Ca nhạc vốn là để mua vui giải trí. Giới cầm ca nói chung chẳng mấy ai lý gì đến chuyện chung quanh. Cho nên thi sĩ tài danh Đỗ Mục đời Đường, nhân khi thuyền đậu trên sông Tần Hoài ban đêm nghe con hát ca xướng trong tửu gia, mới viết bài thơ Bạc Tần Hoài (Đậu sông Tần Hoài):
Bạc Tần Hoài (Đậu sông Tần Hoài)
Đỗ Mục
“Yên lung hà thủy nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia,
Thương nữ bất trị vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa”.
Bản Dịch của Trần Trọng San
Thuyền Đậu Sông Tần Hoài
Khói trùm nước lạnh, trăng lồng cát;
Thuyền đậu Tần Hoài, cạnh tửu gia.
Cô gái không hay buồn nước mất,
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa
Nước ta ít nhất là trong lịch sử cận đại và hiện đại đã trải qua nhiều cảnh đau thương ngang trái, cho nên ngoài những hạng cầm ca vô cảm, vẫn có nhiều “nghệ sĩ khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, viết và hát những bài ca thấm thía phản ảnh thời đại. Thanh Hậu là một trong những người này. Ông không phải là một nhạc sĩ hay là một ca sĩ chuyên nghiệp, sống trong cảm hứng phiêu bồng cà phê thuốc lá. Ông là một “người viết nhạc”, chơi đàn, hát cho mình và cho bè bạn cùng nghe. Ông sống thực và đơn giản, cũng như những bài nhạc viết ra của ông, từ những dữ kiện thực. Có thể nói ông là một nhạc sĩ “tả chân”. Nghe những bài nhạc của ông không cần tưởng tượng, người ta thấy ngay được những chấm phá lịch sử chính xác của giai đoạn mấy năm đầu tiên sau khi VC chiếm miền Nam thực hiện khẩu hiệu “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” của Hồ chí Minh.
Tuệ Vân kính mời quý vị và các bạn cùng nghe qua toàn bộ các nhạc phẩm kể về thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa và những ngày tháng đen tối của xã hội miền Nam dưới chế độ Việt Cộng do nhạc sĩ Thanh Hậu viết và trình bầy.
1. Mở đầu là bài Một Ngày Ghi Nhớ, với sự xuất hiện của bộ đội Việt Cộng trên các đường phố miền Nam.
Clip nhạc Một Ngày Ghi Nhớ - Thanh Hậu
2. Dưới chế độ CS, người dân không thấy một Thiên đường xã hội chủ nghĩa như lãnh đạo Việt Cộng vẫn tuyên truyền mà chỉ có cán bộ tham lam, hại dân hại nước: Đi từ miền Bắc vào vơ vét, xã hội lầm than vì lớp người ngu… Được đi lao động là Nhờ Ơn Bác và được Đảng cho đi làm Lính Đánh Thuê, Độc Lập ư chủ nghĩa Mác Lê, Tự Do ư trung tâm Cải Tạo, Nhà Giam mọc đầy…. Nhạc phẩm Vào Vơ Vét Về của nhạc sĩ Thanh Hậu đã kể lại nỗi thống khổ này của dân.
Clip nhạc Vào Vơ Vét Về - nhạc sĩ Thanh Hậu
3. Trong XHCN của VC sau ngày 30 tháng 4, 1975, người dân suốt ngày phải xếp hàng để mua gạo, mua muối, mua dầu, mua thuốc. Bên cạnh còn đi phải lao động. Cuộc đời người dân là cuộc đời không tương lai. Con người như chiếc máy cầy… như trong nhạc phẩm Xã Hội Chủ Nghĩa của Thanh Hậu.
