Đi vào đạo bằng con đường LÝ, thì phải hiểu rõ ý nghĩa của những ngôn từ trong kinh sách Phật giáo. Mà ý nghĩa không hẳn giống ý nghĩa thông thường sử dụng hàng ngày, như Ta (Ngã), Khổ, Ngũ quan, Ngũ uẩn đã nói ở trên (bài 1). Khi đọc bài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh gồm 252 chữ Hán Việt chỉ ra nguyên tắc giải khổ và diễn giải bởi Quán tự Tại bồ tát, chúng ta còn phải biết thêm một số ngôn từ khác nữa thì mới có thể hiểu thấu triệt được ý nghĩa để áp dụng. Bài kinh ở trong sách viết liền một mạch chữ Hán Việt không dấu chấm dấu phẩy theo lối cổ xưa, nhưng xin được ghi lại dưới đây và tạm phân ra làm 5 đoạn cho dễ hiểu.
Read moreNiết bàn là gì? (Trần Thiên Ân)
Xét về mặt ngôn ngữ thì Niết bàn, phiên âm theo tiếng nam Phạn, là nibbana, theo tiếng bắc Phạn là nirvana. Ni nghĩa là không, vana là tham dục. Hiểu như thế, thì Niết bàn không phải là một cõi, một nơi chốn, mà là một tâm thái do chấm dứt tham dục mà có. Khi chấm dứt tham dục, tức là không bị lôi kéo, ảnh hưởng bởi cảm quan, bởi giáo dục, bởi bị điều kiện hóa do hoàn cảnh sống, thì niết bàn có ngay tại thế gian, trong cuộc sống này.
Read moreBÀN CHUYỆN THỜI SỰ, NGÀY 13 THÁNG 5, 2016 (Bác sĩ Trần Xuân Ninh, Nguyên Kim, Đan Tâm, Tuệ Vân, Khánh Vân)
Nội dung thảo luận:
1. Cập nhật tin tranh cử tổng thống Mỹ: Donald Trump thắng được các ứng viên cộng hòa thế giá và tên tuổi của đảng.
2. Nếu Trump được chọn đại diện đảng Cộng hòa thì muốn thắng bà Hillary phải chọn Bernie Sanders làm phó trong liên danh. Nghĩa là để sẽ không để mất nhiều thành phần tả khuynh trong đảng Dân chủ.
3. Về bài nói chuyện của BS Trần Xuân Ninh trong chương trình thảo luận về Phật giáo tại chùa Pháp Luân (Houston Texas) với đề tài “Thái độ của người phật tử trước tình trạng rối ren của GHPGVNTN”.
4. Đúng hay sai lập luận rằng, khi đã tu, thì nên chuyên tâm trau dồi Phật pháp, chớ đừng nên dính dấp tới chuyện ngoài đời, nhất là những chuyện về chính trị, vì như vậy sẽ khiến tâm bị “động”, gây thế sự xáo trộn, không đúng phật pháp.
Read more