Không như những người Việt Nam khác, sau ngày di tản khỏi Việt Nam sống cuộc đời mới nơi những vùng duyên hải cạnh bờ biển Thái Bình trong dư ảnh của quê hương rời bỏ, sau những năm dài nổi trôi qua nhiều tiểu bang của nước Mỹ, gia đình tôi định cư tại một thành phố nhỏ của tiểu bang Arizona, một vùng đất sa mạc được dẫn thủy nhập điền cho ngành trồng trọt. Nơi đây những khi tâm hồn chùng xuống với những khắc khoải nhớ thương quê hương bỏ lại, tôi không có diễm phúc ngồi trên bãi cát vàng dưới hàng dương liễu hướng mắt về phương trời xa thẳm mà tưởng là mình còn được nhìn khung trời quê hương yêu dấu. Nhưng tôi cũng có nơi an lành để tưởng nhớ quê hương. Những ngày buồn da diết trong đời, tôi ra khu vườn nhỏ sau nhà, ngồi dưới bóng cây cam mà tôi đã trồng ngày quyết định dừng bước lưu lạc và cắm sào ở vùng Peoria. Hái vài quả cam, nhìn mây trôi bàng bạc trên khung trời xanh, tôi nhớ những ngày thơ ấu trong khu vườn nhà bên kia bờ Thái Bình Dương. Nhà tôi lúc đó cũng có cây ăn trái nhưng cam không được ngọt như cam ở đây. Chất ngọt thắm vào đầu lưỡi làm tôi nghỉ đến sự dung hòa mầu nhiệm của đời sống. Chắc tôi đã may mắn có được giống cam ngọt để trồng ngày đó, nhưng tâm hồn mơ mộng và hoài cảm của tôi vẫn cho đó là do sự dung hòa của những thiết tha của vùng đất quê nhà với lòng nhân hậu của vùng đất mới giang vòng tay đón mời và yêu thương những người mất xứ như chúng tôi. Nơi nầy tôi đã tưới dòng nước mắt nghẹn ngào trên nhúm đất nhỏ nhoi mà tôi đã gói trong chiếc khăn tay ngày di tản, mang theo qua từng bước, từng bước xa quê hương, từng bước nhọc nhằn trên đất nước mới, xây lại gia đình, tạo dựng một cuộc sống tự lập và có ý nghiã, một mái nhà và tương lai cho các con của tôi. Nhúm đất tả tơi, khô cằn theo năm tháng và nắng mưa của đời sống, nhưng đó là nhúm đất cuối cùng của quê hương tôi mang theo mình. Tôi đặt nhúm đất nầy quanh mầm cùa cây cam, trong lòng đất của xứ Mỹ, mà nghe như vừa thắp nén hương cho những người đã khuất, những anh hào dâng đời cho non nước. Thanh thoảng bay trong chiều những làn khói nhang tưởng niệm tổ tiên xây dựng giống nòi trong mồ hôi, nước mắt và xương máu anh linh. Nhưng cùng lúc tuôn tràn trên má những dòng lệ vui sướng vì biết trên nhúm đất nhỏ nhoi nầy sẽ đâm chồi mầm trường tồn cho con cháu rồng tiên. Những cây trái mọc nơi đây sẽ có một phần nhỏ mầm đất nước bỏ lại của tôi và như thế tôi biết rằng quê hương không chỉ ở góc trời biển Thái Bình xa đó mà có thiết thực tại nơi đây cùng với những ý tưởng, kỷ niệm của tôi về quê hương và khoảng đời thơ ấu cùng với những ước mơ, hoài vọng cho một tương lai trong sáng cho quê hương nhà.
