Không như những người Việt Nam khác, sau ngày di tản khỏi Việt Nam sống cuộc đời mới nơi những vùng duyên hải cạnh bờ biển Thái Bình trong dư ảnh của quê hương rời bỏ, sau những năm dài nổi trôi qua nhiều tiểu bang của nước Mỹ, gia đình tôi định cư tại một thành phố nhỏ của tiểu bang Arizona, một vùng đất sa mạc được dẫn thủy nhập điền cho ngành trồng trọt. Nơi đây những khi tâm hồn chùng xuống với những khắc khoải nhớ thương quê hương bỏ lại, tôi không có diễm phúc ngồi trên bãi cát vàng dưới hàng dương liễu hướng mắt về phương trời xa thẳm mà tưởng là mình còn được nhìn khung trời quê hương yêu dấu. Nhưng tôi cũng có nơi an lành để tưởng nhớ quê hương.
Read moreCuộc di tản bi thảm (Huy Nguyen)
“Súng nổ… 105, 155 pháo binh, XM72 của phía Cộng Hòa; 130 ly, 122 ly, B40, B41 Cộng Sản, tất cả cùng hòa vào nhau thành một luồng hỗn âm tan tác làm rung rinh sắc núi mờ đục ánh nắng… Sư Đoàn 320 Điện Biên bắn thẳng xuống đoàn di tản không sai trật một viên đạn. Lính còn rõ phản ứng trú ẩn, chống cự, người dân chỉ biết đưa mắt nhìn lên nơi đặt súng, nơi có những tiếng nổ khô, ngắn trước khi bị bùng vỡ phá toang. Xác người tung lên theo đất bay bay…” (Phan Nhật Nam.)
Read moreKÝ ỨC VỀ CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH VNCH SAU NGÀY 30 THÁNG 4/1975 (Tử Liễm)
Lính sữa chúng tôi (ám chỉ sĩ quan cấp bậc thiếu úy và trung úy) ngày ấy chịu ảnh hưởng nền giáo dục của miền Nam, ưa sự minh bạch, chân thực nên rất khó chịu với đường lối giáo dục giả dối, quanh co không lành mạnh theo kiểu miền Bắc cộng sản nhưng đã phải chịu trận với sự tra tấn tinh thần như thế. "Học tập cải tạo" mà lại đối xử thù hằn với người đi học, ăn không đủ no, phải làm lụng vất vả, bệnh tật không thuốc men, ghẻ kềnh ghẻ càng, bị kiết lỵ hay đau nặng không đi làm được thì bị mai mỉa "Chây lười ", và áp đặt "Lao động trị liệu" hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau đó lại bị gởi tới những nơi khỉ ho cò gáy để chặt cây, phá rừng, đốt rẫy. Với bao cảnh điêu đứng khổ nhục đó, chúng tôi hầu như mất hết ý chí phản kháng đành ém nhẹm vào lòng tất cả những thua thiệt, mất mát trong cuộc chiến do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra.
Read moreNghĩ ngợi 30 tháng tư: Tại sao tôi ở Mỹ? (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Tuy ngày 30 tháng 4/1975 sụp đổ Viêt nam Cộng hòa tính đến nay đã là gần nửa thế kỷ - 46 năm - nhưng vẫn khiến nhiều người Việt nam hải ngoại có những suy nghĩ vấn vương. Khi tháng tư đến, có người đã tự hỏi và đặt câu hỏi cho tôi rằng tại sao mà lại ở Mỹ. Không nghĩ ngợi, tôi trả lời “tại cái số”. Bình thường, người mình sinh trưởng ở Việt Nam không mấy ai là không nghe nói đến số mệnh. Để giải thích những việc xẩy cho mình hay cho người một cách không ngờ, khó hiểu tại sao. Thí dụ như trúng số. Thí dụ như đạn bắn xuyên ngang cổ không chết hay trái đạn M79 nằm trong bụng không nổ.
Read moreMỘT CÂU CHUYỆN BUỒN cho tháng Tư 1975 (DuyTrac-AuOanh)
Anh hai tôi không trả lời, mặt nhìn xuống đất, tôi nhìn thấy trong mắt anh chớp chớp, như có những giọt nước. Bác Hội sẵng giọng: ”Con vào đó bán máu phải không?”. Anh tôi không trả lời, hai vai anh run nhẹ, những tờ giấy bạc rơi lả tả xuống đất. Bác Hội lê bước tới nắm tay anh kéo đi. Tôi lượm lại mấy tờ giấy bạc chạy theo. Đến một khoảng vắng, bác vứt cây nạng gỗ xuống đất, bác kéo anh tôi vào lòng, bác khóc, anh hai tôi khóc và tôi cũng khóc.
Read more'CÚ SỐC' CỦA CỰU HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC NGÀY ĐẦU VÀO SÀI GÒN (VĂN BÌNH)
Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc. "Sinh viên Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
Read moreThành Phố Giữa Tháng Tư (Trương Hữu)
Thì vậy, thời gian đã trôi qua hơn 40 năm, xương thịt của người chết ở bờ biển Trường Sa năm nọ còn gì đâu! Khói thuốc súng đã tan chẳng còn mùi dấu vết. Hận thù nào rồi cũng tự bào mòn mà phai theo năm tháng. Nhưng trăn trở trong tôi thì chắc chắn vẫn còn đây. Điều gì thực sự đã làm mũi súng của những người bộ đội ở Trường sa hướng về tàn sát chính đồng bào họ???. Biết bao giờ mới sáng tỏ…
Read moreTÀU VƯỢT BIỂN CHI MAI DO VIỆT CỘNG TỔ CHỨC (Thuyền Trưởng Tàu CSG92)
Vài thế hệ đã lớn lên . Những người trẻ có thể không biết gì về chuyện ngày xưa. Nhưng chúng tôi những người bị hành hạ, phải từ bỏ quê hương để đi tìm một nơi an lành hơn. Những chuyến đi chín lần chết, chỉ có một phần hy vọng sống Tháng tư về, nỗi buồn vẫn còn từ thăm thẳm .
Dưới đây là bài viết của Thuyền Trưởng Tàu CSG92, chiếc tàu đã trục vớt tàu Chi Mai ở Cần giờ. Tàu Chi Mai là Tàu của Thành Uỷ Sài Gòn tổ chức vượt biên để lấy vàng. Sau đó họ đặt mìn nổ chậm cho tàu chìm. 426 người đã chết trong chiếc tàu này. Trong quyển sách " Bên thắng cuộc" của "Osin Huy Đức" có nói sơ đến chuyện này.
Read more130 Người Việt Vượt biển bị VC Thảm sát trên đảo Trường Sa (Nguyễn Nhân Chứng)
Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” trên đường vượt biển tìm tự do đã bị Việt cộng tàn sát dã man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quý của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, Tì Tì.
Read more