Việt Nam ơi, Việt Nam ơi, Mẹ Việt Nam có thấu cho lòng chúng con.
Bỏ Quê Cha đến nơi xa, bỏ Quê Hương sống tha phương, dù vẫn biết có lúc vùi thây giữa đường.
Việt Nam ơi, Việt Nam ơi, Mẹ Việt Nam dẫn lối cho đàn cháu con.
Cùng noi gương những cha anh, cùng vùng lên viết đấu tranh, để Biển Đông, để Rừng Sâu, để Đường Xa đừng lần nữa giết chết Đồng Bào Việt Nam.
Ước Mơ – Quê Hương Trong nỗi Nhớ (Thơ, nhạc Việt Khanh – Tuệ Vân trình bầy)
30 tháng 4 năm nay nhắc đến cho người Việt tự do rằng nỗi đau quê hương vẫn còn đó. Cuộc đấu tranh cho dân sinh dân quyền và phát triển vẫn là một nhu cầu hiện thực cho đất nước mà những ai có quan tâm không thể làm ngơ.
Read moreVì Đâu?! – Quê Hương Trong Nỗi Nhớ (Thơ, nhạc Việt Khanh – Tuệ Vân trình bầy)
Sau ngày 30 tháng 4 1975, chế độ hà khắc trù dập của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã thúc đẩy những đợt sóng vượt biển đi tìm tự do của người dân miền Nam. Máu, nước mắt và sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân vô tội Việt Nam đã tuôn đổ trên những chuyến hành trình đau khổ trên Biển Đông. Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ quên những thảm trạng trên đất nước gây ra bởi chính sách bạo tàn của chế độ độc tài cộng sản với người dân miền Nam.
Read moreNước Mắt Biển Đông (Sáng tác: Nguyệt Ánh, Trình bầy: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Hữu Nghĩa)
Từng đoàn người Việt Nam quyết đi tìm Tự Do.
Là chứng nhân cho tội ác kẻ thù.
Nụ thuyền buồm mong manh vẫn lao vào giông gió.
Vượt bão tố thắp sáng lên ánh tự do.
30 Tháng 4 - Nhạc chủ đề Thanh Hậu (8) “Kiếp Người Ở Lại” (BS Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
9/TV. Nghe bài nhạc này xong quý thính giả các bạn và bác sĩ N có cảm nhận gì hay không? Riêng TV khi nghe qua câu kết “xin ơn trên cho con được thêm sức chịu đựng” thì thấy hồn nao nao, buồn chi mà buồn.
Read more30 Tháng 4- Nhạc chủ đề Thanh Hậu (7) “Buồn Quá Đi Chứ” (BS Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
Bài hát này nhạc sĩ TH đã ghi lại những nỗi khổ não của cả hai miền Nam Bắc, chứ không riêng gì ở miền Nam. Điều mà TV thấy hãi sợ nhất là sự việc, VC họ đã tàn nhẫn đào mả, phá nghĩa trang, để lấy các báu vật chôn theo người chết, và cũng để chiếm dất nghĩa trang xây nhà hay là bán đi, cho nên có nghĩa trang đã bị di chuyển tới ba lần. Những sự việc này nếu không có người kể lại thì những người trẻ bây giờ đâu ai có hay, ai biết hay để ý đến.
Read more30 tháng 4 – Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (6) “Chỉ Có Cái Loa là Vui.” (BS. Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
- TV: Nhạc sĩ TH biết không TV còn nhớ là sau ngày 30 tháng 4 1975, thì hàng ngày mỗi sáng sớm đều có những cái loa phóng thanh của phường, xã phát vang đầy đường phố, bắt dân ra đường tập thể thao và sau đó thì loa phát ra những bản tin tức của chế độ. Nhạc sĩ TH có làm một bài nhạc “Chỉ Có Cái Loa Là Vui.” Bài hát này có phải cũng đến đến từ nguồn cảm hứng từ tiếng loa phát ra mỗi buổi sớm sau ngày 30 tháng 4 phải không nhạc sĩ?
Read more30 Tháng 4 – Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (5) "Trò Chuyện Với Nhạc Sĩ Thanh Hậu." (Nhạc Sĩ Thanh Hậu – Tuệ Vân)
1/TV: Chương trình nhạc chủ đề sau ngày 30 tháng 4 hôm nay xin được hân hạnh trở lại cùng quý vị thính giả và các bạn đang theo dõi chương trình. Trước hết TV xin hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn toàn cầu, nhạc sĩ Thanh Hậu là người đã sáng tác ra những bản nhạc mà quý vị thính giả và các bạn đã được nghe trong những ngày vừa qua.
Read more30 tháng 4- Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (4) “Vào Vơ Vét Về.” (BS. Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
Trong những bài hát của nhạc sĩ Thanh Hậu, tuy nhiên còn có một bài khác, sáng tác sau ngày 30 tháng 4. Bài hát này không buồn mà chua chát, nhưng vui tai mà lại ngậm ngùi, khiến TV cứ muốn nghe đi nghe lại. Bởi vì mỗi lần nghe là mỗi lần thấy thú vị. Đó là bài “Vào Vơ Vét Về.” Bài hát này diễn tả đúng tâm trạng của miền Nam VN sau khi Cộng sản vào, tên đường thì bị đổi, mọi loại vật dụng trong gia đình đều bị CS họ chở về miền Bắc
Read more30 tháng 4- Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (3) “Mưa Buồn Long Giao” (BS Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
3/TV. Quý vị thính giả và bác sĩ N có biết không, là khi TV hỏi nhiều người cho biết thật ngắn gọn, cảm tưởng của họ sau ngày 30 tháng 4, chế độ CSVN đã đem lại điều gì đặc biệt cho miền Nam, thì câu trả lời mà TV đã nghe nhiều nhất đó là: “CS đã úp chụp lên miền Nam chủ nghĩa Mác Lê và thiết lập trên toàn cõi VN một nền chuyên chính vô sản”. Cùng một câu hỏi khi mà TV hỏi các chiến sĩ quân lực VNCH thì hầu hết nhận được câu trả lời là: cái chế độ CSVN đã đem đến cho miền Nam “các trại tập trung cải tạo”.
