Người viết gặp anh Trần Huy Bích cuối năm 1956, niên khóa 56 - 57, khi anh cùng với Ban Văn Nghệ trường Chu Văn An đi các lớp để nói về tờ Đặc San Xuân của trường, và khuyến khích mọi người viết cho đặc san. Khi tờ báo in xong, tôi gặp lại anh lần thứ nhì. Anh đến lớp tôi để tuyên dương anh Nguyễn Gia Phái về bài thơ "Chu Văn An Mến Yêu" được đăng trên tờ Đặc San Nhựa Sống. Bài thơ của một học sinh đệ lục nói về kỷ niệm và mộng ước dưới mái trường.
Read moreNhà Thơ Phạm Thiên Thư - Bốn Hình Ảnh Một Cuộc Đời (Việt Dương)
Tôi đến nhà Phạm Thiên Thư tham dự những cuộc họp gồm có khoảng 6, 7 người trẻ ngang tuổi nhau. Tôi không nhớ tên ai. Nhà Thư lúc đó ở trong một con hẻm trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện chợ Hòa Hưng, gần cống Bà Xếp. Con hẻm này thấp hơn mặt đường, nên vào hẻm phải đi xuống dốc. Sau một thời gian họp hành mấy tháng, chỉ thảo luận (tôi không nhớ là thảo luận gì), nhưng không làm gì. Chuyện tất nhiên, vì các bạn đến họp cũng đang học đệ ngũ, đệ tứ, hiểu biết bao nhiêu để viết. Có khá lắm là cuối năm làm bích báo ở trường, như tôi thường làm ở trường Chu Văn An. Thời gian này tôi đi bán báo buổi tối, rồi đi kèm trẻ ở tư gia, không có thời gian nhiều, nên tôi ngừng họp và cũng ít gặp Thư
Read moreTừ bức ảnh của thầy Lê Mạnh Thát trong lễ tang thầy Tuệ Sỹ (Việt Dương)
Trong bài lễ Nhập Kim Quan Báo Thân Hòa Tượng Thích Tuệ Sỹ - Việt Báo 26/11/23, có bức ảnh thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát đi đầu, tay nâng thiền sàng ngay dưới đầu của thầy Tuệ Sỹ. Bức ảnh này đưa chúng tôi trở lại những ngày tháng giữa năm 1981 ở Viện Phật Học Vạn Hạnh đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận. Ở đây tôi đã có duyên gặp thầy Tuệ Sỹ. Nay xin ghi lại ít lời để tưởng niệm thầy.
Read moreĐọc Văn Học Quân Đội của Bác sĩ Trần Xuân Dũng (Việt Dương)
Bộ Văn Học Quân Đội là một công trình biên tập có giá trị cho chúng ta một cái nhìn toàn diện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cộng Hòa của Cộng Sản Bắc Việt từ trận tổng công kích Mậu Thân (1968) đến những trận chiến kết thúc chiến tranh 30/4/1975. Từ đó, chúng tôi viết bài này giới thiệu cái nhìn của bộ sách qua mấy phần sau:
I. Về nội dung
Văn Học Quân Đội gồm 43 tác giả thuộc một số quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Read moreĐọc Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng (Việt Dương)
Tác phẩm “Đứng Vững Ngàn Năm” của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng là một công trình tập đại thành đầu tiên để trả lời câu hỏi: Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc? Với nội dung đó, sự xuất hiện của “Đứng Vững Ngàn Năm” có giá trị như một tiếng nói trấn an người Việt, về việc liệu Việt Nam có sẽ mất về tay Trung Quốc.
Read moreTrên Đường Tự Học Chữ Nho Của Hai Nho Sinh Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy (Việt Dương)
Người viết có hai người bạn thân, chơi với nhau từ thời còn học ở mấy lớp trung học đệ nhất cấp là Đào Mộng Nam và Phạm Xuân Hy. Ba chúng tôi đều mê đọc sách. Riêng hai bạn Xuân Hy và Mộng Nam có ước vọng là học chữ Hán để nghiên cứu văn chương, văn hóa Tầu. Tôi không quan tâm về việc học chữ Hán, nên thấy ước vọng của Hy và Nam chỉ là ý thích của tuổi mới lớn, khó giữ được giữa đời sống có quá nhiều việc phải làm để có thể tiếp tục việc học ở trường. Nhưng chỉ 7 năm sau, chứng kiến sự thành tựu với 3 tập sách Chữ Nho Tự Học của Đào Mộng Nam (57-64) và sự thành tựu của Phạm Xuân Hy với những sách dịch truyện Liêu Trai, những bài nghiên cứu văn chương, lịch sử Trung Hoa vào thập niên 1990, tôi thấy mình đã nhận định nông nổi về ước vọng của hai người bạn. Từ hai sự thành tựu lớn này, tôi nghĩ việc tự học chữ Nho của Mộng Nam và Xuân Hy đã trở thành những tấm gương đẹp. Vì thế tôi muốn ghi lại ít điều về hai tấm gương ấy.
Read moreLuống cải hoa vàng (Việt Dương)
- Em cũng thường đi lại trên sông Ô Lâu ra Mỹ Chánh, nhiều lần nghe những câu hò đuổi theo của mấy ông lính cùng với những tiếng cười khúc khích của các cô trên đò. Dòng sông đầy tiếng cười như rứa mà cũng đầy máu lửa. Chừ em còn nhớ từng khúc quành máu lửa, dọc theo Phước Tích, xuôi về phá Tam Giang. Từ Phước Tích qua Bầu Sen cũng gần, răng anh không nhờ ông ấy quay thêm khu Bầu Sen.
