Tôi gặp Phan Lạc Giang Đông ở Đàm Trường Viễn Kiến của học giả Nguyễn Đức Quỳnh khoảng năm 1958 - 59. Chúng tôi thân nhau vì cùng thích văn chương chữ nghĩa và cùng lạc quan với những hoài bão của tuổi trẻ. Có cái vui là chúng tôi đều ở khu Ông Tạ. Tôi ở ấp Cả Trắc, còn Giang Đông ở Giáo xứ Thái Hòa, trên đường Lê Văn Duyệt, cách ngã ba Ông Tạ chừng hơn 300 mét
Read moreSƠN TÂY CHIỀU CHINH CHIẾN (Cảm tác thơ Quang Dũng). Huỳnh Anh-Schroeder.
Tìm đâu mái tóc bới đuôi gà,
Duyên dáng người em, mắt thiết tha,
Đã lỡ duyên tình đời mơ mộng,
Mộng tình mây trắng vẫn trong ta.
TA MÃI CÙNG EM TRÊN ĐỒI CÂY KHẾ (Khánh Vân Phạm)
Vài tháng nay rất nhiều bạn bè thân hữu, và nhiều học trò cũ, những người đã từng ngồi chung giảng đường với Nhà Tôi điện thoại hay điện thư hỏi thăm chúng tôi nhưng chúng tôi không đủ sức khỏe cũng như thì giờ để đáp lễ từng người xin QuýVi thông cảm và vui lòng tha lỗi.
Trong bạn bè thân hữu có rất nhiều bạn và những người chúng tôi được quen được biết là những người có chồng, có người yêu đã từng hy sinh chiến đấu bảo vệ an ninh cho những người ở hậu phương. Nghĩ tới họ, hết lòng mang ơn họ lại liên tưởng tới Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa. Trước khi trở thành Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa, đầu thập niên 60 trên ngọn đồi có một cây khế khá to.
Read moreHạt bụi nào trong mắt (Trần Quang Thiệu)
Chiều thứ hai, đi làm về, Bill nhận được lá thư của gia đình từ Việt Nam. Vừa bóc thư, Bill vừa lầm bầm: – Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây. Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill: Bân con, Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ (斌) có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên, con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp, nhưng biết đời mình không thể đạt thành.
Read moreAnh Còn Nợ Em (Nhạc Anh Bằng, thơ Phan Thành Tài, ca sĩ Quang Dũng)
Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm