Hội Luận Giữa Đài Việt BC và BS Trần Xuân Ninh ngày 8 tháng 10/2023
Read moreNhạc Chủ Đề 30 tháng 4- Một Ngày Ghi Nhớ/ Nhạc Sĩ Thanh Hậu (BS Trần Xuân Ninh-Tuệ Vân)
Những bài hát này theo tôi là những giòng sử miền Nam sau 30 tháng 4, 1975 ghi lại bằng nhạc. Bài này anh Thanh Hậu làm một thời gian ngắn sau khi các chính sách CS được thi hành để mà gọi “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”.
Read moreMỘT SỐ ĐÓNG GÓP VÀO Y KHOA CỦA TRƯỜNG Y KHOA HÀ NỘI (1940-1952) và CỦA TRƯỜNG Y KHOA SÀIGÒN (1954-1975) GS Trần Ngọc Ninh, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Lương Tuyền
Cuộc vượt biên đã qua, đến nay là 43 năm. Tôi còn 4 năm nữa sẽ 100 tuổi. Chúng tôi ra đi trong vắng lặng và gấp rút nên không từ biệt được một ai ngoại trừ Mẹ già của tôi. Tôi vẫn tiếc rằng không có một buổi họp cuối cùng cho tất cả các sinh viên còn lại và các sinh viên đã thoát li. Tôi nghĩ rằng tôi có bổn phận phải ghi lại những đóng góp y khoa của Trường mà ở đó tôi đã được học và đã dậy học. Đối với Lịch Sử Y Khoa, điều này là điều mà chúng ta và toàn thể nhân dân cả nước ta phải lấy làm kiêu hãnh như Trường Paris đã đưa ra quan niệm vô trùng (asepsie) của Louis Pasteur trong khi mổ bệnh nhân hay Trường và Bệnh Viện Johns Hopskins, ở đó Halstead đã dậy sự dùng bao tay để hoàn thành sự mổ vô trùng và dùng cái kẹp có tên ông để kẹp các mạch máu bị cắt. Sự lớn lao của một phát minh (découverte) hay sự tân tạo (invention) là kết quả của những sáng tác (créations). Các đóng góp của Trường Y Khoa Hà Nội và Sàigòn không có được cái tầm vóc như cái bao tay của Halstead hay một gợi ý của Pasteur nhưng chúng cũng là những niềm vui và hãnh diện của tất cả người Việt chúng ta.
Read moreNhạc Chủ Đề 30 tháng 4 - Mưa Buồn Long Giao - Nhạc Sĩ Thanh Hậu (BS Trần Xuân Ninh, Tuệ Vân)
4/TXN. Tôi cũng thấy bài thơ rất hay, và tôi cực cảm cái tâm tư của tác già và rung động, tuy có một chút khác biệt về căn bản, khi nghe những câu như “ngày xưa chim hồng hộc, vượt chín tầng mây cao, ngày xưa giữa năm châu, bước còn nhỏ hẹp, bây giờ giữa Long giao, nằm mưa nghe sùi sụt, cuộc đời như chiêm bao, có hay chăng nẻo cụt, anh châm điếu thuốc lào. Mình say mình say sao?”
Read moreLiệu chiến tranh có xẩy ra sau khi ông Trump tuyên bố lực lượng vệ binh cách mạng Iran là tổ chức khủng bố? (BS Trần Xuân Ninh)
Với những thái độ quyết liệt ăn miếng trả miếng giữa đôi bên như thế, người ta tự hỏi phải chăng là một cuộc chiến sẽ bùng nổ giữa Mỹ và Iran? Suy luận đơn giản thì nếu sự thù nghịch Mỹ Iran đã diễn ra trong quá khứ bằng cuộc chiến Iraq Iran thì bây giờ khó nói là không thể không có một đụng độ tương tự. Nhưng vấn đề là muốn thế thì cần có một Saddam Hussein. Có ý kiến cho rằng hoàng thái tử Saudi Arabia Mohamed bin Salman al Saud, là người đã được ông Trump đỡ đầu đưa lên và cũng được Netanyahu để mắt. Tuy nhiên bin Salman là một nhân vật có nhiều tai tiếng và rắc rối. Ngoài ra thì tranh chấp đấu đá giữa Saudi và Iran cũng đã đang diễn ra dưới nhiều hình thức đặc biệt, phi quy ước, gián tiếp qua các công cụ không thiếu, và đủ sức tạo thiệt hại chứ không nhất thiết phải là theo mô thức chiến tranh Iraq Iran thập niên `1980.
