Anh với tôi còn sống bên bờ đại dương
Tôi với em còn thắm trong lòng niềm thương
Đất nước tôi còn gió độc lập Trường Sơn
Còn lúa tràn đồng phương Nam
Còn xóa được hờn quê hương
Giới Thiệu Giòng Nhạc Thanh Hậu - Giai Đoạn 30 Tháng 4, 1975 (BS Trần Xuân Ninh & Tuệ Vân biên soạn)
Nước ta ít nhất là trong lịch sử cận đại và hiện đại đã trải qua nhiều cảnh đau thương ngang trái, cho nên ngoài những hạng cầm ca vô cảm, vẫn có nhiều “nghệ sĩ khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, viết và hát những bài ca thấm thía phản ảnh thời đại. Thanh Hậu là một trong những người này. Ông không phải là một nhạc sĩ hay là một ca sĩ chuyên nghiệp, sống trong cảm hứng phiêu bồng cà phê thuốc lá. Ông là một “người viết nhạc”, chơi đàn, hát cho mình và cho bè bạn cùng nghe. Ông sống thực và đơn giản, cũng như những bài nhạc viết ra của ông, từ những dữ kiện thực. Có thể nói ông là một nhạc sĩ “tả chân”. Nghe những bài nhạc của ông không cần tưởng tượng, người ta thấy ngay được những chấm phá lịch sử chính xác của giai đoạn mấy năm đầu tiên sau khi VC chiếm miền Nam thực hiện khẩu hiệu “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” của Hồ chí Minh.
Read moreGiới thiệu giòng nhạc VN giai đoạn 30 tháng 4 (Tuệ Vân)
Những xúc cảm phác lược trên của người dân miền Nam sau 30 tháng 4/1975 có thể biện giải là vì nỗi sầu buồn bại trận. Tình trạng bán đờm nuôi thân của cán bộ có thể bào chữa rằng vì đất nước còn nghèo, mới thoát khỏi chiến tranh. Nhưng 43 năm sau, năm 2018, nghĩa là thời gian dài gấp 4 lần để Nhật và Đức vốn tan hoang vì bom đạn trở thành đại cường kinh tế, thì chế độ vẫn tệ mạt với chính những người dân đã phục vụ và nuôi dưỡng chế độ trong chiến tranh. Ngư dân bị bỏ lơ cho “tầu lạ” trấn áp vì biển đảo đã dâng cho “người lạ” để đổi lấy sức mạnh thống trị. Nông dân và những thành phần quần chúng phục vụ đảng và nhà nước thời chiến thì nhà cửa ruộng vườn bị cưỡng chế để bán đi lấy tiển bỏ túi quan tham. Vợ con thì được ân huệ xuất ngoại bán thân để kiếm tiền trợ giúp gia đình.
Read more