- Thì tui cũng hỏi thằng Nguyễn Văn Long y như chú, cái nó nói mấy người không liên can có chết là hy sinh cho cách mạng, nợ máu thì đổ lên đầu thằng quận trưởng, còn phần tui thì phải thi hành bản án tử mà toà cách mạng đã ký. Tui đi mà trong bụng rối beng. Mấy người mua gánh bán bưng cả đời có nợ máu gì mà làm người ta chết cho đặng? Hồi xưa má tui cũng đi bán gánh như vậy nuôi tui lớn. Lỡ tui làm chết mấy người đó thì ai nuôi con họ? Trong bụng tui tan nát hết, bây giờ không thối thác cho đặng, nếu tui mà không làm thì cỡ nào tui cũng bị thằng Long nó thủ tiêu, mà làm thì tui thấy mình không ra con người nữa.
Read moreThơ: Lửa Lòng Xin Giữ Cho Ngày Mới (Lê Hoàng Hải)
Bốn mươi lăm năm dài tha hương
Cho mái đầu xanh đã nhuốm sương
Lửa lòng xin giữ cho ngày mới
Thắp lại niềm tin vững bước đường!
TẦU, TÂY, CỘNG (Bác Sĩ TRẦN XUÂN DŨNG)
Tàn ác, thằng Tây chả thấm đâu
Gian-tham, Việt Cộng vượt hơn Tầu
Xưa, yêu đất nước, Tây băm cổ
Nay, thích tự do, Cộng bắn đầu
Dưới ách Tầu, dân ăn kém ngựa
Trong tay Cộng, trẻ đói hơn trâu
Do nơi đảng Cộng dân quằn quại
Tầng ngục quê hương mấy lớp sâu
Những Con Người Việt Nam Kiên Cường (Tuệ Vân)
Nhưng như những nụ hoa bất tử nằm yên trong lòng đất bỗng một ngày thức giấc, vươn cao, thách đố trước quyền lực bạo quyền, tinh thần đấu tranh của dân tộc qua những hình ảnh tiền nhân Phạm Tất Đắc, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, vân vân, một lần nữa lại nở hoa trong tâm hồn của người dân Việt.
Read moreNỀN TẢNG HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO (CHU TẤN)
Tuy đa phần các tôn giáo đều có vị Giáo Chủ riêng, tín lý riêng, cách thờ phụng riêng, cách hành đạo và truyền đạo riêng, phong tục tập quán cũng thường khác nhau… Nhưng xuyên qua những khác biệt về giáo lý hay nghi thức, vẫn có những điểm chung.
Read moreNhớ Người Trăng Chiến Khu (Khánh Tâm)
Từ vận nước một ngày mang nghiệt ngã
Tháng Tư đen sa đọa xuống đầu dân
Thuyết Lênin, chủ nghĩa của cùng bần
Đày dân tộc vào một trời u uẩn
HAI NẺO ĐỜI (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Cõi trần ta chọn nẻo mà đi,
Không thở than, cũng chẳng trách gì,
Đã dở dang, đường chung không thuận,
Hai nẻo đi, nuối tiềc mà chi.
VAI TRÒ SỨ MỆNH CỦA KẺ SĨ, TRÍ THỨC VÀ SĨ PHU THỜI ĐẠI (Chu Tấn)
Trước tình hình đất nước hiện nay, Công Đồng Việt Nam hải ngoại nói riêng và xã hội VN nói chung lâm vào tình trạng chia rẽ phân hóa, khủng hoảng lãnh đạo... cũng như bế tắc về nhiều mặt?! Nhiều người đã đăt câu hỏi: Giới trí thức VN có đóng đúng vai trò và có thực hiện được trách nhiệm của mình không? Giới trí thức có còn giữ được “tinh thần Kẻ Sĩ” ngày xưa hay không? Ưu và khuyết điểm của giới trí thức VN, cũng như vai trò, sứ mạng của kẻ sĩ, trí thức và sĩ phu thời đại như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và trả lời các vấn nạn trên.
