Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên “ghe ông Cộ” trên đường vượt biển tìm tự do đã bị Việt cộng tàn sát dã man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quý của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, Tì Tì.
Read moreThư gửi bạn xa (Vũ Đăng Khuê)
Vừa rồi, qua một học trò người Nhật du lịch Việt Nam, tôi nhận được một bức thư từ một người bạn cũ đã hơn 40 năm không gặp. Ông không dùng máy tính, ông viết tay, nhìn nét chữ tôi thấy ông còn khỏe mạnh. Ông vốn là dân đạo gốc, ông vẫn kéo cày nhưng lấy việc “công quả” nhà thờ làm niềm vui vào lúc tuổi “xế chiều”. Thư ông viết 2 trang, nhắc nhiều chuyện ngày xưa, trong đó ông hỏi một chuyện khiến tôi mặc cảm: Giáng sinh Nhật có giống như Việt Nam mình không?
Read moreThơ: Vô Đề (Lê Diễm Chi Huệ)
Đó đây cách một vầng trăng
Bể dâu thăm thẳm hỏi rằng ấy duyên
Cung tơ quyện dải tóc huyền
Hương mơ lạc chốn lâm tuyền ngất ngây
Read moreĐà Lạt:Thuở ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Dung)
Mấy tiếng “Đà lạt: Thuở Ban đầu” chỉ giới hạn trong tâm cảnh nhỏ hẹp của người viết, với những kỷ niệm của một thời cắp sách đã qua. Đà lạt,Thuở ban đầu” nói lên nhũng cảm nghĩ riêng, kỷ niệm riêng và hoàn cảnh riêng. Nhan đề ấy không mang ý nghĩa là Thành Phố Đalạt từ thuở được “khai phá đầu tiên”. Vì đây không phải là bài sưu tầm, khảo cứu. Lại càng không mang tính cách địa dư hay lịch sử về thành phố đặc biệt đáng yêu này. Đã có rất nhiều bài viết giá trị về Đalạt. Ở đây người viết chỉ ghi lại nhưng mẩu tâm tình vụn vặt, và đem chia xẻ cùng tất cả., nhất là với những ai đã từng một thời ở Đalạt, để nhớ….Mấy tiếng “Đà lạt: Thuở Ban đầu” chỉ giới hạn trong tâm cảnh nhỏ hẹp của người viết, với những kỷ niệm của một thời cắp sách đã qua. Đà lạt,Thuở ban đầu” nói lên nhũng cảm nghĩ riêng, kỷ niệm riêng và hoàn cảnh riêng. Nhan đề ấy không mang ý nghĩa là Thành Phố Đalạt từ thuở được “khai phá đầu tiên”. Vì đây không phải là bài sưu tầm, khảo cứu. Lại càng không mang tính cách địa dư hay lịch sử về thành phố đặc biệt đáng yêu này. Đã có rất nhiều bài viết giá trị về Đalạt. Ở đây người viết chỉ ghi lại nhưng mẩu tâm tình vụn vặt, và đem chia xẻ cùng tất cả., nhất là với những ai đã từng một thời ở Đalạt, để nhớ….Mấy tiếng “Đà lạt: Thuở Ban đầu” chỉ giới hạn trong tâm cảnh nhỏ hẹp của người viết, với những kỷ niệm của một thời cắp sách đã qua. Đà lạt,Thuở ban đầu” nói lên nhũng cảm nghĩ riêng, kỷ niệm riêng và hoàn cảnh riêng. Nhan đề ấy không mang ý nghĩa là Thành Phố Đalạt từ thuở được “khai phá đầu tiên”. Vì đây không phải là bài sưu tầm, khảo cứu. Lại càng không mang tính cách địa dư hay lịch sử về thành phố đặc biệt đáng yêu này. Đã có rất nhiều bài viết giá trị về Đalạt. Ở đây người viết chỉ ghi lại nhưng mẩu tâm tình vụn vặt, và đem chia xẻ cùng tất cả., nhất là với những ai đã từng một thời ở Đalạt, để nhớ….
