Cùng hướng về ngày 30 tháng 4 đen tối trong lịch sử dân tộc, Tuệ Vân xin kính mời quý vị và các bạn cùng theo rõi chương trình giới thiệu giòng nhạc VN giai đoạn 30 tháng 4. ("Một Chút Quà Cho Quê Hương - Việt Dzũng - Khánh Ly")
Những thảm trạng và ai oán mà lãnh đạo CSVN đã tạo ra cho người dân miền Nam Việt Nam từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì chỉ có những người còn ở lại mới cảm nhận được một cách sâu sắc, sự tàn độc và ghê gớm của chế độ CS. Nhạc sĩ Thanh Hậu là một trong những người ở lại để trở thành một trong những chứng nhân lịch sử đó. Qua những câu chuyện ông đã thấy từ cuộc sống của người dân chung quanh, và nghe được từ tâm sự của những người cán bộ CS mà nay đã mở mắt sau khi cống hiến hết sức lực cho bác và đảng để rồi trở thành phế nhân vì chiến tranh, bịnh tật, và sau khi thấy được miền Nam trù phú khác với những điều họ được tuyên truyền từ lãnh đạo miền Bắc, ông đã viết lại thành những bản nhạc để kể về XHCN và nỗi đau thương của dân tộc ta dưới chế độ này.
Điển hình, sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, lãnh đạo VC đã thi hành một chính sách cai trị vô cùng hà khắc. Mà kinh điển VC gọi là “thiết lập chuyên chính vô sản, không khoan nhượng với kẻ thù”. như trong câu hát của nhạc sĩ Thanh Hậu “nón cối nón cối che tối cả vùng trời. Mũi súng AK buộc tình người ly biệt. Dép lốp dép lốp dẫm nát cả quê hương. Không xót, không thương máu xương anh em một nhà…”’.
Kính mời quý vị và các bạn cùng nghe môt số bài nhạc ghi lại vài mẫu đời ở miền Nam giai đoạn 30 tháng 4/1975. Mở đầu là bài hát “Một Ngày Ghi Nhớ” của nhạc sĩ Thanh Hậu. (“Một Ngày Ghi Nhớ - nhạc sĩ Thanh Hậu.”)
Sự trả thù tàn độc của chế độ VC đã thúc đẩy người dân miền Nam phải âm thầm, lén lút, tìm đủ mọi cách liều mạng ra đi, trong tâm trạng vô cùng bi thiết, như trong bài hát “Đêm chôn dầu vượt biển” của nhạc sĩ Châu Thành An qua tiếng hát Như Quỳnh: (“Chôn dầu vượt biển - Châu Thành An - Như Quỳnh”)
Bởi vì một lần đi là “một lần vĩnh biệt” vì cho tới lúc đó, khi mà CS đã chiếm được nơi nào thì nơi đó bị quây kín sau bức màn tre, màn sắt, sau bức tường với giây kẽm gai và trạm gác súng ống, sẵn sàng giết những kẻ dám vượt qua để chạy trốn. Bài hát của nhạc sĩ Nguyệt Ánh “Một lần đi” qua tiếng hát của Lâm Thúy Vân đã diễn tả lên cái tâm trạng ra đi là vĩnh biệt này. (“Một lần đi - Nguyệt Ánh – Lâm Thúy Vân”)
Người vượt thoát ra đi là như thế, nhưng người ở lại thì ra sao, mời các bạn và quý vị nghe tâm trạng của nhạc sĩ Thanh Hậu với bản “Kiếp người ở lại”. (“Kiếp người ở lại -Thanh Hậu”)
Về “cảnh đói khổ, tù đầy” dưới chế độ VC sau 1975, người nghe thì chỉ biết thế và có người có thể là không cảm được. Nhưng nhạc sĩ Thanh Hậu thì không, bởi vì cảnh tù đầy dưới chế độ VN trong giai đoạn đó, không phải là tù đầy vì tội phạm xã hội. Mà là do cưỡng bức tù đầy để trấn áp cải tạo những người không cùng suy nghĩ với “bác Hồ vĩ đại và dảng CS quang vinh”. Bởi lẽ Thanh Hậu đã được nghe qua một bài thơ kín đáo truyền khẩu cho nhau trong trại tù cải tạo Long Giao của một ngòi bút quen tên ở miền Nam là Hà Thương Nhân, với tựa đề: “Mưa buồn Long Giao” và nhạc sĩ Thanh Hậu đã phổ nhạc. Mời các bạn và qúy vị cùng nghe những lời đơn sơ nhưng thấm thía, của cuộc đổi đời nhanh chóng mà không biết là thật hay mơ, say hay tỉnh. (“Mưa buồn Long Giao – Thanh Hậu”)
Sự tàn độc của chế độ VC đối với kẻ thù là có thể hiểu được. Nhưng sự tản độc của những thành phần tiên tiến đỉnh cao lãnh đạo chế độ, đối với chính những cán bộ của mình, thì là điều Thanh Hậu không hiểu và xúc động. Vì ông gặp cán bộ VC bị lao nằm bệnh viện Hồng Bàng Sàigòn, thiếu ăn thiếu thuốc. Cần tiền gọi là bồi dưỡng, đã lấy dờm lao đầy vi trùng của mình đem bán cho người cần trốn đi nghĩa vụ quân sự, sang Mên làm lính đánh thuê bành trướng chủ nghĩa CS. Kính mời quý vị cùng nghe tâm sự buồn của người CS qua bản nhạc Lao Phổi của nhạc sĩ Thanh Hậu. (“Bán đờm nuôi thân – Thanh Hậu”)
Những xúc cảm phác lược trên của người dân miền Nam sau 30 tháng 4/1975 có thể biện giải là vì nỗi sầu buồn bại trận. Tình trạng bán đờm nuôi thân của cán bộ có thể bào chữa rằng vì đất nước còn nghèo, mới thoát khỏi chiến tranh. Nhưng 43 năm sau, năm 2018, nghĩa là thời gian dài gấp 4 lần để Nhật và Đức tan hoang vì bom đạn trở thành đại cường kinh tế, thì chế độ vẫn tệ mạt với chính những người dân đã phục vụ và nuôi dưỡng chế độ trong chiến tranh. Ngư dân bị bỏ lơ cho “tầu lạ” trấn áp vì biển đảo đã dâng cho “người lạ” để đổi lấy sức mạnh thống trị. Nông dân và những thành phần quần chúng phục vụ đảng và nhà nước thời chiến thì nhà cửa ruộng vườn bị cưỡng chế để bán đi lấy tiển bỏ túi quan tham. Vợ con thì được ân huệ xuất ngoại bán thân để kiếm tiền trợ giúp gia đình. Tình trạng này được nói lên trong bài ca phận khích của những người trẻ nay lớn lên trong ngoài chế độ như Nhật Lâm và Đặng Thế Luân qua nhạc phẩm Cho Đồng Bào Tôi, Kính mời quý vị cùng nghe. (“Cho Đồng Bào Tôi -Nhật Lâm-Đặng Thế Luân”)
Bản nhạc vừa trình bầy đã chấm dứt chương trình giới thiệu giòng nhạc 30 tháng 4. Xin hẹn gặp quý vị và các bạn trong những chương trình nhạc chủ đề kế tiếp. Tuệ Vân xin trân trọng kính chào tạm biệt.