Trong thời gian tôi làm việc ở đây (từ 1968 đến tháng 4 năm 1975, có một vài em bị lỗ rò trở lại nhiều lần. Việc mổ lại đã vô cùng khó khăn. Vào lúc đó, tôi nghĩ với các loại lỗ rò tái phát này, thì nên by-pass phần âm đạo và trực tràng có lỗ rò bằng một kỹ thuật mổ dùng trong việc chữa trị bệnh phình lớn đại tràng (mégacolon/Hirschsprung’s disease). Theo kiểu giải phẫu gia người Ý Soave. Tôi đã viết đầy đủ bản thảo những suy nghĩ của tôi để trình 2 Ông Thầy là GS TNN và BS TXN. Rồi những ngày cuối tháng 4 năm 1975 xẩy ra; cả Sàigòn như trong cơn mê loạn. Khu Giải Phẫu trẻ Em đầy ngập bệnh nhân, nạn nhân của chiến tranh. Tôi giữ bản thảo trong văn phòng của tôi, không kịp trình GS TNN và BS TXN. Rồi mất nước ngày 30/4/1975 : mất nước là mất tất cả !
Read moreMỘT SỐ ĐÓNG GÓP VÀO Y KHOA CỦA TRƯỜNG Y KHOA HÀ NỘI (1940-1952) và CỦA TRƯỜNG Y KHOA SÀIGÒN (1954-1975) GS Trần Ngọc Ninh, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Lương Tuyền
Cuộc vượt biên đã qua, đến nay là 43 năm. Tôi còn 4 năm nữa sẽ 100 tuổi. Chúng tôi ra đi trong vắng lặng và gấp rút nên không từ biệt được một ai ngoại trừ Mẹ già của tôi. Tôi vẫn tiếc rằng không có một buổi họp cuối cùng cho tất cả các sinh viên còn lại và các sinh viên đã thoát li. Tôi nghĩ rằng tôi có bổn phận phải ghi lại những đóng góp y khoa của Trường mà ở đó tôi đã được học và đã dậy học. Đối với Lịch Sử Y Khoa, điều này là điều mà chúng ta và toàn thể nhân dân cả nước ta phải lấy làm kiêu hãnh như Trường Paris đã đưa ra quan niệm vô trùng (asepsie) của Louis Pasteur trong khi mổ bệnh nhân hay Trường và Bệnh Viện Johns Hopskins, ở đó Halstead đã dậy sự dùng bao tay để hoàn thành sự mổ vô trùng và dùng cái kẹp có tên ông để kẹp các mạch máu bị cắt. Sự lớn lao của một phát minh (découverte) hay sự tân tạo (invention) là kết quả của những sáng tác (créations). Các đóng góp của Trường Y Khoa Hà Nội và Sàigòn không có được cái tầm vóc như cái bao tay của Halstead hay một gợi ý của Pasteur nhưng chúng cũng là những niềm vui và hãnh diện của tất cả người Việt chúng ta.
Read more