Tôi gặp ông đại úy này ở bộ tư lệnh và nhận bà con vì cùng học Nguyễn Trãi với nhau, chỉ có điều ông học sau tôi ba bốn lớp gì đó. Ông rủ và tôi cũng muốn thử nên đã lặn lội với đại đội bốn hôm, hi vọng có gì để viết chăng. Đúng lúc đó một trung sĩ tới cho hay vừa bắt được một tù binh. Vừa nghe báo cáo, người đại úy văng tục:
Read moreMưa ở Mộc Hóa (Lê Thiệp)
Vào những năm chiến tranh, Mộc Hóa còn được coi là một vùng xôi đậu. Ngày thì là “ta” còn đêm là “giặc”. Chuyện nuôi và tiếp tế cho “giặc” là chuyện không tránh khỏi cho nhiều gia đình sống ở đây. Và cũng tại nơi này đã có nhiều câu chuyện rất đau thương, đầy tình người. Chuyện dưới đây do tác giả Lê Thiệp ghi lại sẽ cho ta thấy sự nhân bản và bao dung của người sĩ quan cộng hòa đối với một cụ già có con theo “giặc” và tình cảm của cụ bà đối với ông sĩ quan lúc ông sa cơ thất thế. Mời quí vị vào chuyện.
Read moreĐộc Hành Tìm Xác Bạn (Lê Thiệp)
Suốt ba ngày lủi thủi một mình trên chiến địa đã ngưng tiếng súng, Mỹ Voi đi nhìn từng xác một, cuối cùng cũng tìm ra được bạn nhờ chiếc máy quay phim Bell Howell 35 ly văng ở một gốc cao su. Bình Rỗ nằm dựa vào gốc cây có lẽ khi bị rớt chỉ bị thương cố lết lại đó nhưng cuối cùng kiệt lực và khi lật xác thì nhờ chiếc thẻ bài nên yên tâm không sợ nhầm.
Read moreNhớ Cậu Thiệp! (Vũ Đăng Khuê)
Cậu Thiệp tức Lê Thiệp, một bút ký gia, nhà báo nổi tiếng viết nhanh, viết…độc mà tôi hay giới thiệu với bạn ta. Anh hay dùng chữ này khi nói về mình hay xưng với bạn bè và ngược lại. Tôi cũng chả biết hai chữ này bắt nguồn từ đâu, vì ngay lúc gặp, anh đã xưng như thế. Về Cậu Thiệp, tôi đã viết về “lai lịch” và “tài năng” của “Cậu” khá nhiều, xin được phép “miễn trừ”, tôi chỉ muốn nhắc lại vài chuyện chưa bao giờ kể với anh từ cái lúc anh rách hơn cái mền, lếch tha lếch thếch cho đến lúc anh phất như diều gặp gió khi trở thành anh hàng Phở 75 nổi tiếng khắp “Năm Châu”!
Read moreMày là thằng hèn! (Lê Thiệp)
Văn Chi vẫn đứng đó như trời trồng, hai họng AK chĩa vào ngang ngực. Khi người cán bộ vừa dứt tiếng, hai viên công an sáp vào còng hai tay Văn Chi quặt ra sau, đẩy nạn nhân ra chiếc xe Jeep mui trần đậu bên lề đường. Mọi sự xảy ra không đến mười phút.
Read moreRủ nhau đi bộ (Lê Thiệp)
Trong những cái toa ông cho tôi có một mảnh giấy nhỏ gửi tôi tới một chuyên viên dạy đi bộ với lời nhắn nhủ rất thân ái: "Thuốc là để giữ cho bệnh không tăng. Nhưng còn việc cử ăn uống và tập đi bộ quan trọng hơn nữa. Đi bộ đâu có tốn kém gì mà lại vui nữa, ông thử đi".