Tôi rất may mắn giữ được nhúm đất nhỏ nhoi nầy, có lẻ vì trường hợp định cư khá hiếm của gia đình tôi trên đất Mỹ. Ngày di tản, chúng tôi đến xứ Mỹ rất sớm trong những làn di tản đầu tiên của ngày 30 tháng tư đen. Những ngày đầu di tản, cuộc tổ chức định cư cho hàng vạn người Việt Nam còn rất phôi thai, không được hoàn hảo. Khi tôi rời trại tạm trú Pendleton của tiểu bang California, người lính làm giấy tờ định cư cho gia đình tôi cấp cho chúng tôi giấy thông hành tạm thời nhưng quên điền số “alien” cho chúng tôi nên sau khi xuất trại gia đình tôi là người “không chính thức” trên xứ Mỹ. Vì thế đời sống chúng tôi rất vất vả vì không những không được trợ giúp định cư như hàng vạn người di tản trị nạn chính trị lúc đó, với số vốn ngoại ngữ ít oi, không người bảo trợ, chúng tôi rất nhọc nhằn trong việc tự tìm phương kế sinh nhai. Nhưng cùng lúc, vì những sơ sài và sơ xuất của nguồn máy nhập cư ngày đó, chúng tôi không phải qua cách thức nhập cảnh khai báo cây trái hay đất mang theo mà theo thủ tục phải bị đào thải ngay khi đến đất Mỹ để duy trì và bảo vệ lâm sản bản xứ. Nhờ thế tôi còn giữ được nhúm đất nhỏ nhoi của quê hương ngày xưa. Tôi không tiếc nuối gì, vì trong cuộc di tản cấp bách không mang theo được gì nhiều, thay vì vàng bạc, của cải, hình ảnh gia đình, tôi đã chọn mang theo vài bình nước cho con tôi, nhở chúng không có nước uống trong cuộc hành trình về nơi vô định nầy, và đã chọn mang theo nhúm đất nầy.
Ngày nay mỗi lần theo nhịp võng đu đưa dưới bóng mát của cây cam trong vườn nhà, ăn quả cam tươi mát, tôi nghe lòng man mác hạnh phúc, không còn u uất, hận thù, tiếc nuối, vì quê hương mãi sống trong lòng mình. Như câu ngụ ngôn xứ Mỹ “home is where the heart is”, quê hương, tôi đã mang theo mình và đâu cũng là nhà khi ta có tình thương gia đình, lòng trân quý bạn bè và niềm tin ở lòng nhân của người đời và niềm thương cảm vô biên của Thượng Đế dành cho chúng sinh. Đất nước mới nầy cũng là quê hương của tôi, một đất nước mà tôi rất sung sướng và hân hạnh gọi là quê hương thứ hai vì đầy rẫy tình người và nhân đạo.
Với những giòng mộc mạc trên đây, tôi nguyện giữ quê hương mới nầy mãi đẹp tươi, trong sáng và luôn khắc nghi ân nghĩa của tình người bao la và hoàng thiên nhiệm mầu, vị tha.
Tôi cũng xin góp lời cầu nguyện cùng những người dân xứ tôi cho một quê hương thanh bình, không còn hận thù u uất và cho nắng đẹp soi sáng mọi đường quê hương, mang hạnh phúc trở về với dân mình.
ĐẤT MỚI, QUÊ XƯA
Ta nhớ một ngày, buồn thăm thẳm,
Đất bằng nổi sóng, khắp sơn lâm,
Rời vùng lửa lọan, trời hoả tuyến,
Mang sầu vong quốc, nặng hờn căm.
Bao ngày sóng gió trên biển cả,
Ta đến bến bờ xứ cờ hoa,
Tượng thần tự do giang tay đón,
Một giòng máu mới dựng sơn hà.
Tơi tã trong tay nhúm đất nhà,
Mang từ quê cũ dặm nghìn xa,
Đậm nguồn gia phả, giòng lịch sử,
Quê người, ta rải chút san hà.
Nhân bản, tự do, nghĩa bao la,
Đất mới, đất xưa, khéo dung hòa,
Trang trải tấc lòng xây nguồn sống,
Ân nghĩa quê người như quê ta.
Nhìn về quê cũ bao hờn tủi,
Ngàn năm văn hiến bỗng chôn vùi,
Sử xanh nức nỡ tình người trước,
Hậu thế u mê, hờn khôn nguôi.