Clip Xã Hội Chủ Nghĩa - Thanh Hậu
4. Dước chế độ toàn trị CSVN, tình người không còn, đạo lý trở nên vô nghĩa, trẻ con đói xanh như tầu lá, mẹ thì trở thành phụ nữ đảm đang, thanh niên thì vắng bóng nhà vì phải tham gia nghĩa vụ đánh thuê. Cả một xã hội buồn thảm, nhưng chỉ có cai loa là vui vì ra rả, tuyên truyền cả ngày.
Clip Chỉ Có Cái loa Là Vui – Thanh Hậu
5. Ở ngoài xã hội người dân đau khổ muôn phần. Bên trong các trại tù tập trung, những người quân cán VNCH bị CS đưa đi cải tạo tư tưởng cũng đau thương không kém. Bên cạnh sự lao động khổ sai là nỗi thương nhớ lo âu cho gia đình vợ con không biết bây giờ cuộc sống ra sao. Nhạc phẩm Mưa buồn Long Giao, nhạc sĩ Thanh Hậu phổ nhạc từ bài thơ của người tù cải tạo Hà Thượng Nhân đã nói lên tâm trạng này.
Clip Mưa buồn Long Giao - Thanh Hậu
6. Sự bạo ngược của chế độ VC đã đưa đến những làn sóng người dân vượt biển bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng trong hy vọng nếu không chết trên biển thì sẽ được sống tự do. Những người dân ở lại thì ngậm ngùi khóc cho số phận bị đọa đầy dưới chế độ vô nhân bản. Kính mời quý vị cùng nghe nỗi lòng bi thương này của người dân ở lại qua nhạc phẩm Kiếp Người Ở Lại của nhạc sĩ Thanh Hậu.
Clip Kiếp Người Ở Lại - Thanh Hậu
7. Nhìn những cảnh người dân sống lây lất đọa đầy dưới chế độ VC, nhạc sĩ Thanh Hậu cũng đã phải bật lên tiếng thét: Ông Trời ngó xuống mà xem quê hương Việt Nam đầy rẫy những đau thương những đoạn trường…
Clip Buồn Quá Đi Chứ - Thanh Hậu
8. Chế độ VC không những độc ác với người dân mà ngay cả với cán bộ phục vụ cho chế độ cũng bị đối xử tàn nhẫn. Khi người cán bộ phải nhập viện bài lao, trong tình cảnh nghèo túng bịnh hoạn thì bị chế độ bỏ rơi, người cán bộ đành phải bán đờm ho lao của chính mình để có tiền bồi dưỡng bản thân.
Clip Lao phổi – Thanh Hậu
9. Trong cơn phẩn uất, người cán bộ VC đã kể ra hết, khi sống thì cuộc sống của họ như tù, vì một căn hộ phải chia cho nhiều gia đình các cán bộ khác cùng ở. Khi ăn thì ăn như tu, vì chỉ có rau và khoai. Nhưng khi nói thì phải nói như lãnh tụ, vì chỉ có như thế thì mới lòe bịp được người dân. Và khi làm việc thì lại làm cực như phu.
Clip Ở như Tù, Ăn Như Tu, Nói Như Lãnh Tụ, và Làm Như Phu – Thanh Hậu
10. Cuối cùng thì mọi người dân cùng hiểu rằng Đảng Còn Thở, Dân Còn Khổ. Chỉ có sự chấm dứt của chế độ bạo ngược VC thì tương lai mới trở lại cho dân tộc Việt Nam.
Nhạc phẩm Đảng Còn Thở, Dân Còn Khổ của nhạc sĩ Thanh Hậu đã chấm dứt chương trình giới thiệu giòng nhạc Việt Nam, chủ đề, nhạc Thanh Hậu giai đoạn 30 tháng 4. TV kính chào tạm biệt và xin gặp lại tất cả quý vị trong những chương trình nhạc chủ đề kế tiếp.
Clip Xin Hãy Làm Ánh Đuốc-Phi Tiễn-Mỹ Huyền-Đặng Thế Luân-Nhật Lâm