trong sách giáo khoa miền Nam trước 1975 (Đông Kha - nhacvangbolero.com)
Cho đến nay, nền giáo dục của VNCH trước 1975 vẫn được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao, và nhiều người sống vào thời đó vẫn còn nhớ lại với nhiều tiếc nuối. Những bài học trong sách luôn mang đầy tính nhân văn với các nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967. Đó cũng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc này đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ.
Read moreKý ức về những trang sách được “thừa kế” ở bậc tiểu học năm xưa (Vy Hoàng-nhacxua.vn biên soạn)
Hồi ức này được viết lại khi từng dòng tin tức về việc trẻ em lớp 1 ngày nay phải mang rất nhiều đầu sách khi đến trường và hầu hết là đều không tái sử dụng được nữa vì bị thay đổi thường xuyên, và các loại sách/vở bài tập được viết trực tiếp vào trong. Tôi nhớ lại những cuốn sách của mình học lớp 1, lớp 2 ngày xưa, vì đã tồn tại qua 7 năm, dù được anh chị mình có ý thức giữ gìn lại, nhưng không thể tránh việc bị cũ sờn. Đôi khi giận ba mẹ đã sinh mình ra là con út và không được tận hưởng “mùi sách mới”, vì tôi rất mê mẩn việc được lật từng trang sách còn lán bóng và được ngửi mùi thơm rất đặc trưng của những trang sách mới. Đó là tâm tư bình thường của một đứa trẻ con lúc nào cũng mê có được quà mới, nhưng sau này nhớ lại, tôi lại thấy trân trọng những cuốn sách “tái sử dụng” như vậy, vì nó lưu giữ được biết bao nhiêu kỷ niệm qua nhiều thế hệ, những buồn vui của bước đầu chập chững học làm người của cả 3 anh em.
Read more