Read moreNhững Chuyện Vô Đề Tiếp Tục. (Vũ Đăng Khuê)
Tối qua trên đường đi làm về thì tôi nhận được lời nhắn: “Mấy lâu ni Anh bế quan tỏa cảng có chiêm nghiệm gì cho cuộc sống thêm niềm vui không ạ. Người đi cũng đã đi rồi, Anh cứ sầu bi như vậy Anh Dũng không dứt áo được, ngày nào khi thắp hương, em cũng đều khấn nguyện Anh Dũng về với Phật, Anh đừng có ơi hời để công em thành công cốc (vì Anh D định bước vô cửa thì Anh lại lôi về). Anh ơi, em tưởng người ta chỉ gặm nhắm niềm vui, gặm nhắm kẹo ngọt chứ mắc mớ chi mà đi gặm nhắm nỗi buồn, Anh đừng có phung phí thời gian của cuộc đời mình trong sự muộn phiền (mượn ý của NS Vũ Thành An)”
lời nhắn khiến tôi cầm lòng không đậu.
Vàng rơi (Lê Diễm Chi Huệ)
Lụa vàng xuống núi rong chơi
Lá hoa hờn lẩy đất trời vào thu
Tàn cơn mộng úa phù du
Xác xơ gió cuốn mịt mù ngàn khơi
Read moreTản mạn Phù Tang (Vũ Đăng Khuê)
Hàng ngày, trong lúc cà phê cà pháo, xem báo.... đợi giờ đi cày thì cứ khoảng trước 8 giờ sáng là phía trước nhà lúc nào cũng có tiếng cười đùa, ơi ới rủ nhau đi học của một nhóm trẻ con bậc tiểu học quanh khu vực. Cũng chẳng lấy gì là ngạc nhiên vì đó cũng chỉ là chuyện bắt đầu của “một ngày như mọi ngày”, cho đến một hôm đọc được những tâm sự từ một người bạn trên chung cư “Phây”. Hơi giật mình về những điều mà cứ ngỡ là chuyện bình thường, “tưởng dzậy nhưng không phải dzậy”. Trích nguyên lời tâm sự của người bạn không thêm không bớt:
Read moreNỗi Nhớ Nhiều Hơn Lá Mùa Thu (Bích Huyền)
Có chút gì thổn thức
Có chút gì nghẹn ngào
Hồn tuy không nổi sóng
Mà dường như xôn xao
VÔ THƯỜNG (Tuệ Vân)
Mùa thu đã đến hơn một tháng nay nhưng mùa thu mới thật sự đến với tôi vào buổi sáng hôm nay khi đi bộ ra xe để lái đến trường. Cái không khí se lạnh của buổi sáng, cộng thêm con đường phủ ngập lá vàng trên lối và không gian trầm mịch với những chiếc lá khô bay, đã khiến hồn tôi xao động. Tôi liên tưởng tới cuộc đời. Cuộc đời của những sự đến và đi, của định mệnh trong những duyên nghiệp. Cuộc đời và ý niệm giã từ trong những chiếc lá thu bay.
Read moreLỊCH SỬ VIỆT NAM QUA THƠ (Kỳ 2 - Nguyễn Sơn Đảo)
Cùng thời vua Thục bên ta
Nhà Tần thống nhất China nắm quyền
Hai mười bốn trước công nguyên (214 TCN)
Thủy Hoàng nhòm ngó đất miền Lĩnh Nam
Sai Đồ Thư tướng chinh Nam
Đánh quân Bách Việt chiếm thành lấy dân
Sách có linh hồn không? (Bùi Bích Hà)
Viết đến đây, tôi sực nhớ mẹ tôi xuất thân mù chữ. Rõ ràng bà không có khả năng đọc, hiểu và làm chủ sách nhưng sao mẹ tôi không hằn thù, không sợ hãi sách mà trái lại, bà quý sách và ca tụng những người quý sách? Sự khác biệt giữa mẹ tôi và các đội viên mang băng đỏ ở tay áo ngày 30 tháng 4/1975, cả những kẻ ra lệnh cho họ đốt sách, là gì? Phải chăng là trái tim của yêu thương con người, của thiện ý muốn thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, tiến bộ hơn, sáng sủa hơn? Phải chăng là niềm tin vào khối óc con người cần được nuôi dưỡng và phát triển thay vì triệt hạ nó?
