Chuyện hành quân thường thấy những đêm mơ,
Buồn mênh mang khi gió nhẹ vào thu!
Rồi đông đến ôm nỗi buồn viễn xứ!
Sylvester Stallone (Vũ Thị Thu Hằng lược dịch/ Tin Nước Nhật)
Sylvester Stallone.
Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn.
Read moreNHÀ GIÀ... CHÀO MI (Khánh Vân)
Nguồn hình: Internet
Anh lập đi lập lại “Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao”, tôi vẫn biết sâu trong tâm tư Nhà Tôi luôn mong có một ngày Anh có thể đưa tôi về lại Nam Định để cùng nhìn ngắm con sông Nam Định, con sông mà hồi thơ ấu Anh hay bơi cùng các bạn của Anh. Từ năm 1954, từ khi rời xa dòng sông ấy, gần 70 năm, bảy thập niên, Anh đã không bao giờ trở lại ... Tôi thường nói đùa với Anh “ River Of No Return” ... trong trí nhớ tôi vẫn nhớ phim này đóng bởi tài tử nổi tiếng Robert Mitchum và Marilyn Monroe, nếu tôi nhớ không lầm cũng vào năm 1954 thì phải. Bây giờ thì muộn quá rồi, ước vọng “Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao “ mãi mãi không thành.
Read moreThơ Trần Mộng Tú (Ngô Thế Vinh chuyển)
Trần Mộng Tú
Trần Mộng Tú (tên thật và bút hiệu), sinh quán Hà Đông, Bắc Việt. Lớn lên ở Hà Nội, Hải Phòng, di cư 1954 vào Sài Gòn. Sang Mỹ ngày 21 tháng Tư năm1975. Nhân viên Hãng Thông Tấn The Associated Press, Sài Gòn (1968- 1975), hiện sống (với gia đình) ở Seattle, Washington. Viết văn và làm Thơ. Thường xuyên cộng tác với các trang mạng và tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác. tranmongtu.blogspot.com, tran_mong_tu@hotmail.com
Read more
Nghĩ về bốn chữ “Tứ vô lượng tâm” (bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Nguồn hình:Internet
Đối với một người Việt đi lương, học thức trung bình biết chút tiếng Hán Việt, nghe qua bốn chữ tứ vô lượng tâm thì có thể hiểu ngay là 4 cái tâm bao la, rộng rãi. Nhưng thế nào là tâm bao la rộng rãi thì tắc, không giải thích được. Tra cứu thêm một chút sách vở thì thấy bốn chữ tứ vô lượng tâm có khi được thu lại còn ba chữ là Tứ vô lượng, để chỉ 4 điều là từ, bi, hỉ, xả (tiếng Phạn là Metta, Aruna, Mudita, Upekkha). Nghĩa ngắn gọn của 4 chữ này là:
Từ= hiền; Bi= thương xót, Hỉ= vui vẻ; Xả= bỏ đi.
Read moreĐộc Hành Tìm Xác Bạn (Lê Thiệp)
Suốt ba ngày lủi thủi một mình trên chiến địa đã ngưng tiếng súng, Mỹ Voi đi nhìn từng xác một, cuối cùng cũng tìm ra được bạn nhờ chiếc máy quay phim Bell Howell 35 ly văng ở một gốc cao su. Bình Rỗ nằm dựa vào gốc cây có lẽ khi bị rớt chỉ bị thương cố lết lại đó nhưng cuối cùng kiệt lực và khi lật xác thì nhờ chiếc thẻ bài nên yên tâm không sợ nhầm.
Read moreHỌC KHÔNG PHẢI ĐỂ LÀM QUAN, MÀ HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI (Nguyen Nguyen/ Việt Nam xưa và nay)
Ngày xưa, vào thời vua Trần Nghệ Tông, quan tể tướng lúc bấy giờ là Phạm Sư Mạnh. Trong một lần ông về thăm thầy dạy học của mình, gặp lúc chợ phiên, người mua kẻ bán tấp nập. Để dọn đường cho quan lớn đi qua, quân lính vung roi, thét loa huyên náo cả một vùng. Quan chưa đến nhà thì người thầy đã biết chuyện.
Read moreTay Trong Tay- Hand in Hand - Main Dans La Main- Tranh, Thơ, Họa (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Tay anh nhẹ đẩy chiếc đu cao,
Tóc em bồng gió, nắng ươm màu,
Hạt sương lóng lánh giòng châu ngọc,
Đậu trên môi má dáng hoa đào.
Nhớ về Nguyễn Mỹ Tuấn! (Vũ Đăng khuê)
“Xuất thân từ một Du học sinh ưu tú của miền Nam, anh là một trong những đàn anh tôi kính trọng nhất ở Nhật vì sự uyên bác, tài lãnh đạo và tấm lòng đối với đất nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cuối đời anh vẫn đau đáu vấn đề đặt nền móng cho thế hệ trẻ của cộng đồng. Anh đúng là hình tượng “Tuấn chàng trai nước Việt” của nhà văn Nguyễn Vỹ".