Nơi đây đất cũ tình ấp ủ,
Bừng vươn tình nghĩa tự ngàn thu,
Xương máu tổ tiên còn suối mạch,
Chan hòa nẻo mới, dẫu đời mục du.
Đất mới từ đây gọi là nhà,
Nhân bàn, nhân quyền, nghĩa bao la,
Ray rứt khung trời quê hương cũ,
Nghìn năm vẫn mãi đất tộc gia.
ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG
Ngày di tản, người mang gia bảo,
Tôi nghẹn ngào mang tấm lòng đau,
Nhúm đất đen của trời quê mẹ,
Bình giọt trong của nước thương đau.
Bình nước ngọt trên miền biển rộng,
Quý hơn vàng bởi mang sống còn,
Đậm ân tình tưới lòng con trẻ,
Giọt sinh hồi, gia bảo nước non.
Trên đất nước nữ thần tự do,
Tôi ngậm ngùi chôn mớ tàn tro,
Nhúm đất đen mang từ quê mẹ
Của giòng người chết vì tự do.
Nghe như non sông bừng sống lại,
Lời tổ tiên hờn uất nguôi ngoai.
Nghe như dòng oai hùng lịch sử,
Sẽ đâm chồi ngọn đuốc tương lai.
Lòng nước Mỹ thương nhúm đất nhà,
Như tình mẹ che chở xót xa.
Nơi đây, giống tiên rồng lưu lạc,
Còn vươn mầm trong nắng bao la.
Bốn mươi năm, đoạn trường dâu bể,
Nhìn quê nhà chìm đắm bể mê,
Xót xa thương tình người ở lại,
Ngậm ngùi thương vận nước u mê.
Bốn mươi năm tình người chai đá,
Văn hóa suy đồi, ai thiết tha?
Sử xanh sầu, nặng hờn liệt sĩ,
Lăng tẩm đâu, mồ mả ông cha?
Bốn mươi năm, quê hương nhìn lại,
Đất nước mình như hạt ngọc trai,
Mài giũa trong thăng trầm đau khổ,
Sẽ có ngày rạng ánh trời mai.
Quê hương cũ, trời Đông Nam Á,
Bờ Thái Bình, đất nước phù sa,
Giữ trong lòng suối nguồn gia tộc,
Tiếc cho thời văn sử ngọc ngà.
Đổ quyên hót tiếng ngậm ngùi,
Vời thương một chốn buồn vui ao dào,
Cánh bay vùng vẫy trời cao,
Ngùi thương quá khứ, đón chào tương lai.
Cầu quê hương dứt sầu ai,
Đất cha biển mẹ thương dài người dân,
Hồi sinh một cõi thanh tân,
Tình người sáng đẹp, quên lần thương đau.
VÙNG QUÊ HƯƠNG
Dải núi cao ven sông uốn lượn,
Nắng trùng dương ve vuốt màn sương,
Sóng rì rào biển xanh cát trắng,
Lúa thì thào lời mến ruộng nương.
Đẹp làm sao quê hương nắng gió,
Đẹp ân tình mưa nắng nhỏ to,
Đẹp nguồn thương phù sa màu mỡ,
Ban dân tình đời sống ấm no.
Giờ xa quá tình người nhà nông,
Dòng sử xanh, đất nước cha ông,
Giờ tìm đâu trong đời ly xứ,
Nét tuyệt trần của xứ tiên rồng.
Trên tranh họa sắc màu rực rỡ,
Trong ai hoài áo não vần thơ,
Tôi dựng lại ảnh hình quá khứ,
Họa vàng son một thuở mịt mờ.
Lời nguyện cầu cho tâm sáng soi,
Gom những gì còn lại tâm thoi,
Tôi xây đài thanh cao mặc niệm,
Xứ quê hương, lịch sử giống nòi.