Read more30 tháng 4 - Nhạc chủ đề Thanh Hậu (2) “Xã hội chủ nghĩa là đi xếp hàng.” (BS Trần Xuân Ninh - Tuệ Vân)
LGT: Sau 30 tháng tư, khẩu hiệu “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” được nhắc đến hàng giờ hàng ngày và trên các báo các đài truyền thanh truyền hình VC. Chỉ trong một thời gian ngắn là người miền Nam trong đầu đầy những chữ đó. Từ đó cũng đã nẩy ra những câu nói truyền tai nhau: như xã hội chủ nghĩa là xếp hàng cả ngày, là xuống hố cả nút, là xuống hàng chó ngựa vân vân. Bài hát “Xã hội chủ nghĩa là đi xếp hàng” của nhạc sĩ Thanh Hậu đã phát xuất từ cái tâm sự mỉa mai cay đắng đó. Lời và nhạc đệm cùng nói lên cái ý ngông nghênh bất cần của ngưòi dân Việt dưới chế độ chứ không phải là với tinh thần rên rỉ than van. Điều này có phải chăng cũng giải thích cho tinh thần kiên trì tranh đấu của người dân Việt trước bạo lực trong suốt giòng lịch sử dân tộc?
Read more30 tháng 4 - Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (1) Một Ngày Ghi Nhớ (BS Trần Xuân Ninh - Tuệ Vân)
Ngày 30 tháng 4 là một ngày không thể quên được, đối với tất cả mọi người Việt Nam. Sự không thể quên này có những lý do khác nhau, và trái ngược nhau. Đối với CS đó là một ngày chiến thắng. Đối với tuyệt đại đa số những người sống ở miền Nam, thì đó là một ngày thất bại, một ngày quốc hận. Đối với những người ngoài cuộc, đó là ngày hai miền Nam Bắc gom lại thành một, dưới chế độ độc tài CS.
Read moreTôi Đã Về Sau 30 Năm (Nhạc và lời: Việt Khanh, Hòa âm:Huỳnh Vi Sơn, Trình bầy: Tuệ Vân)
Tôi đã về sau 30 năm biệt ly. Đất nước nghèo người chẳng có tương lai. Đàn em thơ hiu hắt đứng bên đường. Chờ mong chi hạnh phúc xa tầm tay.
Read moreBài ca Đại Việt (thơ Bắc Phong, phổ nhạc Huỳnh Vi Sơn, trình bầy hợp ca)
Khi đất nước là một trại giam
dân đọa đày kiếp sống tối tăm
ta phải đánh bạo quyền gian ác
đánh để còn nhân bản Việt Nam
vì hòa bình là ước mơ chung
phải kiên gan chiến đâu không ngừng
để lịch sử dở qua trang mới
trang bắt đầu cho cuộc phục hưng.
Cuốn Theo Chiều Gió (Nhạc sĩ Anh Việt Thu, Ca sĩ Hoàng Oanh)
Còn tìm đâu tìm đâu mái nhà
Còn tìm đâu ngôi trường cũ mến yêu
Còn tìm đâu mây buông tóc xõa
Tìm đâu em thơ nho nhỏ
Tìm đâu tuyết sương mẹ già.
Xin Hãy Làm Ánh Đuốc (Nhạc sĩ: Nguyệt Ánh - Trình bầy: Phi Tiễn-Mỹ Huyền-Đặng Thế Luân-Nhật Lâm)
Anh em ơi khắp nơi dù phai phôi
Mà hàng ngàn đời sau vẫn tươi dòng máu thắm
Truyền cho nhau máu xương rồng anh hùng
Sẽ mang đuốc thiêng về dựng ngày mới giữa non sông
Em Vẫn Mơ Một Ngày Về (Nhạc sĩ Nguyệt Ánh - Sáng tác và trình bầy)
Rồi ngày con lớn con đi xây cuộc đời
Màu cờ tổ quốc con tô thêm rạng ngời
Quê hương thanh bình
Muôn dân yên lành sống cuộc đời tự do muôn năm!!!
Cho Đồng Bào Tôi (Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang – Việt Dzũng, Ca sĩ Nhật Lâm, Đặng Thế Luân)
Cho một cô dâu bị bán giữa xứ người, em bán tuổi xuân lấy tiền giúp mẹ cha, em đem thân ngồi giữa phong ba, bao nhiêu thiên hạ bước đi qua, mua em trong chuồng như mua loài thú. Cho bầy em thơ tuổi mới chớm xanh mầm, em bán tuổi thơ sang làm gái mại dâm, cho em tôi mười mấy xuân xanh, trong ba giao tình hết mua trinh, hai thân cha mẹ không giữ gì hơn.
Read more