Tôi lần đầu tiên gặp bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền nhân dịp VC tấn công Sài Gòn tết Mậu Thân. Lúc đó, tôi là bác sĩ giải phẫu khu Giải Phẫu Tiểu Nhi bệnh viện Nhi đồng.
Read moreNghĩ về bốn chữ “Tứ vô lượng tâm” (bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Đối với một người Việt đi lương, học thức trung bình biết chút tiếng Hán Việt, nghe qua bốn chữ tứ vô lượng tâm thì có thể hiểu ngay là 4 cái tâm bao la, rộng rãi. Nhưng thế nào là tâm bao la rộng rãi thì tắc, không giải thích được. Tra cứu thêm một chút sách vở thì thấy bốn chữ tứ vô lượng tâm có khi được thu lại còn ba chữ là Tứ vô lượng, để chỉ 4 điều là từ, bi, hỉ, xả (tiếng Phạn là Metta, Aruna, Mudita, Upekkha). Nghĩa ngắn gọn của 4 chữ này là:
Từ= hiền; Bi= thương xót, Hỉ= vui vẻ; Xả= bỏ đi.
Read moreBác sĩ Vũ Thị Thoa (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Tôi đi thực tập ở Bệnh viện Nhi đồng đường Sư Vạn Hạnh Sàigòn khi học năm thứ ba y khoa đại học. Bệnh viện Nhi đồng lúc đó mới mở được vài năm gồm ba tầng lầu, môt khu hành chính, và một khu khám bệnh ngoại chẩn. Bác sĩ Vũ Thị Thoa lầu 3B, bác sĩ Phan đình Tuân lầu 2B, bác sĩ Phạm Gia Cẩn lầu 1A. Tôi tự cho là may mắn vì được thực tập ở lầu ba với bác sĩ Thoa. Bởi vì bác sĩ Thoa người đẹp đẽ trắng trẻo tươi tắn. Nói giọng Hà nội chính cống. Bác sĩ Tuân thì người Huế, tương đối là lầm lì, không có gì khác đáng chú ý. Còn bác sĩ Cẩn thì được kể là người nói năng hoạt bát, có vẻ “oai phong bậc thầy”, theo như mô tả của các bạn đồng học. Từ bấy đến nay tính ra đã cách hơn một hội (60 năm), theo lối tính thời gian tử vi Đông phương. Cho nên nếu hỏi tôi đã học được những gì trong thời gian ngắn ngủi (cũng không nhớ rõ là mấy tuần) với bác sĩ Thoa lúc đó thì chịu chết không thể nói chính xác.
Read more