Như những gì tạo vùng thế nhân,
Tràn nghĩa ân, đầy rẫy phong trần,
Sầu thế nhân, họa hoằn đất mẹ,
Tâm an hòa xin thả phù vân.
Không xí xóa, thì xin quên lãng
Buồn thế nhân, thói đời dối dang,
Sao cho vườn thanh tràn tâm tường,
Đêm tịnh an nối tiếp ngày vàng.
Đời thế nhân chẳng đặng miên trường,
Giờ tóc xanh đã bạc màu sương,
Chiều mây khói, đời chiều trần thế,
Vẫn tiềm tàng nỗi nhớ niềm thương,
Buồn gì gió thoảng thuyền mây tan,
Góp gom sương ngọc, giọt nắng vàng,
Ta viết thi văn ngày đáng sống,
Ta vẽ cuộc đời chốn huy hoàng.
Bạn hỡi, thôi buồn thương ai oán,
Ngày qua mau trên sóng thời gian,
Cuộc đời nầy xã buông nghiệp dĩ,
Chuyện bể dâu xin chớ đa mang.
Đời không là thế gian đất hứa,
Bởi an bài, dòng nắng lưa thưa,
Thôi thì thôi, hạt ngàn ta hứng,
Vẽ ngọc ngà từng giọt gió mưa.
Màn đêm tối ta thêu sao sáng,
Biền hoàng hôn ta họa sóng vàng,
Cảm Ngưu Lang Chức Nữ thu sầu,
Ngày gió mưa gọi quạ giăng cầu.
Sống là chí vẫy vùng thích ứng,
Chẳng lụy lòng, trầm cảm, lặng dừng,
Bơi sóng nước trên dòng thử thách,
Tung trời cao trên cánh chim ưng.
Lời tâm mạch ân tình bao la,
Đúng hay sai, cũng rải lụa ngà,
Nếu chỉ như giọt sương mật rót,
Chút an lành cũng thỏa lòng ta.
2-A PIECE OF HOMELAND (English Version)
Unlike the majority of the Vietnamese refugees who have left Vietnam in 1975 to begin a new episode in their life residing in coastal areas that remind them of our lost country, after lengthy years of drifting through many states of the U.S.A., my family finally planted roots in a small town in the state of Arizona. Here, whenever my heart and soul feel the nostalgic pain for our country left behind, I do not have the peaceful blessing of sitting on a golden beach under willowy trees gazing to the horizon and imagining that I am still bathing in the seas and skies of my homeland. However, I still have a serene spot to dream of the faraway ancestors’ land. In those days of melancholy, I go to my back yard garden. There in the cool shadow of the orange tree that I decided to plant the day our nomadic path stopped in this corner of the world, following the wandering clouds passing by in the blue sky, I remember my youth days in my garden on the other side of the Pacific Ocean. In those days, my garden also had fruit trees but the oranges there were not as sweet as the ones in my present garden. The sweet taste of the orange wedges melting in my mouth makes me think of the miraculous harmony of life’s spirit. Their sweetness probably is due to the species of orange inherent to this part of the world, however my forever imaginative and sensitive mind keeps attributing its aroma to the awesome mingling of my previous homeland spiritual richness with the generous altruistic heart and soul of my new country embracing stateless immigrants that we since have become. Here, I have shed strings of bitter tears on this tiny morsel of land that I have folded in my handkerchief the day I left my country, little piece of my heart that I have taken with me through each and every step that brought me further away from my native land, through each step of hardship in this new land to rebuild a home and a dream for my children, a life of significance in self-reliance and freedom. A piece of soil, dried, tattered, like my heart and soul but also a last piece of my homeland that I have succeeded to carry with me. Placing this piece of land in the heart of the American soil, cradling the seeds of the newly planted orange tree, I felt like I have just lit a revered candle to all the departed Vietnamese compatriots, patriots’ souls, to the ancestors and builders of our nation. But also at the same time, tears of happiness run down my cheeks, knowing that on this tiny piece of homeland our history will survive along with the resurrection of our proud race of the sea dragon and mountain angel. The fruits that grow here will carry a piece of my lost land and with that, I realize that my country is not limited to that Asian corner of sea and sky by the Pacific Ocean but still exists in full reality and vigor here, along with my recollected youth, my remembrance, my vision and dreams for my homeland.