Read moreLỊCH SỬ VIỆT NAM QUA THƠ (Kỳ 1 - Nguyễn Sơn Đảo)
Lời Giới Thiệu: Viết một bài thơ để diễn tả tâm trạng hay để kể một câu truyện có hồn hay ý tưởng, thường là không đơn giản, và đòi hỏi một sự tập trung hay đôi khi cần đến sự xuất thần nhập vai nhân vật của tác giả. Viết thơ để kể chuyện lịch sử dân tộc lại càng khó thực hiện nếu người viết không mang một hoài bảo hay mong ước, khát khao đóng góp cho nền văn hóa nước nhà tại hải ngoại. Những giòng sử viết bằng thơ lục bát là thể thơ thuần tuý của người VN đã được thể hiện qua ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Sơn Đảo, với sự áp dụng cả những thể phá cách trong ca dao, trong Kiều của cụ Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, và thể lục bát chấm xuống dòng của ông Bút Tre.
Bức Tranh Vân Cẩu kính mời quý vị độc giả cùng thưởng thức những giòng thơ sử Việt Nam của tác giả Nguyễn Sơn Đảo.
Read moreTâm tình về phở (Vũ Đăng Khuê)
Bên một bờ hồ ở xứ trời Âu, Nguyễn Tuân đã viết bài Phở làm sáng danh ông: Ôi trong giọt nước long lanh mà chứa cả quê hương.. “Giọt nước long lanh” đó có cái tên rất đáng yêu: nước lèo. Nhà thơ Vũ Kiện trông về quê nhà mơ phở:
ôi mai mốt về quê hương có phở
cởi mở tâm tình ngò ngát hành hoa
đời hạnh phúc chan hòa thêm nước tiết
ta mời nhau một bát làm quà
KIẾP SAU (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Kiếp sau xin được làm chim,
Chẳng mang tâm sự nỗi niềm thế nhân,
Dâng đời tiếng hót trong ngần,
Áo lông tuyệt sắc bụi trần chẳng vương,
Hót lời lãnh lót trong sương,
Họp đoàn tung cánh lên đường viễn du,
Read moreTản Mạn Về Tình Yêu Nhân Tháng Tám (Tuệ Vân)
Những người ra đi cách đây 30 năm đã không thành công trong sự nghiệp giải phóng đất nước và đã hy sinh. Nhưng các anh đã đánh thức hùng tâm dân tộc từ ngàn xưa. Và để lại một di sản tinh thần vô giá. Đo là thâm cảm hai chữ tình yêu.
Read morePHÁO (SONG THAO)
Cuộc thi tại Montreal là cuộc thi lớn nhất thế giới nên chiếc cúp đoạt được tại đây có giá trị hơn mọi nơi khác. Các công ty đại diện cho các quốc gia, nếu đoạt giải, sẽ ký được các hợp đồng béo bở cho các cuộc bắn pháo bông nhân dịp quốc khánh, lễ hội và các dịp đặc biệt khác. Thế vận hội, chung kết các cuộc tranh đua thể thao như hockey, bóng đá, bóng chuyền…đều kết thúc bằng những màn bắn pháo bông rộn rã tưng bừng. Ôm chiếc cúp vô địch năm nay là nước Anh, bám theo là Pháp, về hạng ba là Bồ Đào Nha. Trò bắn pháo bông là trò vui đại chúng. Từ thế hệ này tiếp nối qua thế hệ khác. Thế hệ tôi đã qua đi, nhưng các thế hệ sau vẫn bị những màn pháo bông kéo nghểnh cổ lên trời. Trên đó chẳng bao giờ thiếu vắng niềm vui!
