Đi vào đạo bằng con đường LÝ, thì phải hiểu rõ ý nghĩa của những ngôn từ trong kinh sách Phật giáo. Mà ý nghĩa không hẳn giống ý nghĩa thông thường sử dụng hàng ngày, như Ta (Ngã), Khổ, Ngũ quan, Ngũ uẩn đã nói ở trên (bài 1). Khi đọc bài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh gồm 252 chữ Hán Việt chỉ ra nguyên tắc giải khổ và diễn giải bởi Quán tự Tại bồ tát, chúng ta còn phải biết thêm một số ngôn từ khác nữa thì mới có thể hiểu thấu triệt được ý nghĩa để áp dụng. Bài kinh ở trong sách viết liền một mạch chữ Hán Việt không dấu chấm dấu phẩy theo lối cổ xưa, nhưng xin được ghi lại dưới đây và tạm phân ra làm 5 đoạn cho dễ hiểu.
Read moreTìm hiểu Phật giáo yếu lược -Bài 1 bổ xung (Trần Thiên Ân - ngày 29 tháng 8/2021)
Bồ Đề Đạt Ma sáng tổ của Thiền Tông Trung quốc nói rằng “Phù nhập đạo đa đồ, yếu nhi ngôn chi bất xuất nhị chủng. Nhất thị lý nhập. Nhị thị hành nhập”. Nghĩa là “Phàm đi vào đạo có nhiều đường nhưng nói tóm lại không ra ngoài hai loại. Một là vào bằng lý. Hai là vào bằng hành”.
Read moreNiết bàn là gì? (Trần Thiên Ân)
Xét về mặt ngôn ngữ thì Niết bàn, phiên âm theo tiếng nam Phạn, là nibbana, theo tiếng bắc Phạn là nirvana. Ni nghĩa là không, vana là tham dục. Hiểu như thế, thì Niết bàn không phải là một cõi, một nơi chốn, mà là một tâm thái do chấm dứt tham dục mà có. Khi chấm dứt tham dục, tức là không bị lôi kéo, ảnh hưởng bởi cảm quan, bởi giáo dục, bởi bị điều kiện hóa do hoàn cảnh sống, thì niết bàn có ngay tại thế gian, trong cuộc sống này.
Read moreTu hành và đắc đạo, trong Phật giáo (Trần Thiên Ân)
Giác ngộ là hai chữ Hán Việt, có nghĩa là tỉnh ra mà biết, là hiểu rõ. Nhưng người ta lại nghe thấy trong nhiều kinh sách tán tụng rằng đạo cao thâm không thể nghĩ bàn, thì không khỏi nẩy ra câu hỏi rằng nếu đã không nghĩ bàn nổi thì làm sao hiểu ra được mà gíác ngộ. Hoặc là cho rằng chỉ có trình độ học thức cao mới giác ngộ. Còn người ít học quê mùa thì chẳng thể nào hiểu đạo. Nghĩ thế cũng không hẳn đúng, vì học thức cao không nhất thiết là hiểu đạo, mà người vô học không vì thế mà không hiểu đạo. Tại sao lại dám khẳng định như thế?
Read moreTu hành và đắc đạo, trong Phật giáo (Trần Thiên Ân ngày 22 tháng 5/2018)
Đắc đạo không nhất thiết là bắt đầu từ tu sinh lên tới đại đức, thượng tọa, hòa thượng, hay tăng thống. Đó là những cấp bậc đặt ra do yêu cầu tổ chức thế tục. Trước đây, dứới mắt người dân thuờng miền Bắc, cấp bậc trong các chùa được xếp hạng theo thâm niên ở chùa: từ tiểu, đến sư chú, sư bác sư ông, sư cụ. Trình độ đắc đạo, theo tiêu chuẩn này, là tùy thuộc ở thâm niên. Tuy nhiên tiêu chuẩn lượng giá thâm niên này không hẳn là chính xác.
Read more