Read moreMỘT SỐ ĐÓNG GÓP VÀO Y KHOA CỦA TRƯỜNG Y KHOA HÀ NỘI (1940-1952) và CỦA TRƯỜNG Y KHOA SÀIGÒN (1954-1975) GS Trần Ngọc Ninh, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Lương Tuyền
Cuộc vượt biên đã qua, đến nay là 43 năm. Tôi còn 4 năm nữa sẽ 100 tuổi. Chúng tôi ra đi trong vắng lặng và gấp rút nên không từ biệt được một ai ngoại trừ Mẹ già của tôi. Tôi vẫn tiếc rằng không có một buổi họp cuối cùng cho tất cả các sinh viên còn lại và các sinh viên đã thoát li. Tôi nghĩ rằng tôi có bổn phận phải ghi lại những đóng góp y khoa của Trường mà ở đó tôi đã được học và đã dậy học. Đối với Lịch Sử Y Khoa, điều này là điều mà chúng ta và toàn thể nhân dân cả nước ta phải lấy làm kiêu hãnh như Trường Paris đã đưa ra quan niệm vô trùng (asepsie) của Louis Pasteur trong khi mổ bệnh nhân hay Trường và Bệnh Viện Johns Hopskins, ở đó Halstead đã dậy sự dùng bao tay để hoàn thành sự mổ vô trùng và dùng cái kẹp có tên ông để kẹp các mạch máu bị cắt. Sự lớn lao của một phát minh (découverte) hay sự tân tạo (invention) là kết quả của những sáng tác (créations). Các đóng góp của Trường Y Khoa Hà Nội và Sàigòn không có được cái tầm vóc như cái bao tay của Halstead hay một gợi ý của Pasteur nhưng chúng cũng là những niềm vui và hãnh diện của tất cả người Việt chúng ta.
Read moreMàu Thời Gian (Việt Dương)
Trời đã về chiều. Rặng núi Ba Vì đã thành những giải mây tím, và quanh nàng những cánh rừng lau tím ngát đang rợn lên lớp lớp sóng theo từng cơn gió. Nghĩ đến những đoạn đường ra Ấm Thượng, Ngân đứng dậy nói trong nước mắt: - Anh ở lại yên nghỉ. Chẳng biết bao giờ em mới có thể trở lại đây thăm anh./.
Read moreTruyện ngắn: BA NGƯỜI BẠN (Lê Hoàng Hải)
- Có tin gì từ quê hương không?
- Có, người ở Pháp biết nhiều lắm! Tất cả mọi người đi tù khổ sai, người không đi tù thì bị đi đày tới vùng rừng thiêng nước độc gọi là đi “kinh tế mới”, những người khác thì bị tịch biên gia sản rồi bỏ vào một cái chuồng gọi là “hợp tác xã”, ai không chịu nổi và còn sót chút của cải thì chấp nhận vượt biển kiếm bến bờ tự do dù phải đổi bằng mạng sống … Còn bọn con cái nhà quân cán chính như tao và mày thì không được đi thi đại học!
Trăn Trở (Việt Khanh/Tuệ Vân)
Nước mắt nhạt nhòa
Dân tôi khổ cực
Rau khoai chẳng đủ
Bụng đói chân run
Ôi những con người thật thà chất phác
Những con người đau khổ quanh năm
SƯƠNG TRĂNG (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Ta thấy em về khung trời mộng,
Một cõi tình thơ đẹp mộng hồng,
Gương hồ, đáy mắt long lanh sáng,
Dịu dàng lời nói bảo chờ trông.
Những Con Quạ Biết Nói Tiếng Người (Vũ Như Minh)
Dân trong xóm đã không còn lạ gì với cảnh này nữa, trong một năm thì nhà lão phải có ít nhất vài ba bữa tiệc gọi là hoành tráng như hôm nay, lúc thì mừng thượng thọ của mẹ lão, khi thì mừng cháu nội lão thôi nôi, cháu ngoại đầy tháng, nhưng quan trọng nhất vẫn là sinh nhật lão hoặc vợ lão. Hôm nay thì nhà lão tổ chức sinh nhật cho vợ lão, bà vợ thứ hai, người Nam, bà vợ thứ nhất người Bắc quê mùa, cục mịch, quê tận Hải Dương có với lão hai mặt con thì đã ly dị chỉ vài năm, sau khi lão được điều động trở vào Nam nắm giữ chức chủ tịch ủy ban Hợp Tác Xã, ngay tại cái làng của lão , nơi mà lão đã nhảy núi theo Việt Cộng trước đây.
