Tôi đến nhà Phạm Thiên Thư tham dự những cuộc họp gồm có khoảng 6, 7 người trẻ ngang tuổi nhau. Tôi không nhớ tên ai. Nhà Thư lúc đó ở trong một con hẻm trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện chợ Hòa Hưng, gần cống Bà Xếp. Con hẻm này thấp hơn mặt đường, nên vào hẻm phải đi xuống dốc. Sau một thời gian họp hành mấy tháng, chỉ thảo luận (tôi không nhớ là thảo luận gì), nhưng không làm gì. Chuyện tất nhiên, vì các bạn đến họp cũng đang học đệ ngũ, đệ tứ, hiểu biết bao nhiêu để viết. Có khá lắm là cuối năm làm bích báo ở trường, như tôi thường làm ở trường Chu Văn An. Thời gian này tôi đi bán báo buổi tối, rồi đi kèm trẻ ở tư gia, không có thời gian nhiều, nên tôi ngừng họp và cũng ít gặp Thư
Read moreVăn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về mối quan hệ giữa cha mình và nhạc sĩ Phạm Duy.
Theo nhạc sĩ Văn Thao con trai của nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy từng bảo rằng: “Tao luôn ganh đua với bố mày. Bố mày có Thiên Thai, tao cũng có Tiếng sáo Thiên Thai. Bố mày có Trương Chi, tao cũng có Khối tình Trương Chi. Bố mày có Trường ca Sông Lô, tao cũng có Tiếng hát Sông Lô. Bố mày giỏi quá. Tao không thể bằng được”.
Read moreTA MÃI CÙNG EM TRÊN ĐỒI CÂY KHẾ (Khánh Vân Phạm)
Vài tháng nay rất nhiều bạn bè thân hữu, và nhiều học trò cũ, những người đã từng ngồi chung giảng đường với Nhà Tôi điện thoại hay điện thư hỏi thăm chúng tôi nhưng chúng tôi không đủ sức khỏe cũng như thì giờ để đáp lễ từng người xin QuýVi thông cảm và vui lòng tha lỗi.
Trong bạn bè thân hữu có rất nhiều bạn và những người chúng tôi được quen được biết là những người có chồng, có người yêu đã từng hy sinh chiến đấu bảo vệ an ninh cho những người ở hậu phương. Nghĩ tới họ, hết lòng mang ơn họ lại liên tưởng tới Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa. Trước khi trở thành Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa, đầu thập niên 60 trên ngọn đồi có một cây khế khá to.
Read moreQUÁN BÊN ĐƯỜNG! (Vũ Đăng Khuê)
Cách đây gần 3 năm, trong một clip về một buổi tiệc ngoài trời, chỉ một cây đàn và môt giọng hát đầy tự tin, tôi tình cờ nghe lại được một bản nhạc đã từng nghe Thái Thanh hát trước 1975, có tên Quán Bên Đường. Tôi đã cảm và giới thiệu ngay lên chung cư Phây nhưng máy bị trục trặc xóa mất.