Read moreHọa Sĩ Vị Ý Với Ước Nguyện Không Thành (Việt Dương - Boston 30/4/2021)
Tôi viết bài này để nhớ người bạn vong niên một đời. Gặp nhau không bao nhiêu, nhưng mỗi lần gặp lại được Vị Ý cho biết sắp tới sẽ làm gì. Trong tâm Vị Ý có cái đạo Duy Dân nên lúc nào cũng ung dung tự tại như đạo sĩ. Gặp lại ở Galang, tôi kể Vị Ý nghe là năm 1985, sau khi ra tù cải tạo, tôi lên Đà Lạt, đã tới cà phê Tùng và ngậm ngùi nhìn bức tranh Nhạc Dội vẫn treo trên tường của một Tùng tiêu điều. Vị Ý xúc động và đã vẽ lại bức tranh đó cho truyện ngắn Biết Đến Bao Giờ, tôi viết lúc mới đến Galang và đăng trong nguyệt san Tự Do. Nhìn bức tranh vẽ lại đó so với bức tranh ở cà phê Tùng được chụp lại trong bài “Cà phê Tùng Đà Lạt xưa – nơi gặp gỡ một thời của giới tinh hoa miền Nam của Nguyễn Vĩnh Nguyên”, tôi ngạc nhiên về trí nhớ của Vị Ý, vì bức tranh vẽ phác cho truyện Biết Đến Bao Giờ sau 27 năm vẫn gồm những nét chính của bức họa treo trên cà phê Tùng.
Trong khi viết những dòng này, tôi hình dung Vị Ý những lúc sôi nổi, thiết tha nói về bức tranh Đi Tìm Tự Do trong quán Tống Biệt hay trên con đường độc đạo của đảo Galang. Bức tranh đó đã đi theo Vị Ý nên dân Việt đã thiếu mất một tác phẩm lớn, một tác phẩm ghi lại một thời kỳ đen tối nhất của dân tộc Việt Nam./.
Read moreNgược Phá Tam Giang (Việt Dương)
Tiễn anh một chén rượu tàn,
Một bàn tay nắm, một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
Phút giây tái ngộ ngày sau biết còn.
Bước Qua Phòng Tuyến (Việt Dương)
Đại đội của Minh về căn cứ Đại Lộc đã được một tuần và là đơn vị đầu tiên về tiếp nhận căn cứ mới được xây dựng sau tết Mậu Thân ít tháng. Căn cứ ở trên một khu đồi cát cao nối với giải đồi cát chạy dài về phía nam và lên phía bắc. Bên dưới giải đồi cát là làng với vườn cây và những hàng dương dọc theo giải đồi cát. Phía sau căn cứ là cồn cát nhấp nhô, chạy dài ra đến bờ biển.
Read moreTừ Cách Mạng Vô Sản Trở Về Tư Sản (Việt Dương)
Cho tới nay cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi qua hai giai đoạn: Giai đoạn phá hủy xã hội tư sản để làm cách mạng vô sản và giai đoạn từ bỏ cách mạng vô sản trở lại xã hội tư sản. Trong giai đoạn đầu, dân Việt đã bị làm tình làm tội để được giải phóng thành người vô sản. Còn giai đoạn thứ nhì cho chúng ta thấy đảng Cộng Sản đã sử dụng cơ chế chính trị vô sản (độc tài toàn trị) để tư sản hóa đảng viên. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại những sự việc đảng viên Cộng Sản đã và đang tung hoành để biến giai cấp đảng thành giai cấp tư sản đỏ.
Read moreMàu Thời Gian (Việt Dương)
Trời đã về chiều. Rặng núi Ba Vì đã thành những giải mây tím, và quanh nàng những cánh rừng lau tím ngát đang rợn lên lớp lớp sóng theo từng cơn gió. Nghĩ đến những đoạn đường ra Ấm Thượng, Ngân đứng dậy nói trong nước mắt: - Anh ở lại yên nghỉ. Chẳng biết bao giờ em mới có thể trở lại đây thăm anh./.
Read moreĐòn Thù Của Đảng (Việt Dương)
“Nếu tôi không cháy lên
Nếu anh không cháy lên,
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng”
Nẻo về (Việt Dương)
Toàn nhìn chủ nhân:
- Thưa bà, tranh gợi cho tôi một điều là đất nước này đang bị lửa tàn phá, thiêu đốt. Nhưng trong thiêu đốt những trái tim sẽ kết tinh thành những bông hoa máu như dũng sĩ chống kiếm đứng trong ngọn lửa. Còn có niềm tin là còn những bông hoa máu, còn phục sinh…
Thảm Kịch Của Phật Giáo Việt Nam Dưới Chế Độ Độc Tài Toàn Trị (Việt Dương)
Tìình thế Phật Giáo Việt Nam ngày nay cũng gần như vậy. Những cái xấu đã biểu hiện lên bề mặt xã hội, còn những vị chân tu đã tìm thanh tịnh tại tư gia hay trong những cái cốc xa lánh bụi trần mà chúng tôi biết được một số quí vị ấy qua những ông cư sĩ ở hải ngoại hàng năm về làm việc xã hội ở một số chùa nhỏ ở miền quê. Có cái may là Việt Nam ngày nay, với kinh tế thị trường, làm ăn tự do, nên các vị tìm đạo có thể ẩn dật để nghiên cứu và sống với đạo. Hy vọng các vị có một số đệ tử để một ngày nào đó sẽ trở thành những cái nhân lớn cho việc phục hưng Phật Giáo Dân Tộc. Đảng Cộng Sản sẽ tàn lụi như một cái áo rách, còn Phật Giáo thì muôn đời./.
Read more