Read moreNhớ Tàn Nhớ Tệ! (Vũ Đăng Khuê/ Lê Thiệp)
Ơ kìa, tôi là dân Bắc Kỳ sinh ở La Thiện, Sơn Tây, nơi mà bố tôi tán là có sông Đà uốn khúc, có núi Ba Vì với huyền thoại hai thánh Tản ngồi đánh cờ trên đỉnh đến nỗi quên cả thời gian, bố tôi còn kể lại trên đường từ Sơn Tây ra Hà Nội đến chợ Phùng có một ông làm thơ tình hay lắm…. nhưng hôm nay tôi lại nói “lạc” sang cái xứ thần kinh thương nhớ.
Read moreTâm Kinh (Lê Thiệp)
Lê Thiệp là một tên tuổi không thể nào quên khi nhắc đến sự sinh thành của phong trào báo chí Việt Nam hải ngoại, đặc biệt là tại Nhật Bản. Có mặt từ ngày đầu với những bài viết phóng sự là thể loại sở trường của tác giả, Lê Thiệp đã từng là ngòi bút cột trụ trong các ấn bản tiền thân của Nguyệt San Hiệp hội. Văn của ông dù không thể thiếu cái nóng hâm hấp của của ký giả làng báo săn tin nhưng sau đó, bao giờ, cũng lấp lánh ánh nhìn đôn hậu vào sự việc tinh tế của một người làm văn nghệ bằng những mối giao tình thân thiết hơn là bằng lý thuyết sách vở.
Read moreNhững quả ổi cuối mùa (Lê Thiệp)
Tôi ngẩn người ra nhìn. Trong cái siêu thị Mỹ khang trang sạch sẽ này cũng có bán ổi. Những quả ổi được bọc trong lưới xốp màu trắng trang trọng nằm giữa cam lê nho táo, những loại trái cây phổ thông hàng ngày của dân bản xứ. Cầm trái ổi lên ngắm nghía. Ổi xá lị to cỡ cái bát ăn cơm, da hơi sần sì bóng lưỡng, chắc nịch. Giá $1.95 một pound. Không hiểu người Mỹ ăn ổi có chấm muối ớt không? Có gọt vỏ không? Có khi họ lại cắt bỏ cái phần thịt ruột có hột ở trong cũng nên. Bỗng đâu những trái ổi tự xa thẳm trong ký ức ào về.
Read moreLia thia Quen Chỗ (Lê Thiệp)
Hai đứa tôi khoác vai nhau vừa nghêu ngao vừa đi về ghe. Ông Tư đãi sạch rồi kho liu riu lửa với nước mắm và đường thẻ cho đến khi những con cá nhỏ tí khô quẹo lại. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối tôi được ăn cá lìm kìm bởi chỉ ít lâu sau đó tôi và Tư Nhiễn xa hẳn cội nguồn. Hơn hai mươi năm qua vợ chồng tôi đã quen hơi nhau nhưng không biết mình đã quen chỗ chưa, như con cá lia thia quen cái vũng nho nhỏ ở đó bên bờ ruộng cạnh Rạch Miễu?
Read moreVƯỢT BIÊN (LÊ THIỆP)
Tôi ghé vai cõng Oanh. Vừa lên đến sàn tàu, tôi gục xuống. Mọi người được uống nước ngay lập tức. Có lẽ do Điển nói trước. Đích thân thuyền trưởng Kim Do Yung đỡ tôi dậy. Tôi được ông hỏi có thể đánh đắm chiếc thuyền không. Ông giải thích để nó trôi giạt rất nguy hiểm cho tàu khác, vả lại nó cũng sắp chìm rồi. Tôi đồng ý ngay. Ông hỏi tôi còn muốn lấy gì ở thuyền nữa không. Tôi lắc đầu. Đích thân ông xuống chiếc thuyền của chúng tôi và một lát sau đi lên. Chiếc thuyền bị đẩy ra xa. Mũi thuyền ngóc lên cao, phía sau lún xuống dần. Mảnh áo cà sa làm buồm màu vàng vẫn cố bọc gió phồng lên. Độ năm phút sau, chiếc thuyền nhỏ bé thân yêu của chúng tôi chìm sâu vào lòng đại dương. Chúng tôi được vớt cách Tân Gia Ba 241 hải lý về phia đông bắc vào lúc 13 giờ chiều ngày 18-5-78 và được tàu Sun Swallow đưa về Chiba, Nhật Bản bảy hôm sau vào ngày 25-5-78.
