- Thì tui cũng hỏi thằng Nguyễn Văn Long y như chú, cái nó nói mấy người không liên can có chết là hy sinh cho cách mạng, nợ máu thì đổ lên đầu thằng quận trưởng, còn phần tui thì phải thi hành bản án tử mà toà cách mạng đã ký. Tui đi mà trong bụng rối beng. Mấy người mua gánh bán bưng cả đời có nợ máu gì mà làm người ta chết cho đặng? Hồi xưa má tui cũng đi bán gánh như vậy nuôi tui lớn. Lỡ tui làm chết mấy người đó thì ai nuôi con họ? Trong bụng tui tan nát hết, bây giờ không thối thác cho đặng, nếu tui mà không làm thì cỡ nào tui cũng bị thằng Long nó thủ tiêu, mà làm thì tui thấy mình không ra con người nữa.
Read moreThơ: Lửa Lòng Xin Giữ Cho Ngày Mới (Lê Hoàng Hải)
Bốn mươi lăm năm dài tha hương
Cho mái đầu xanh đã nhuốm sương
Lửa lòng xin giữ cho ngày mới
Thắp lại niềm tin vững bước đường!
Truyện ngắn: BA NGƯỜI BẠN (Lê Hoàng Hải)
- Có tin gì từ quê hương không?
- Có, người ở Pháp biết nhiều lắm! Tất cả mọi người đi tù khổ sai, người không đi tù thì bị đi đày tới vùng rừng thiêng nước độc gọi là đi “kinh tế mới”, những người khác thì bị tịch biên gia sản rồi bỏ vào một cái chuồng gọi là “hợp tác xã”, ai không chịu nổi và còn sót chút của cải thì chấp nhận vượt biển kiếm bến bờ tự do dù phải đổi bằng mạng sống … Còn bọn con cái nhà quân cán chính như tao và mày thì không được đi thi đại học!
Cô Hai Phi Tuyết (Lê Hoàng Hải)
Bà Tám nhìn ông chồng già mà sững sờ giây lát, rồi chợt mắt bà đỏ lên, nước mắt rưng rưng đầy khoé, bà lấy ông bao nhiêu năm, chưa hề bị ông nặng lời nửa câu, nên trong nhà bà có quyền lớn nhứt, cái gì cũng đứng ra sắp sạn. Bữa nay là lần đầu bà bị la, giật mình rồi chuyển sang tức tối, bà thấy buồn lại thấy quê quá mạng, mới nạt lại: - Ông nói vậy mà nghe được hả?! - rồi đứng dậy bỏ đi, vừa đi vừa chùi nước mắt đang rơi lã tã.
Read moreThơ Viễn Xứ (Lê Hoàng Hải)
Cơn gió đông vừa tới
Làm co ro bông cỏ lau mới trổ
Run rẩy trên đường hàng cây bóng đổ
Lạnh lùng ai,
nỗi khổ,
tha hương...
Mạn đàm về Xuân Hương nữ sĩ (Lê Hoàng Hải)
Xuân Hương nữ sĩ sinh ra trong giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, cùng thời với các danh sĩ Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Phạm Quý Thích... Nhiều con cháu họ Hồ đã cất công sưu tra, cho rằng gốc gác của nữ sĩ là từ Nghệ An, nhưng cũng không ai dám chắc. Chỉ có một thuyết nói chung chung và phổ thông hơn cả, là cô sinh ra trong một gia đình tôn quý, nhưng cha mất sớm, rồi mẹ đi tái giá, gả nữ sĩ làm vợ lẽ cho người ta. Có thuyết khác lại nói Xuân Hương mồ côi mẹ, có cha là một cụ đồ nổi tiếng, đã dắt cô đi dạy học nơi này nơi kia. Thậm chí, có người còn đặt câu hỏi, liệu có thật có một nhân vật Hồ Xuân Hương là tác giả của những bài thơ Nôm đặc biệt, hay chỉ là thơ dân gian của nhiều người gộp lại; bởi thư tịch sớm nhất viết về nữ sĩ, cũng chỉ mới xuất hiện năm 1916 mà thôi.
Read more