Lặng lờ một bóng thiên di
Phù vân nhuộm thắm xanh rì hồn hoa
Trăm năm tựa thoáng mơ qua
Kê vàng một giấc bỗng hòa hư vô
Read moreYour Custom Text Here
Lặng lờ một bóng thiên di
Phù vân nhuộm thắm xanh rì hồn hoa
Trăm năm tựa thoáng mơ qua
Kê vàng một giấc bỗng hòa hư vô
Read moreTrong phim Bố Vợ, hồi 2 (Father of The Bride, Part II), Steven Martin và Diane Keaton bán căn nhà họ đã từng sống, nuôi nấng dạy dỗ con cái cả hai chục năm trời. Ngay sau ngày giao nhà, chủ mới thuê người đến toan ủi sập căn nhà thì nhân vật chính Steven Martin xuất hiện. Sững sờ trước sự việc sắp xảy ra, ông ta dang tay chận lại, hét to
“Các ông làm gì vậy?”
Người chủ mới trả lời
“Tôi ủi căn nhà để xây hai căn mới. Mảnh đất này vừa rộng vừa đẹp”.
“Đây không phải chỉ là mảnh đất, đây là nhà tôi. Không được chôn vùi kỷ niệm của tôi”. Kết quả vợ chồng nầy phải mua lại căn nhà với giá cao hơn giá họ đã bán ra.
Read moreTui không biết ở thành phố có ai nuôi lia thia trong chậu không chứ ở quê tụi này chỉ nuôi cá kiểng trong chậu thôi. Cá lia thia của con nít, tụi nó nuôi trong mấy cái chai cái hũ nhỏ. Cá lia thia sống trong những vũng nước cạn ở bờ rạch, góc ruộng hay cạnh những gốc rạ. Mỗi con lia thia hùng cứ một chỗ nho nhỏ đó, hễ có con nào lạc vào là nó đuổi đánh liền. Ông biết con chim cu gáy chứ gì? Mỗi con chim cu gáy có một khoảnh rừng một khoảnh đất kiếm ăn, hễ có con nào loạng quạng xâm lấn là nó nhào tới ăn thua đủ. Con cu nó gáy là để lên tiếng cho mấy con khác rõ chủ quyền của mình. Con cá lia thia cũng vậy, sẵn sàng sống chết bảo vệ cái vùng đất riêng của nó. Bởi vậy mới có câu: “Chim quyên ăn trái nhãn lồng. Lia thia quên chỗ, vợ chồng quen hơi”.
Read moreLợi với danh người người bận rộn
Mây cùng hoa thanh thản giữa trời
Thuyền to, sóng lớn, chơi vơi.
Trong gian nhà nhỏ Phật ngồi từ bi.
Riêng tôi, không phải chỉ đêm nay lòng tôi mới xôn xao như thế, mà đã biết bao nhiêu lần trong đời, dường như bao kỷ niệm êm đềm của những ngày trẻ tuổi vẫn âm ỉ trong lòng tôi, cho hơn bốn mươi năm tôi làm cánh chim viễn xứ. Biết bao lần trong căn nhà cô quạnh tôi đứng lặng nhìn cơn mưa ào ạt đổ xuống cánh đồng cỏ hoang vu, gió lồng lộng hun hút lùa vào khung cửa gỗ trong những ngày mưa bão. Bao nhiêu lần ấy, nước mắt như hòa với nước mưa, tôi nhớ về quê nhà trong một nỗi cô đơn khủng khiếp.
Read moreNhững năm sau này, nhà cầm quyền Hà Nội đã có hẳn một chính sách o bế Việt Kiều. Ông bạn tôi cứ loay hoay trong ý định đem con cái trở lại Việt Nam. Hẳn rằng ông cũng muốn được như gia đình Đại hàn.
Nhưng ông vẫn cứ dùng giằng. Hỏi thì ông nói:
- Kỳ lắm. Tôi cố bắt đài truyền hình của Hà Nội nhưng chỉ nghe độ nửa phút là tắt đi. Tôi kiếm báo ở trong nước đọc - dễ lắm qua internet đầy rẫy - mà không bao giờ đọc hết được một trang. Tôi tự hỏi không biết có nên để con cái mình nhiễm cái loại ngôn ngữ kỳ dị đó không?
Đấy chỉ là ý kiến cá nhân.
Giữa cái lối nói xách mé của công nhân, cán bộ nhà nước kiểu "Anh kia muốn gì?" và của cháu Ngọc con anh Đỗ Đình Duyệt "xin các hạ bình thân" không hiểu có cách nào hay hơn chăng?
Read moreĐắc đạo không nhất thiết là bắt đầu từ tu sinh lên tới đại đức, thượng tọa, hòa thượng, hay tăng thống. Đó là những cấp bậc đặt ra do yêu cầu tổ chức thế tục. Trước đây, dứới mắt người dân thuờng miền Bắc, cấp bậc trong các chùa được xếp hạng theo thâm niên ở chùa: từ tiểu, đến sư chú, sư bác sư ông, sư cụ. Trình độ đắc đạo, theo tiêu chuẩn này, là tùy thuộc ở thâm niên. Tuy nhiên tiêu chuẩn lượng giá thâm niên này không hẳn là chính xác.
Read more100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!!
(Từ blog facebook của Lý Thái Hoà)
Read moreĐêm đêm đối bóng ngậm ngùi.
Nhớ quê, nhớ nước, nhớ người VN.
GIA LONG tuổi Ngọc vô vàng.
BÌNH DÂN áo trắng nhẹ nhàng khoan thai.