Read moreCó đưa lên mũi ngửi chăng?(Lê Thiệp)
Rượu vang mỗi ngày một ngấu và lý tưởng nhất là ở trong môi trường trong lành – có nghĩa là không có dưỡng khí (oxygen) - để tránh bị oxýt hóa làm hư rượu. Cái nút bấc là võ khí để không khí không lọt vào chai.
Ngày xưa, và đôi khi ngày nay, tùy theo lò rượu, người ta còn cẩn thận bao miệng chai bằng một lớp sáp, cũng chỉ cố tránh cho không khí lọt vào trong chai.
Trong cố gắng giữ cho rượu vang không bị hư, rượu vang thường được đặt nằm nghiêng để nút bấc không bị khô, luôn luôn nở bít chặt kín miệng chai.
Read moreChuyện giày chuyện dép (Lê Thiệp)
Tôi bỗng thấy tôi trở thành mục tiêu oanh kích tự do. Tôi trở thành cái đích để những tay tiếp thị mõi tiền.
Mõi đủ kiểu. Mõi đủ cách.
Hãy chỉ nói về đôi giày. Hồi xưa ở Việt Nam, tứ thời phong cảnh tôi chỉ có độc một đôi giày. Đi làm, đi chơi, đi ăn tiệc, dự hội hè, trước sau gì cũng có một đôi giày đóng ở tiệm Gia bên Khánh Hội. Đi đến lúc tã thì đóng đôi khác.
Bây giờ chạy là một đôi, đi bộ là một đôi.
Read moreNội Lực Kiều Hối (Lê Thiệp)
Tóm lại, tôi không thuộc thành phần Việt kiều được coi là trong sáng để về quê hương mua nhà sinh sống.
Tôi buồn vô cùng nhưng may quá chính phủ vẫn còn để ý đến tôi nhiều vì tôi đứng trong dạng có dính líu đến kiều hối. Kiều hối hiểu nôm na là tiền của người Việt Nam sống ở ngoại quốc gửi về giúp đỡ người thân. Đây là chữ mới của chế độ được phát minh do thực tiễn của đời sống.
Read moreCó cần cái thìa? (Lê Thiệp)
Ông Nguyễn Tuân khi viết về phở, không bao giờ nhắc đến chuyện ăn phở phải dùng muỗng. Nếu ăn phở Tráng như ông Vũ Bằng, vừa đứng vừa ăn, thì e rằng không thể dùng muỗng mà phải bưng cả bát phở lên mà húp.
Húp cháo, húp nước phở thì có gì là xấu. Nếu cứ lấy cái tiêu chuẩn Tây phương để mà xét mọi sự e rằng quá đáng chăng? Ăn gà chiên xong, đưa ngón tay lên mút mát, thì có đúng phép ăn uống chăng? Có gì chướng chăng? Finger licking good. Đó là một trong những chữ nghĩa của Kentucky Fried Chicken. Nhiều dân tộc Á Châu khác rất ít khi dùng muỗng. Ngay giữa Tokyo, trong cái ga xe lửa nổi tiếng Shinjuku, có nhiều quán bán mì ăn đứng. Dân Nhật com-lê cà vạt đứng tụm năm tụm ba húp mì như điên, chẳng ai coi đó là dị hợm.