Read moreNhạc Vàng Với Tôi: Khi Tim Tôi Đã Bị Chiếm Chỗ (Phan Hoàng My)
Tôi vẫn còn nhớ như in luyến láy mê hoặc của giọng hát Thái Thanh trong Khối Tình Trương Chi, Vần Thơ Sầu Rụng của Phạm Duy, Buồn Tàn Thu của Văn Cao, hay réo rắt trong trẻo song ca với Mai Hương trong Tiếng Sáo Thiên Thai. Tôi mê giọng nam vang sang trọng và đầy nội lực của Anh Ngọc với Mắt Biếc của Cung Tiến, Tình Hoài Hương của Phạm Duy, Xóm Đêm của Phạm Đình Chương hay Hình Ảnh Một Buổi Chiều của Lâm Tuyền. Tôi cũng thương giọng ca ấm êm nhẹ nhàng của Ngọc Long trong Con Thuyền Xa Bến của Lưu Bách Thụ…
Read moreBến Xuân (Nhạc sĩ Văn Cao & Phạm Duy; Ca sĩ Khánh Ly)
Dìu nhau theo dốc suối
nơi ven đồi
còn thấy chim ghen lời âu yếm
đến đây chân bước cùng ngập ngừng
mắt em như dáng thuyền soi nước
Hoa Xuân (Nhạc và lời Phạm Duy). Ca sĩ Hà Thanh diễn tả
Nói đến nhạc Phạm Duy là nói đến danh ca Thái Thanh. Nhưng xin kính mời quý vị và các bạn nghe một tên tuổi khác, đã ra đi vào một ngày đầu năm dương lịch: Hà Thanh
Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh năm 1937 ở Huế, mất ngày 1 tháng 1/2014 tại Boston (76 tuổi), Massachussett, Hoa kỳ, vì ung thư máu. Trúng tuyển thứ nhất kỳ thi ca sĩ của đài phát thanh Huế năm 14 tuổi. với bài “Giòng sông Xanh” của nhạc sĩ Johann Strauss II. Tiếng hát Hà Thanh đặc biệt thanh tao nổi tiếng. Nhưng tên Hà Thanh ít được nhắc đến vì Hà Thanh không đi hát ở các vũ trường hay phòng trà. Hà Thanh chỉ hát thu âm băng nhạc hay trên các đài phát thanh Huế, Sàigòn, Tự Do và các chương trình Đại Nhạc Hội. Về cuối đời Hà Thanh có hát một số các bài ca Phật giáo.
Nhân ngày đầu năm 1 tháng 1/2022, là ngày giỗ Hà Thanh, kính mời quý vị và các bạn nghe Hà Thanh hát bản nhạc Hoa Xuân của Phạm Duy trong lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình nhạc Thúy Nga, ở tuổi 70.
Ban biên tập BTVC (01/01/2022)
Read moreTiếng Nước Tôi (Trần Mộng Tú)
Ngày xửa ngày xưa ở ngay trên đất nước này, có rất nhiều người từ các nước trên thế giới tìm tới định cư. Họ mang văn hóa ngôn ngữ của nước họ tới và chia sẻ với nhau trong một vùng nào đó. Tuy nhiên để thích nghi với đời sống của con cái và chính mình, họ phải học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của phần đất bao dung họ. Cha mẹ của bà Emily cũng ở trong những thành phần này.
Read moreDòng Sông Xanh (Danuble Bleu) Johann Strass/ Lời Việt Phạm Duy, Ca sĩ Mai Hương
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền
Cánh Buồm Xa Xưa (La Paloma - Songwriters: A. Vano / Sebastian De Yradier / Lời Việt Phạm Duy - Hợp tấu khẩu cầm bởi Huy Nguyễn và Việt Dương)
Yêu em qua chuỗi ngày thơ
Mà giờ lòng còn vương thương nhớ
Nhớ người xưa chiều nay mình ta bao ước mơ
Niềm riêng se sắt đôi lòng
Chiến Sĩ Vô Danh (Nhạc sĩ: Phạm Duy. Trình bầy: Tốp Ca Nữ Asia)
Mờ trong bóng chiều
Một đoàn quân thấp thoáng
Núi cây rừng
Lắng tiếng nghe hình dáng
Của người anh hùng
Trả Lại Em Yêu (Nhạc sĩ: Phạm Duy, Ca sĩ Thái Thanh)
Trả lại em yêu, khung trời Đại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt
Con Đường Tình Ta Đi và Trả Lại Em Yêu (Nhạc sĩ Phạm Duy, Ca sĩ: Duy Quang, Thái Hiền)
Anh sẽ ra đi về miền cát trắng
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng
Anh sẽ ra đi về miền mênh mông
Cơn gió Cao Nguyên, từng đêm lạnh lùng