Read moreThực tình mà nói, cái tên cá hơi lạ tai và nó không tạo một ấn tượng gì nhưng vốn tò mò nên dù không tính ở lại để ăn cá hũm hĩm kho tộ. Cá lóc kho tộ, cá rô kho tộ, và cả đến cá trê kho tộ cũng đã là những món ngon được ăn nhiều lần. Nhưng cá hũm hĩm thì chưa.
Read moreRồi một buổi quê hương khói lửa
Bao gia đình khóc hận chia ly
Mắt lệ rưng, Mẹ tiễn con đi
‘Con cố gắng, từ nay thân tự lập!’
Chiến tranh VN đã kéo dài quá lâu, đã để lại biết bao mất mát, chia lìa cho muôn ngàn gia đình trong đó có gia đình tôi. Tôi xa Mẹ hàng mấy chục năm, sống như một đứa sớm mồ côi Mẹ, cũng vì chiến tranh. Hỡi những người chủ động gây ra cuộc chiến để áp đặt một chủ nghĩa ngoại lai lên toàn thể dân tộc- một cuộc chiến không do Người Việt tạo ra, một cuộc chiến hòan toàn vô ích, một cuộc chiến hoàn toàn không cần thiết, đầy những ảo ảnh mê hoặc của Chủ Nghĩa Cộng Sản- chính quí vị, những người Cộng Sản Việt Nam, đã làm cho cả quê hương tan nát, tràn đầy chết chóc, chia ly, hận thù.
Read moreTuổi trẻ Việt Nam tại San Jose, California, Hoa Kỳ tưởng niệm 43 năm ngày Quốc Hận 30 tháng 4, 1975. Hình ảnh lấy từ phóng sự cộng đồng do đài SBTN thực hiện trên YouTube và từ Facebook của Luật Sư Nghị Viên Diệp Thế Lân.
Read moreNước ta ít nhất là trong lịch sử cận đại và hiện đại đã trải qua nhiều cảnh đau thương ngang trái, cho nên ngoài những hạng cầm ca vô cảm, vẫn có nhiều “nghệ sĩ khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, viết và hát những bài ca thấm thía phản ảnh thời đại. Thanh Hậu là một trong những người này. Ông không phải là một nhạc sĩ hay là một ca sĩ chuyên nghiệp, sống trong cảm hứng phiêu bồng cà phê thuốc lá. Ông là một “người viết nhạc”, chơi đàn, hát cho mình và cho bè bạn cùng nghe. Ông sống thực và đơn giản, cũng như những bài nhạc viết ra của ông, từ những dữ kiện thực. Có thể nói ông là một nhạc sĩ “tả chân”. Nghe những bài nhạc của ông không cần tưởng tượng, người ta thấy ngay được những chấm phá lịch sử chính xác của giai đoạn mấy năm đầu tiên sau khi VC chiếm miền Nam thực hiện khẩu hiệu “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” của Hồ chí Minh.
Read moreBốn mươi năm, quê hương nhìn lại,
Đất nước mình như hạt ngọc trai,
Mài giũa trong thăng trầm đau khổ,
Sẽ có ngày rạng ánh trời mai.
Read moreNgười Mỹ bỏ Miền Nam Việt Nam để ngày 30 tháng tư 1975 xảy ra, nghĩ cho cùng chỉ là chính sách “Mỹ trên hết” có từ thời T. T. Andrew Jackson. Sau 30/4/1975, những thảm kịch đã xảy ra trên miền Nam nước Việt thê thảm hơn cảnh gia đình thầy giáo Nghĩa, John và Newday. Hàng triệu người Việt đã bỏ quê hương ra đi, hàng trăm ngàn người vào tù cải tạo tập trung riêng nhà báo Thanh Thương Hoàng đi tù cải tạo 10 năm, đến Mỹ năm 1999.
Read more43 năm - Thế giới tiến mau
Nhân loại phát triển
Riêng Việt Nam
Vì đâu
Tiếng dân than
Vẫn ai oán, âu sầu ?!
Những xúc cảm phác lược trên của người dân miền Nam sau 30 tháng 4/1975 có thể biện giải là vì nỗi sầu buồn bại trận. Tình trạng bán đờm nuôi thân của cán bộ có thể bào chữa rằng vì đất nước còn nghèo, mới thoát khỏi chiến tranh. Nhưng 43 năm sau, năm 2018, nghĩa là thời gian dài gấp 4 lần để Nhật và Đức vốn tan hoang vì bom đạn trở thành đại cường kinh tế, thì chế độ vẫn tệ mạt với chính những người dân đã phục vụ và nuôi dưỡng chế độ trong chiến tranh. Ngư dân bị bỏ lơ cho “tầu lạ” trấn áp vì biển đảo đã dâng cho “người lạ” để đổi lấy sức mạnh thống trị. Nông dân và những thành phần quần chúng phục vụ đảng và nhà nước thời chiến thì nhà cửa ruộng vườn bị cưỡng chế để bán đi lấy tiển bỏ túi quan tham. Vợ con thì được ân huệ xuất ngoại bán thân để kiếm tiền trợ giúp gia đình.
Read moreMong đôi ngọn bút tràn tư tưởng,
Kêu gọi ân tình xứ quê hương.
Dù đường đời ta không chung bước,
Ngòi bút tâm tư chung nẻo đường.
Đời viễn xứ, tình quê hương thăm thẳm,
Mang trọn đời trời quê cũ xa xăm.
Còn vĩnh cữu tình Việt nam rực rỡ,
Sống trong ta hồn sông núi ngàn năm !