I am very lucky to have been able to keep this little piece of soil from home, probably because of the rather special circumstance of my arrival to the United States. On those days of exodus of the “Black April”, my family was among one of the earliest groups of refugees being taken in by the United States of America. Due to the urgency of the unfolding events, the organization for settling refugees camps and processing waves of tens of thousands of immigrants at that time could not be adequate. When we left the temporary housing tents of Camp Pendleton in California, the sergeant who processed the refugee papers for us, a task hastily set for him, gave us our temporary documents in which he forgot to assign us a legal “alien” number. Because of that, after our exit from the camp, we encountered ceaseless hurdles in our resettlement path, as not only did we not receive financial help for resettlement, we also lacked sponsors and language skills to help us get immediate jobs, so we had the most difficult time finding a way to subsist. On the other hand, because of the understandable lack of thoroughness of the immigration process at the time, my piece of homeland soil was not confiscated as per the normal procedure of immigration to protect the American soil from foreign plant contamination and I was able to preserve the last keepsake of my free homeland history and existence.
Nowadays, looking back, I don’t have any regret whatsoever, as in those urgent minutes of our life and death diaspora, I could not bring much with me, and instead of gold, belongings, and so dear family pictures, I chose to carry jugs of water for my children’s survival of thirst on that unknown voyage, and I also chose to bring with me a piece of our land.
These days, every time I rock myself on the swinging hammock, eating fresh fragrant oranges from my backyard, I let my whole self being pervaded with happiness, at peace with life and the universe, away from all sadness, bitterness, regrets, realizing that my homeland will always live in me. Like the American saying that ”home is where the heart is”, my homeland, I carry it with me and everywhere is home to our heart if we are blessed with divine gifts of family love, gifts of hope and belief in humanity and of God’s love for us. This new land is also my homeland, a country that I am very blessed and proud to call my second homeland for its richness of humanity sensitivity and its wealth of altruism.
With these lines, I promise to keep this new homeland a lasting land of fresh renewal, of purity of the human heart and noble vision of the soul, and always stay thankful for the human greatness and God’s miracles of love and compassion.
I also join my prayers to all my compatriots' for the survival of my native homeland, the preservation of happiness and justice for the people of our patrimony and ancestry.
3-UNE PARCELLE DU PAYS NATAL (Version Francaise)
Non pas comme la vaste majorité des réfugiés Vietnamiens qui avaient quitté le pays natal en 1975 pour commencer une nouvelle épisode de leur vie habitant les régions costales des États Unis qui leur rappellent leur pays perdu, après longues années nomadiques à travers les différentes régions de ce nouveau pays, ma famille finalement plantait souche dans une petite ville d’ Arizona, un coin du désert Sonora réclamé de la nature sauvage et irrigué pour agriculture et survie. Là, quand je ressentais la nostalgie du pays quitté en ce jour tragique de fin d’Avril, je ne possédais point le paisible bonheur de me reposer sur plage dorée à imaginer que j’étais encore parmi ondes et cieux de mon pays natal. Cependant, il y avait encore pour moi une place sereine où je pouvais rassembler les pièces disjointes de ma vie présente pour me transporter au pays d’antan de mes ancêtres . En et depuis ces jours tristes, je recherchais l’oasis du jardin derrière notre maison. Là dans l’ombre douce de l’oranger que j’avais décidé de planter le jour où nos pas s’étaient arrêtés sur ce coin du monde, poursuivant voyages des