Read moreMột chuyến thăm chùa Bảo Quang (BS Trần Xuân Ninh)
Do đó tình cờ tôi thấy được quần vàng sư mặc có một chỗ rách vì vải mòn, che khuất bởi gấu chiếc áo vàng phía trên, khi bước hay khom lưng thì mới lộ ra. Rõ ràng là nhà tu này chẳng để ý gì đến những thứ vật chất mà hầu như mọi người ở đời này đều bị trói buộc vào. Điều này làm tôi nghĩ đến một câu khác trong quyển Dấu Ấn Nghệ Thuật II sư viết “Giáo điển đức Phật có câu ‘Phật pháp bất ly thế gian giác’, lấy ý từ bài kệ 4 câu tôi đã có dịp nghe:
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế nhập niết bàn
Tức như tầm thố giác
mà tôi hiểu đại ý là Phật pháp ở tại đời này, không phải rời cõi đời để hiểu. Rời cuộc đời để hiểu (nhập niết bàn) thì giống như đi tìm sừng thỏ.
Read moreQuan điểm Mỹ đối với tòa án hình sự thế giới (ICC) (BS Trần Xuân Ninh)
Còn ai theo rõi tình hình Trung Đông thì đều biết rằng “quyền tự vệ của Do Thái” bao gồm tất cả mọi biện pháp mà quân đội hay lực lượng an ninh Do Thái xử dụng để nhắm đánh vào các mục tiêu trong hay ngoài lãnh thổ Do thái mà Do Thái cho là đe dọa Do Thái. Thí dụ như oanh kích các địa điểm bị coi là chế tạo võ khí nguyên tử ở Syria, các đoàn xe chở võ khí cho các lực lượng chống Do Thái ở ngoài Do Thái. Hoặc là trấn áp mạnh mẽ bằng súng đạn và ngay cả xe thiết giáp, gây chết chóc cho nhiều trăm người và bị thương mười mấy ngàn người trong các cuộc biểu tình kéo dài từ tháng 3/2018 của người Palestine tại biên giới giải đất Gaza Do Thái đòi quyền trở về đất mà Do Thái đã chiếm của họ.
Read moreCách mạng tháng tám 1945 (BS Trần Xuân Ninh)
Với những chuyện lược kể như trên, ý thức về tương quan người với người trong xã hội, ý thức về giá trị, ý thức về tôn giáo, và tổ chức chính quyền rõ ràng là thay đổi tự căn bản, cho nên không thể không gọi là cách mạng. Còn cách mạng này đem lại tốt hay xấu cho đất nước và dân tộc thì là một vấn đề rất lớn, có nhiều mặt và lý do cần xem xét mới hiểu rõ ngọn ngành. Tuy rằng ngắn gọn thì có thể nói là đã rất xấu, nếu chỉ nhìn quá trình thay đổi và thực tế dân tộc và đất nước hiện nay. Nhất là khi so sánh với các nước khác gần gạnh trong cùng hoàn cảnh.
Read moreNhững thế lực thù địch, phản động của ngày 2 tháng 9 (BS Trần Xuân Ninh)
Ngày 2 tháng 9 là ngày đại lễ kể là lớn nhất mỗi năm của VC vì là ngày khai sinh chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được tổ chức theo tinh thần để phô trương tình trạng vững chãi của đảng và nhà nước và sự yêu mến chế độ của nhân dân. Nhưng năm nay, ông Nguyễn Đức Chung, bí thư thành ủy và chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội đã yêu cầu lực lượng công an đề phòng, không để xảy ra tình trạng biểu tình chống đối vào dịp lễ Quốc khánh.
Read moreVô cảm hay hữu cảm? Thì cũng thế thôi! (BS Trần Xuân Ninh)
“… Nước mắt kẻ "ăn rừng", sớm muộn, có thể "rưng rưng" hay chẳng kịp "rưng rưng". Nhưng, người dân miền núi, người dân vùng lũ vẫn chưa thôi vừa cạn dòng nước mắt, nước mắt lại lã chã tuôn rơi.”