Read moreTừ Việt Nam hóa chiến tranh đến nạc hóa đàn lợn (Lê Thiệp)
Cụ Sển la trời như bộng, mắng mỏ sự ngu dốt của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đà Nẵng tại sao lại có hành động vô ý thức, hủy hoại một bảo vật vô giá như vậy chỉ vì muốn hóa giá, bán cho dễ dàng. Một ông trí thức Hà Nội sau khi đọc bài của nhà học giả uyên thâm này, cười khẩy nói:
- Cái người ngớ ngẩn là cụ Sển. Tỉnh Ủy Đà Nẵng đâu có ngớ ngẩn, nhưng không làm biên bản như vậy thì làm sao dấu được hai con chim phụng đem ra bán cửa sau cho những tay chạy hàng đồ cổ? Có khi hai con phụng đó đang ở trong một sưu tập tư nhân nào đó trên thế giới rồi cũng nên!
Read moreMột chuyện rất bình thường (Lê Thiệp)
Gửi bạn ta câu chuyện của một người chân ướt chân ráo lúc mới định cư, trải qua trăm cay ngàn đắng. Ảnh hưởng đời sống, công việc...., Ông đã chọn gia đình ông con đường “Mỹ hóa” nghĩa là sống và suy nghĩ và cách làm của người Mỹ tuyệt giao với người Việt xung quanh. Cho đến một ngày, tình cờ ông tìm thấy thẻ căn cước quân nhân.
Read moreLời trăn trối cuối cùng (Vũ Đăng Khuê - Lê Thiệp)
Ông Uyên Thao trong cách xử thế rất cứng rắn, nhưng lại là người mơ mộng.
Ông không trả lời được các câu hỏi, nhưng bảo:
– Tao chỉ cần 300 độc giả là đủ. Cái quan trọng là phải có phương tiện cho anh em có chỗ tập trung, có chỗ trao đổi. Mày có tin rằng trước sau gì Cộng Sản cũng thua, và nếu tao với mày còn sống thì đem về Việt Nam được những gì?
Rõ ràng và minh bạch, ông muốn sẽ có dịp đem những cuốn sách chúng ta đang cầm trên tay về xuất bản tại quê hương.
Read moreCA KHÚC KHẢI HOÀN (Vũ Đăng Khuê - Lê Thiệp)
Nhân một cuộc “gặp gỡ tình cờ” và chỉ qua một câu nói vẩn vơ, trong chủ đề này, trải qua chỉ 14 trang, LT tóm gọn rất khéo những phần đời đáng sống của mình và có vẻ như anh đã “ngộ” ra và tìm thấy một niềm lạc quan tin tưởng chứ không còn là cái tính “rất Lê Thiệp” chả coi chuyện gì là quan trọng: “Có cái đéo gì mà phải lo, phải nghĩ”. Cuối cùng anh kết luận: “..... Phải chăng tôi đang trên đường đi tìm cái tôi đích thực, cái tôi ban đầu? Nếu quả như vậy thì những chuyện khác, kể cả chuyện ung thư cũng chỉ là thứ yếu”.
Câu nói ra sao và anh tìm thấy điều gì vậy? Mời bạn ta cùng đọc chủ đề thứ tám có cái tên nghe rất là réo gọi: Ca Khúc Khải Hoàn
Read more“Để nhớ những ngày ở Nhật….” (Vũ Đăng Khuê)
Trong cuộc đời của Lê Thiệp, có những quá khứ mà anh nghĩ không thể cắt bỏ (chữ của anh), có lúc buồn bã anh than thở: “vẫn là chân ướt chân ráo, đứng bên lề cuộc sống”, nhưng có lúc anh sống rất hào hãnh. Theo chủ quan của tôi thì đó là thời gian anh tạm dung tại Nhật. Trong đoạn cuối của bài viết “Giã Từ Chế Độ” mà anh viết lúc mới đến Nhật năm 1978 có đoạn: “Chúng tôi đã tìm lại Tự Do ngay từ giây phút đầu tiên đặt chân lên tàu Sun Swallow này. Bổn phận còn lại của chúng tôi trong những ngày sắp tới là đấu tranh cho tự do, cho đồng bào ruột thịt của chúng tôi hiện đang sống tại Việt Nam. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, chúng tôi cũng tâm niệm và rao truyền cho con cháu chúng tôi điều này”.
Read more