Hoa trong đời sống và văn chương (Bích Huyền)
“Hoa ơi, sao hoa buồn?
Má hồng hoen ố lệ hồng tuôn
Mờ đôi mắt sáng sầu che kín
Nhạt má đào tơ phiếm rũ mòn
Đời tạt gió sương tung tóc rối
Tình phai xuân cảm ủ tim non
Hồn tươi trăng sáng, đường muôn lối
Tội gì hoa héo hon?”
Đọc Tác Phẩm Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam (9/3/1945 - 30/8/1945)
Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam Hiện Đại rất phức tạp và bi thảm bao quanh bởi một ý thức hệ không tưởng (utopia) cùng với bạo lực và tuyên truyền làm chủ đạo, chân lý lịch sử bị nhào lặn giả tạo được phát hiện rất nhiều. Thời mà quan niệm chính trị bao trùm trên mọi sinhhoạt suy tưởng đã bẻ quẹo ngòi bút theo hướng mà chính trị đã định đoạt. Thế nên giữa những lý luận giả trá, sai trái được xô đẩy vươn lên tràn đầy trên môi trường chữ nghĩa thì tác phẩm của Phạm Cao Dương là hòn đá tảng vững chãi giữa dòng lũ vẩn đục. Với một chứng nghiệm sau đây của bản thân, tôi đã hình dung ra được hành trình của tác phẩm này.
Read moreNhận định về bài thơ của Alfred de Vigny: "Cái chết của con chó sói" (Dương Tử)
Cái chết anh dũng của Chó Sói cho chúng ta một bài học đạo đức (la mort héroique du Loup nous donne une lecon morale). Hãnh diện là “con vật siêu đẳng” (fier d’être sublême animal), con người thường tỏ ra ích kỷ, yếu đuối, hèn nhát (l’homme s’est montré souvent égoiste, faible, débile, lâche), đáng khinh (méprisable), chỉ nghĩ đến quyền lợi, mạng sống của cá nhân (ne pense qu’à ses propres profits, sa propre vie), không suy nghĩ về thân phận mình trên cỏi đời và những gì để lại khi ra đi (ne pense pas à “ce que l’on fut sur terre et ce que l’on laisse après la mort) và nhất là bài học về Chủ Nghĩa KHẮC KỶ (Stoicisme) mà Con CHÓ SÓI đã cho chúng ta :
“Gémir, pleurer, prier est également lâche
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Dans la voie où le sort a voulu t’appeler
Puis, après, comme moi, souffre et meurs sans parler!”
Read moreNgười Cha H.O. Thầm Lặng (Năng Khiếu)
Hạnh phúc hơn, khi những đứa cháu kháu khỉnh lần lượt ra đời. Bây giờ Bố con mình đã có một gia đình đông vui. Có tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói líu lo của các cháu nhõng nhẽo ông ngoại. Mai sau các cháu lớn lên được ông ngoại dậy nói, dậy viết tiếng Việt, để chúng con an tâm đi làm. Những tình thương yêu Bố dành cho chúng con cả đời này làm sao quên được. Chúng con cầu xin ơn trên ban cho Bố được khỏe mạnh, sống lâu, để chúng con được phụng dưỡng Bố mãi mãi, bù lại những ngày tháng Bố âm thầm hy sinh cho chúng con.
Tất cả những gì con có được ngày hôm nay, là nhờ Bố không nỡ bỏ con, Bố đã đánh đổi hạnh phúc cuối đời để ở bên con, khuyến khích nâng đỡ để con cố gắng vươn lên, giữa muôn vàn khó khăn của cuộc đời.
“Bố ơi! Bố thương yêu của chúng con! Với chúng con, thì ngày nào cũng là Fathers Day".
Read more