nuages à travers ciel bleu, je me souvenais de mes jours de jeunesse dans mon jardin de l’autre côté de l’Océan Pacifique. En ces jours d’antan, mon jardin avait aussi nombreux arbres fruitiers, mais leurs oranges étaient plutôt aigre-douces de gout, alors que leurs compagnes d’ici avaient plus de saveur. Les suaves morceaux d’orange fondant dans ma bouche me rappellaient l’essence de vie à harmonie miraculeuse. Leur douceur était certainement charactéristique de l’espèce d’orange inhérente à cette région d’Arizona, mais à mon âme toujours imaginative et sensible, leur arôme était mélange exquis d’entre richesse du sol d’antan et de générosité de coeur de mon nouveau pays qui embrassait les apatrides que nous depuis étions devenus. J’avais versé larmes amères sur cette petite parcelle de terre que j’avais emballée dans mon mouchoir le jour où j’avais quitté mon pays, petite pièce de coeur et d’âme que j’avais gardée avec moi à travers chaque pas nouveau qui m’éloignait de plus en plus de mon pays natal, à travers chaque étape pionnière d’épreuve dans ce nouveau pays, à reconstruire un foyer et rêves d’avenir pour mes enfants , à nous bâtir une vie indépendente, forgée sur responsibilité et liberté. Une parcelle de sol, durcie avec le temps et les intempéries, lacérée comme mon âme et mon coeur, mais elle représentait un dernier morceau de mon pays que j’avais réussi à emporter avec moi! Déposant cette pièce de sol dans le coeur du continent Américain, petit berceau de terre qui nourrira l'arbre fruitier nouvellement planté, c’était comme si je venais juste d’allumer une chandelle de révérence à tous mes compatriotes décédés pour la gloire du pays, un cierge de reconnaissance à mes ancêtres qui avaient bâti notre nation avec leur sueur, sang et sacrifices inouis. En même temps, larmes de joie sillonnaient mes joues, car je réalisais que sur cette parcelle de terre, notre histoire se perpétuera avec résurrection de notre race fière de dragon de mer et d’ange des monts. Les fruits qui proviennent de ce jardin porteront les flaveurs de mon pays perdu, et sur cette notion, je réalisais que mon pays n’est pas limité à ce coin de ciel et de mer d’Asie sur les bords de l’Océan Pacifique, mais qu’il existe en tout réalité et toute vigueur ici. Ainsi persistent mes souvenirs de jeunesse, ma mémoire vivide de rizières dorées, mers bleues, monts azurés, ma vision et mes rêves pour mon pays natal.
Je suis très fortunée d’avoir pu apporter avec moi ce morceau de terre de mon pays, peut être à cause des circonstances spéciales lors de notre arrivée aux États Unis. En ces jours d’exodus du “Noir Avril”, ma famille était l’un des premiers groupes de réfugiés à être hébergé en Amérique. À cause des événements précipités qui se déployaient alors, l’improvisation des camps d’hébergement provisoire et l’organisation de réinstallation de dizaines de milliers d’émigrants de ce temps étaient loin d’être adéquates. Quand nous quittions les tentes d’hébergement temporaire du camp militaire Pendleton en Californie, le sergeant qui s’occupait des papiers d’immigration pour réfugiés sud-est asiatiques, dans une tâche qui lui était attribuée à la hâte, nous donnait diligemment nos documents temporaires. Dans confusion parfaitement compréhensible, il oubliait d’inscrire les numéros requis prouvant notre résidence légale dans ce pays. Les conséquences de cet oubli faisaient que nous rencontrions difficultés innumérables à nous établir dans ce nouveau pays, car nous ne recevions nulle aide financière, nous n’avions aucun lien de parrainage et possédions sommaire compétence de la langue anglaise. C’était un temps dur de subsistance pour moi et mes enfants en bas-âge!
Cependant, à cause des imperfections de ce système de triage, ma parcelle de terre étrangère échappait à la confiscation par l’immigration Américaine selon ses procédures normales pour protéger son propre sol des contaminations de plantes non indigènes. Unique était lors ma chance de préserver un dernier trésor de l’histoire de mon pays autonome !