Read moreCâu chuyện làm theo khả năng (Thạch Trung Ẩn)
Sau khi đã kiểm soát kỹ lưỡng mọi thứ từ những nút bấm đến mối chỉ thêu hoa lá trang trí và các đường khâu của những chiếc túi sách tay mẫu để giao nộp cho sở ngoại thương thành phố, Hồng Liên xếp ngay ngắn gọn ghẽ thành một chồng bó lại. Hai chục cái. Công trình của một ngày làm việc liên tục từ sáng sớm cho kịp yêu cầu của bà tổ trưởng Tổ hợp khâu may. Để ngày mai giao cho sở Ngoại thương thành phố xem và quyết định. Nếu được chấp nhận, thì tổ hợp khâu may trúng mối lớn. Vì sẽ được xuất khẩu sang Pháp. Không phải là con số ngàn, mà là chục ngàn, trăm ngàn hay hơn nữa
Read moreVỀ NGUỒN GỐC ĐỊA DANH ĐÀ LẠT (THÂN TRỌNG SƠN)- Bích Huyền chuyển - Mar 11, 2023
Đà Lạt
Trước 1975, tôi đã có một thời ở Đà Lạt (theo chồng tôi làm việc - khi anh giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị ĐL)
Đà Lạt khí hậu lành lạnh thôi. Chỉ cần mặc chiếc áo len nhẹ cũng đủ ấm,
Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Rừng Ái Ân…nay còn thơ mộng?
Nhớ quá! Ước gì được một lần trở về thăm lại nơi xưa...
Bích Huyền
A LONG AWAITED RETURN (Huỳnh Anh Schroeder)
Nguồn hình: internet. (Evguenia de Clercq)
To my family and friends a love story with unfulfilled promises.
Xin gởi các bạn và gia đình đọc một chuyện tình không đoạn kết,
Huỳnh Anh
Chiếc áo len (Bửu Uyển). Bích Huyền chuyển
Năm 1969, Minh học lớp Đệ Nhất trường Quốc Học Huế. Gia đình Minh ở Vỹ Dạ, một vùng ngoại ô quen thuộc đối với người Huế. Năm nay Minh đã 19 tuổi, nhưng Minh rất nhút nhát trong việc giao thiệp với người khác phái, vì vậy cho đến nay, Minh vẫn chưa có bạn gái.
Read moreChuyện Tình Yêu Muôn Thuở (Nguyễn Thị Kim Loan)- Nguyễn Duy Dương chuyển-
Nguyễn Thị Kim Loan hiện đang ở Edmonton, Alberta, Canada
Tôi vừa đạp xe về tới cổng nhà, thấy chị Hạnh ngồi trước cửa nhà chị ấy khóc nức nở, đôi mắt sưng húp. Tôi bỏ xe vào sân rồi chạy qua bên chị:
– Lại bị ổng goánh nữa hả chị? Thôi vô nhà đi, còn trái cây gì chưa bán hết, em lấy nhe!
Read more'Thương quá mùa thu' (Thơ Minh Tran)
Tự nhiên thương quá mùa thu
Thương con đường nhỏ mịt mù lá bay
Bài thơ Ông Đồ (Vũ Đình Liên) - Phạm Anh Dũng phổ nhạc - Lê Bảo thực hiện
Nhạc hay cuối tuần. Bài thơ Ông Đồ (Vũ Đình Liên), Phạm Anh Dũng phổ nhạc, Lê Bảo thực hiện.
Read moreTÍA (Trần Khắc Tường)
Nhìn cảnh anh Ba Khía lúng ta lúng túng trong bộ vest, con Lụa may cho cha trong ngày cưới mình, ai cũng rưng rưng nhiều xúc động. Đến lúc, anh rung rung cầm ly rượu đại diện nhà gái phát biểu trong lễ vu quy thì mọi người đều đưa tay quệt nước mắt.
Read moreNGÀY TẾT... (PDH 1/23)
Mặc dù chúng tôi thường xuyên nhắc nhở các con cháu về lễ giáo gia đình, về những phong tục cổ truyền, nhưng cần có cơ hội để mọi người cùng thực hiện những lễ giáo và phong tục ấy như trong ngày Tết, ngày Giỗ...
Read moreQuán trà thinh lặng (Tạp bút Trần Mộng Tú)
Bố hắn thích uống trà, nhất là buổi sáng tinh mơ, lúc hắn thức giấc tập thể dục sẵn nấu cho cụ ấm nước sôi. Pha xong, cụ hay gọi hắn vào uống cùng cụ, hắn đâu có kiểu cách uống như cụ, từ cách bưng tách trà cho đến cách thưởng thức, hắn làm một hơi rồi vọt ra ngoài sân với những quả tạ, chứ ngồi lâu là cụ đem hết những chuyện hư đốn của hắn ra tụng, tẩu vi thượng sách.
Read moreĐọc Truyện Phạm Tín An Ninh" (Bảo Anh Trần Tường Vi)
Một người giữ tròn trách nhiệm và đôn hậu, đó là Phạm Tín An Ninh. Sinh tại Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa. Mồ côi mẹ sớm, lúc mới 3 tuổi. Ông chỉ có một người em gái tên là An Bình.
Sinh tại Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa. Mồ côi mẹ sớm, lúc mới 3 tuổi. Ông chỉ có một người em gái tên là An Bình.
Thuở nhỏ ông học ở trường làng, tới trường huyện, rồi chuyển vào thành phố Nha Trang học Trung học. Sau khi đỗ Tú Tài, ông nhập ngũ vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
Tháng 3 năm 1965, ra trường, về một Sư Đoàn Bộ Binh, được cử giữ chức vụ Trung Đội Trường Tác Chiến của một Tiểu Đoàn Lưu Động trong khu Chiến Thuật.
I_Phạm Tín An Ninh viết nhiều truyện ngắn.
Nhưng thật ra đó lại là một truyện dài, nếu ta nhìn vào từng nhân vật.
Read more