Bài viết thật hay, đầy cảm xúc. Nhưng kết quả là gì? Là năm nay lũ lụt tương tự như năm trước. Lụt năm nay là lụt năm nay, ở Chương Mỹ, Hà nội. Chẳng cần biết nguyên do là sao. Vì biết cũng thế thôi. Vấn đề trước mắt là chấp nhận để sống. Chuyện xã trưởng đòi tiền hối lộ để cấp chứng nhận xin trợ giúp của chính phủ thì tùy trường hợp mà tính cho đúng hạn nộp đơn và có tiền tối đa.
“Giới chức năng” làm việc theo “chức năng”. Dân sống thích ứng với những gì xẩy đến tại chỗ.
Read moreVăn hóa Giả-Ác-Đấu ở trong nước có từ bao giờ? (BS Trần Xuân Ninh)
Cái tính chất Giả Ác Đấu này tiếp tục dưới mọi hình thức ở những mức độ khác nhau trong giai cấp thống trị tức là đảng và nhà nước CS cũng như trong “nhân dân” Chứng cớ không thiếu gì trong các tài liệu sách báo của chế độ cũng như ngoài chế độ, từ bấy đến nay. Cái tính chất Giả Ác Đấu này giúp chế độ tồn tại thời toàn trị, đã trở thành mối nguy cho chế độ thời Gorbachev đổi mới buông lơi chư hầu, mà hệ quả là nạn đói đã bắt đầu xuất hiện cho nên Nguyễn Văn Linh đã phải ra quyết định “Cởi trói”, để gọi là Xóa cái Giả, hy vọng tạo điều kiện cho đảng có thể biến thái. Vì thế, đã có những tác phẩm chỉ ra cái giả, cái xấu của đảng. Và cũng do đó người ta đã thấy có người, mà đầu tiên là Trần Văn Thủy nói đến “Chuyện tử tế”.
Read more“Trump thắp ngọn đuốc của chủ nghĩa da trắng siêu đẳng. Chúng ta phải dập tắt nó đi”. (BS Trần Xuân Ninh)
“Nhưng khi mà một đám cuồng nộ da trắng diễn hành ở Charlottesville rước đuốc tối thứ sáu hét vang “Hoan hô Trump” (heil Trump) như là người kéo màn cho một ngày đụng độ bạo động với những người phản biểu tình, làm thiệt mạng 3 người, họ cho thế giới thấy rằng Mỹ quốc lại một lần nữa chơi với lửa.
Read moreBàn chuyện thời sự ngày 21 tháng 10/2016 (BS Trần Xuân Ninh, Đan Tâm, Nguyên Kim, Tuệ Vân, Khánh Vân)
Trước hết NK xin kính gửi lời chào tới quý vị thính giả đang theo dõi chương trình BCTS hằng tuần với Bs TXN, ĐT, TV, KV và NK ngày hôm nay. Xin kính chào Bs N, thân kính chào các chị ĐT, TV, KV. NK nghĩ rằng chúng ta còn nhiều thì giờ để bàn chuyện rộng thế giới. NK đề nghị hôm nay mình đi vào chuyện bầu cử tổng thống MỸ đi, vì chỉ còn 11 ngày nữa là chúng ta đã đến ngày bầu cử và sau đó thì không còn gì để nói nữa.
Read moreVài suy nghĩ nhân vụ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc trong danh sách đảng ủy Công an trung ương (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh)
Có người dấu tên cho rằng đây là biểu hiện của một sự tập trung thu tóm quyền lực tuyệt đối vào tay Nguyễn Phú Trọng. Đây chẳng phải là khám phá gì mới lạ hay là một xúc phạm ghê gớm. Có người cho rằng Nguyễn Phú Trọng muốn ngồi sát cầm chừng Trần Đại Quang, không hẳn là trung thành với Trọng mà là vẫn có ý đỡ đần cho Nguyễn Tấn Dũng vì đã để lỏng cho Trịnh Xuân Thanh là tay chân của Dũng trốn ra ngoại quốc một cách trót lọt.
Read moreBuddhism in Vietnam (BS Trần Xuân Ninh - May 28, 2007)
It is not known exactly when Buddhism came to Vietnam. In his book Le Bouddhisme en annam des origines jusqu’au XIIIè siècle, believed to be from the 3rd century, Trần Văn Giáp asserts that Mâu Tử from China was the first person to preach Buddhism in Vietnam. Recent researchers maintain it is actually earlier (3 centuries BC), relying on stories of prehistoric heroines and personalities.
Read more