Ces jours-ci, voyageant les ondes d’un temps dépassé, je n’ai aucun regret quoi que ce soit, car durant ce temps désespéré d’entre survie et mort probable pendant l'exodus je ne pouvais emporter que minimal trésor de vie. Au lieu d’or précieux et de souvenirs familiaux inestimables, j’avais choisi d’emmener bouteilles d’eau pour mes enfants pour combattir leur déshydratation durant ce voyage à imprévisible dangereux présage , et j’avais aussi choisi de préserver cette pièce de sol de mon pays natal.
Ces temps -ci, chaque fois que je me berce sur mon hamac, dégustant les oranges fragrantes de mon jardin, je me baigne dans joie totale, âme et coeur en paix avec la vie et l’ univers, loin le toute tristesse, amertume, regret, réalisant que mon pays natal continue à vivre en moi. Comme le proverbe Americain qui professe que “foyer est où le coeur réside”, mon pays natal, je l’emporte avec moi et partout est foyer de coeur si nous sommes bénis avec présents d’amour familial, trésor d’espoir et de foi en son prochain ainsi que de la mansuétude divine pour ses créatures sur terre. Ce pays nouveau est aussi mon pays, un pays dont je suis si privilégiée de faire part, qu’avec fierté je peux proclamer comme seconde patrie pour ses actes humanitaires, ses trésors d’altruisme.
Sur ces humbles lignes et pensées, je promets de garder ma nouvelle patrie dans sa pureté de renouvellement, sa noblesse de coeur, ses ambitions d’âmes preux, et aussi de toujours être reconnaissante de la bienveillance humaine et des miracles divins d’amour et de compassion. Et finalement, je joins mes prières à celles de mes compatriotes pour la sauvegarde de mon pays d’antan, la préservation de bonheur et justice pour gens de notre même patrimoine et généalogie, pour soleil à encore réchauffer le coeur des gens de mon pays natal.
TERRE NATALE
Montagnes bordant rivières ondulantes,
Vagues clapotant plages de sable baignant dans soleil tropical,
Rizières à perte de vue, campagnes verdoyantes,
Charmants, envoûtants étaient ces coins de mon pays natal.
Abondantes étaient les saisons de fauchages de riz, battages de grains,
Débordantes étaient les flottilles de pêche sur rivières proches, mers lointains,
Heureux, gentils étaient les gens de mon pays de naguère,
Simples de sourires aisés, humbles de mœurs et manières.
Ma jeunesse riante comme champs fleuris dans brise caressante,
Dans paysages de contes, pays de beauté,
Parmi amis chéris, dans famille aimante,
Alas, s’était envolée dans feux de dissension, flammes de cupidité.
Comme toute chose qui existe dans l’univers,
Fortune, chances vont et viennent comme pluie et vent précaires,
Pierre qui roule jamais ne revient, jours qui fuient jamais ne s'arrêtent,
La vie suit son cours, apportant temps de misère comme temps de fête.
Simple et peut être trop simplifiée est ma philosophie, qu’importe,
La vie est pourtant un choix de volonté et d’efforts,
Ou on se noie sous ondes implacables ou on nage eaux agitées,
Il sert au moins d’essayer de franchir obstacles, survivre calamités.
Sur ce, avec humbles tableaux que je peins d’or et de moire,
Écrits sublimés, vers et prose enjolivées,
Je reconstruis un temps heureux sur mémoire aléatoire,
Et plus elle s’estompe, plus j’essaie.
Comme toute chose qui existe sur terre,
Ce monde est mélange de biens, de bons, maléfices, méfaits,
Si on ne peut pardonner, on veut oublier,
Injustices, incongruités, du temps présent et temps de naguère.
Jouissons de ce peu de temps qui nous reste,
Cœur joyeux, âme paisible, esprit leste.
Aux amis qui la nostalgie du pays encore ressentent,
J’envoie ces simples raisonnements, pour apaiser regrets et tourmentes.
Jouissons de ce parcours unique, des bienfaits qui nous sont donnés,
Car aucune autre vie ne nous était promise, donc ne serait gratifiée.
Huỳnh Anh Trần-Schroeder