Tôi đến nhà Phạm Thiên Thư tham dự những cuộc họp gồm có khoảng 6, 7 người trẻ ngang tuổi nhau. Tôi không nhớ tên ai. Nhà Thư lúc đó ở trong một con hẻm trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện chợ Hòa Hưng, gần cống Bà Xếp. Con hẻm này thấp hơn mặt đường, nên vào hẻm phải đi xuống dốc. Sau một thời gian họp hành mấy tháng, chỉ thảo luận (tôi không nhớ là thảo luận gì), nhưng không làm gì. Chuyện tất nhiên, vì các bạn đến họp cũng đang học đệ ngũ, đệ tứ, hiểu biết bao nhiêu để viết. Có khá lắm là cuối năm làm bích báo ở trường, như tôi thường làm ở trường Chu Văn An. Thời gian này tôi đi bán báo buổi tối, rồi đi kèm trẻ ở tư gia, không có thời gian nhiều, nên tôi ngừng họp và cũng ít gặp Thư
Read moreNghĩ về bốn chữ “Tứ vô lượng tâm” (bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Đối với một người Việt đi lương, học thức trung bình biết chút tiếng Hán Việt, nghe qua bốn chữ tứ vô lượng tâm thì có thể hiểu ngay là 4 cái tâm bao la, rộng rãi. Nhưng thế nào là tâm bao la rộng rãi thì tắc, không giải thích được. Tra cứu thêm một chút sách vở thì thấy bốn chữ tứ vô lượng tâm có khi được thu lại còn ba chữ là Tứ vô lượng, để chỉ 4 điều là từ, bi, hỉ, xả (tiếng Phạn là Metta, Aruna, Mudita, Upekkha). Nghĩa ngắn gọn của 4 chữ này là:
Từ= hiền; Bi= thương xót, Hỉ= vui vẻ; Xả= bỏ đi.
Read moreNghĩ về trường Y Khoa Đại Học Sàigon: Còn gì để nhớ? (BS Trần Xuân Ninh)
Cái độc đáo của trường Y khoa đại học Sàigon như thoáng lược ở trên không chỉ ở từng người, sinh viên cũng như ban giảng huấn, mà ở trong cái tâm thức gia đình, Gia Đình Y Khoa - không vì cảm tính bo bo mầu cờ sắc áo hay địa phương. Không chỉ cứu nhân độ thế qua xử dụng thuốc và thuật, nhưng với Tình Thương rộng lớn san xẻ chúng ta đã thấy qua lập trường thành lập hội Quốc Tế Y sĩ Việt Nam Tự do. Bởi vì trước khi là bác sĩ mỗi chúng ta đã và còn là người Việt Nam, trong nhãn quan toàn diện y khoa (holistic) của một con người thực-là-bác-sĩ. Trên cái nền chung này, tuy không gần mà vẫn thân, tuy xa mà vẫn không sơ.
Read more