Nhà báo tự do Mạnh Kim, bình luận: “Bao nhiêu năm rồi vẫn cứ né tới né lui. Còn né đến bao giờ! Làm sao Phạm Văn Đồng có thể tự ý ký cái công hàm kia, nếu không có sự bàn bạc và cùng đồng ý của Bộ Chính trị và của cá nhân Hồ Chí Minh, người đang ở đỉnh cao quyền lực thời điểm đó.
Read more10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng (Đoan Trang / Luật Khoa Tạp Chí)
1. Công hàm là gì?
Từ điển và sách giáo khoa về ngoại giao và quan hệ quốc tế thường định nghĩa công hàm (diplomatic note) là văn kiện ngoại giao chính thức của chính phủ hoặc bộ ngoại giao một nước, gửi cho chính phủ hoặc bộ ngoại giao của nước khác hoặc một tổ chức quốc tế, với nội dung trao đổi, thông báo, yêu sách hay phản đối hoạt động, sự kiện hoặc vấn đề nào đó có liên quan mà cả hai bên (hoặc nhiều bên) cùng quan tâm. Tóm lại, ta có thể hiểu công hàm là một văn kiện ngoại giao chính thức để nêu quan điểm chính thức của một nhà nước với một nhà nước khác, về một vấn đề được quan tâm.