Giai Thoại Thi Ca Thời Đại (Thầy Khóa Tư Nguyễn quốc Hùng)

Trong ít ngày qua, khi kiểm điểm và sắp xếp lại sách vở, thư từ , tài liệu để sửa soạn về cõi, khỏi làm phiền con cháu, người viết tình cờ tìm lại được thư của một người bạn thân viết cho từ một trại tị nạn Đông Nam Á. Người bạn đó là nhà giáo kiêm nhà báo Nguyễn Quốc Hùng, bút danh là Thày Khóa Tư của tờ Diều Hâu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon thời trước năm 1975. Bạn tôi xuất thân từ một gia đình Nho giáo. Anh là con một vị huấn đạo, một học quan trong chế độ xưa nên rất giỏi chữ Hán và chuyên dạy Quốc Văn cho các trường trung học ở Miền Nam với nhiệm sở chính là Trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Nhưng khác với các giáo sư Quốc Văn khác, anh không chỉ chuyên dạy Quốc Văn mà còn viết văn, viết báo, dịch truyện cổ từ chữ Hán sang tiếng Việt như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng, chưa kể tới Từ Điển Hán Việt...

Read more

Giáo Sư Phạm Cao Dương và Lịch sử Việt Nam hiện đại

Lời giới thiệu

Trước 1945, lịch sử Việt nam tóm tắt bằng tiếng Việt có tập Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim là được nhiều người biết hơn cả. Sau khi Hồ chí Minh thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và biến thành một chư hầu của Liên Sô Trung quốc thì lịch sử Việt Nam bị bóp méo, thay đổi để cho thích hợp với cách mạng Vô sản. Về phía Quốc gia, thì chẳng có bao nhiêu người quan tâm đến sử để mà viết, ngoài ông Phạm Văn Sơn. Đặc biệt, giai đoạn chuyển tiếp từ Nhật sang Bảo Đại sang Hồ chí Minh và rồi sự thành lập chính quyền quốc gia với Bảo Đại làm quốc trưởng, không có mấy ai bỏ công ra truy tìm tài liệu để vẽ ra toàn cảnh.

Năm 2013 xuất hiện quyển “Bên thắng cuộc” của cán bộ CS Huy Đức, ghi lại tình hình VN từ  1975 sau cuộc chiến gọi là giải phóng đất nước, hay là thống nhất đất nước, với cách trình bày học được sau khi du học Mỹ, cho nên đã được vài nhà trí thức và nhà báo hải ngoại khen ngợi rối rít “là công bằng, khách quan”. Nhưng mà mau chóng bị lùi vào quên lãng vì người đọc khám phá thấy sự lọc lựa dữ kiện và phát biểu của lãnh đạo VC nhiều năm về sau này. Nghĩa là đổi đi cho bớt vẻ sắt máu của cái thời mới chiếm được miền Nam và hung hăng đánh Cao mên, thi hành nghĩa vụ quốc tế bành trướng đế quốc Liên sô. Tương tự như sự thay đổi một vài chỗ những lời hay bài viết của Hồ chí Minh trong những sách in lại hay trích dẫn sau khi VC “đổi mới”, để không lòi ra cái sai trái của họ Hồ. Thí dụ như thời toàn trị Hồ nói “trung với đảng hiếu với dân” thì trích dẫn đổi thành “trung với nước hiếu với dân”.

Sử hiện đại VN tóm lại là sử viết theo ý của những kẻ nắm quyền.

Trong những thời gian gần đây, trên mạng điện tử có một số trao đổi các mối nối “link” để đọc các phát biểu, các bài viết của giáo sư sử học Phạm Cao Dương và cuốn “Trước khi bão lụt tràn tới, Bảo Đại Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam”. Giáo sư Dương là một nhà dạy sử, nghiên cứu sách vở, và không ở vị trí quyền hành nào để mà phải biện giải cho các vấn đề chính trị hay để khoe tư thế quyền lực của mình, như nhiều nhà chính trị miền Nam. Nói khác đi, ông là một người “dân thường” đã sống trong một thời kỳ thay đổi nhiễu nhương, nhưng không hoạt động chính trị. Ông có ý kiến của riêng ông, qua những tài liệu sách vở ông có và những sự việc đã trải nghiệm. Vì thế chúng tôi xin liệt kê những links dưới đây để người quan tâm vào đọc cho biết.

Read more