Read moreCô Hai Phi Tuyết (Lê Hoàng Hải)
Bà Tám nhìn ông chồng già mà sững sờ giây lát, rồi chợt mắt bà đỏ lên, nước mắt rưng rưng đầy khoé, bà lấy ông bao nhiêu năm, chưa hề bị ông nặng lời nửa câu, nên trong nhà bà có quyền lớn nhứt, cái gì cũng đứng ra sắp sạn. Bữa nay là lần đầu bà bị la, giật mình rồi chuyển sang tức tối, bà thấy buồn lại thấy quê quá mạng, mới nạt lại: - Ông nói vậy mà nghe được hả?! - rồi đứng dậy bỏ đi, vừa đi vừa chùi nước mắt đang rơi lã tã.
Read more“Hối…”! (Huy Nguyen)
2 năm trước, lúc còn theo học trường tiếng Nhật, cậu đi chơi ở Osaka và tình cờ lượm được cái ví, trong đó chỉ có ít tiền bạc và thẻ tín dụng. Nổi lòng tham, cậu ghé vào tiệm quần áo Uni, dùng thẻ mua luôn 5 Man (450$) đồ. Nhưng buổi tối về, lòng cậu ray rứt, hối hận và ngày hôm sau, cậu đem ví cùng thẻ tín dụng ra cảnh sát khai báo, kể cả chuyện cậu dùng thẻ của người đánh rơi và xin sẵn sàng bồi thường lại cho họ.
Read moreTình Nhớ (Mai-Huyền-Nga)
Đêm về lạnh lắm mấy ngườì ơi,
Vân vũ ngoài kia ngập đất trờì.
Một thoáng đam mê lià dĩ vãng,
Canh dài nhung nhớ tách mù khơi.
TQLC Giai Đoạn Mới Thành Lập và Chiến Dịch Sóng Tình Thương 1963 (CT. Trần Văn Nhựt / ĐT. Tôn Thất Soạn)
Những bài viết trong cuốn chiến sử Thủy Quân Lục Chiến mà ban biên tập BTVC xin giới thiệu cùng với quý vị và các bạn ở đây là từ những người quân nhân thuộc nhiều cấp, viết lại những mẩu đời sống rất nhỏ của chính họ đã trải qua và sống sót, cho con cháu lớn lên ở hải ngoại. Tương tự như chuyện trong gia đình khi có con cháu đông đủ : “Cái sẹo gồ lên ở má làm ông méo miệng …là vì ngày xưa ông đã bị thương…” Hay là “Ba con không bao giờ đi ra ngoài, từ ngày sang Mỹ và không có bè bạn, và mặt lúc nào cũng lầm lì trong cái phòng nhỏ trên gác… tuy rằng ba con là người bặt thiệp nhiều bè bạn ở VN lắm là bởi vì..”.
Read moreNHỚ LẠI THẢM HỌA (Vũ Đăng Khuê)
Ngày 11 tháng 3 lại đến, có lẽ không một người Nhật nào có thể phai mờ ký ức về một thảm họa long trời lở đất đã ập đến đất nước Phù Tang cách đây 8 năm. Biến cố đó không chỉ để lại thiệt hại tài sản vật chất khủng khiếp, đáng sợ hơn, đó chính là những hội chứng ám ảnh về một cõi đời đầy bất trắc và phi lý, có lúc tưởng như đã nhấn chìm cả dân tộc này vào vũng lầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng sự bật dậy đầy quả cảm như đã từng tạo nên những câu chuyện tái thiết thần kỳ sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản đang đứng lên phục hồi, tái tạo. Nếu đến lại vùng Đông Bắc, chúng ta có thể cảm nhận rõ nét những nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao độ của người dân nơi đây, đang ngày đêm dựng lại cơ đồ từ đổ nát.
Read moreTâm Tình Chiến Hữu (Thơ Phạm Lê Nghĩa - Nguyễn Việt Khanh)
Những giây phút cuối ..... đâu màng tử sinh
Dìu anh ngồi dậy đi ..... "Mình"
Để anh viết nốt tâm tình hôm nay
Đấu tranh.... giông bão còn đầy
Dân ta vẫn sống những ngày hờn căm