Theo nhạc sĩ Văn Thao con trai của nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy từng bảo rằng: “Tao luôn ganh đua với bố mày. Bố mày có Thiên Thai, tao cũng có Tiếng sáo Thiên Thai. Bố mày có Trương Chi, tao cũng có Khối tình Trương Chi. Bố mày có Trường ca Sông Lô, tao cũng có Tiếng hát Sông Lô. Bố mày giỏi quá. Tao không thể bằng được”.
Read moreThơ NHỚ VĂN CAO (Nguyễn Doãn Việt)
Thà như giọt lệ để dành
Rỏ vào đá tiếc cho mình bơ vơ.
BA BIẾN KHÚC VĂN CAO (Nguyễn Trọng Tạo)
Hai mươi năm cuối đời, Văn Cao chỉ viết vài ba bài hát, đấy là bài Mùa xuân đầu tiên (1976) và bài Tình ca Trung du (1984). Bài Mùa xuân đầu tiên ông viết sau ngày nước nhà thống nhất, khi cảm xúc trào lên ào ạt ở những người khác, thì cảm xúc của ông lắng lại, bình thản sau quá nhiều xáo trộn cuộc đời.
Read moreTA MÃI CÙNG EM TRÊN ĐỒI CÂY KHẾ (Khánh Vân Phạm)
Vài tháng nay rất nhiều bạn bè thân hữu, và nhiều học trò cũ, những người đã từng ngồi chung giảng đường với Nhà Tôi điện thoại hay điện thư hỏi thăm chúng tôi nhưng chúng tôi không đủ sức khỏe cũng như thì giờ để đáp lễ từng người xin QuýVi thông cảm và vui lòng tha lỗi.
Trong bạn bè thân hữu có rất nhiều bạn và những người chúng tôi được quen được biết là những người có chồng, có người yêu đã từng hy sinh chiến đấu bảo vệ an ninh cho những người ở hậu phương. Nghĩ tới họ, hết lòng mang ơn họ lại liên tưởng tới Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa. Trước khi trở thành Nghiã Trang Quân Đội Biên Hòa, đầu thập niên 60 trên ngọn đồi có một cây khế khá to.
Read moreBến Xuân (Nhạc sĩ Văn Cao & Phạm Duy; Ca sĩ Khánh Ly)
Dìu nhau theo dốc suối
nơi ven đồi
còn thấy chim ghen lời âu yếm
đến đây chân bước cùng ngập ngừng
mắt em như dáng thuyền soi nước
Mùa Xuân Đầu Tiên (Nhạc sĩ Văn Cao; Ca sĩ Phương Anh)
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
BUỒN TÀN THU (Nhạc sĩ Văn Cao, Ca sĩ Thái Thanh)
Ai lướt đi ngoài sương gió
Không dừng chân đến em bẽ bàng
Ôi vừa thoáng nghe em
Mơ ngày bước chân chàng
Từ từ xa đường vắng
Đêm mùa thu chết
Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng
TRƯƠNG CHI (Nhạc sĩ Văn Cao, Ca sĩ Thái Thanh)
Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ
Vương vất heo may hoa yến mong chờ
Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ.
Buồn Tàn Thu (Chinh Phụ Khúc) /(Nhạc sĩ Văn Cao, Ca sĩ Thái Thanh)
Áo đan hết rồi
Cố quên dáng người
Chàng ngày nao tìm đến còn nhớ đêm xưa
Kề má say xưa
Nhưng năm tháng qua dần mùa thu chết bao lần
Thôi tình em đấy như mùa thu chết rơi theo lá vàng
Cần nhìn vấn đề cho đúng (Bác sĩ Trần Xuân Ninh - ngày 31 tháng 5/2018)
Nói nhờ chữ quốc ngữ mà VN bớt lạc hậu thì cũng có thể có phần đúng. Nhưng mà vai trò chữ quốc ngữ thực sự ra sao trong việc khiến VN tiến bộ thì cũng nên đặt câu hỏi rằng tại sao người Nhật không xử dụng chữ cái la tinh mà vẫn tiến bộ, có phần là rất xa hơn Việt Nam. Tương tự như thế là tiếng Hàn quốc. Còn Trung quốc cho tới nay vẫn dùng Hán tự, tuy là giản thể, nhưng vẫn còn rắc rối khó học. Thế mà Tầu đã trở thành một cường quốc kinh tế tài chính hạng nhì sau Mỹ trong vòng 3 thập niên, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường.
Read more