Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết -
Hai trăm tám hai nghìn.
MỘT ĐỜI NGƯỜI TRONG LỬA KHÓI (Đan Tâm)
Tôi vượt biên thành công vào năm 1981, và định cư tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1983. Tại nơi quê hương thứ hai, một đất nước tự do và phồn thịnh, tôi lại nỗ lực phấn đấu để được tồn tại. Tôi tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang gia đình tôi, khi tôi thoát ra khỏi vũng lầy Cộng Sản. Tuy nhiên, cứ mỗi năm, gần tới ngày 30 tháng 4, tôi lại băn khoăn, trăn trở, hồi tưởng lại thời gian sống trong nước, trong cảnh chiến tranh khói lửa ngút trời. Năm nay nữa đã là 46 năm, ngày 30 tháng 4 lại đang đi gần tới, đánh dấu 46 năm dân tộc tôi trầm luân trong tai ách CS. Cho tới hôm nay, tôi chưa hề nhìn thấy được một tia sáng cuối đường hầm!
Read moreHẠT TÍM - Quê Hương Trong Nỗi Nhớ (Thơ/Nhạc Việt Khanh - Tuệ Vân trình bầy)
Anh là ai, trong đêm mưa gió
Rướn thân gầy đạp chiếc xích lô
Mồ hôi tuôn trong cơn mê sốt
Sức lao động đổi lấy bát cơm
MÀY BẢO TAO QUÊN SAO? (Thơ Chu Tất Tiến)
MÀY BẢO TAO QUÊN SAO?
Cứ đến tháng Tư, lại nghe tíêng thét gào
Tíêng phẫn nộ của muôn ngàn dũng sĩ
Đã tuẫn tíêt cho quê huơng kỳ vỹ
Giòng máu tuôn trên khắp nẻo quê huơng
Thân một nơi, đầu một nẻo, đoạn truờng
Súng gẫy, guơm cong, ngựa da còn bọc
Ký Ức Tháng 4: Tôi di tản. (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Trên xe đò về Sài gòn, khi đến khu cầu xa lộ, thấy không khí có mùi in ỉn, tuy nhìn không thấy xác chết. Trên đường phố, loáng thoáng là những bộ đội giép râu, nón tai bèo hay nón cối, đi từng cặp hai người, một trước một sau. Rải rác đó đây là súng đạn vất chẳng ai nhặt. Về đến nhà, vợ tôi chỉ nói “trông mặt mày anh hốc hác quá”. Rồi đi vào, mang ra chai eggnog đưa tôi xem rồi rót ra một cái ly, nói “Em biết anh thích món này. Thấy có một chai còn trong đám hàng chợ trời, em mua để dành cho anh”. Đúng là thứ nước uống tôi đã được nếm và thích từ khi có hàng PX Mỹ bán ở Sàigòn. Mùi thơm vẫn có, nhưng không nuốt nổi. Và không thể tả được cái vị ra sao.
Read moreBÀI THƠ "ĐI GIẢI PHÓNG" (Khuyết Danh)
Ðã nhiều lần tay con run rẩy.
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà.
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ…
CÁCH MẠNG (Thơ Thái Bá Tân)
Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
Một lá thư (Lê Hằng Nguyên chuyển)
Phải chi có anh vào những ngày cuối năm này, em sẽ dẫn anh đi thăm một nơi mà em rất thích vì nó yên tĩnh, đẹp và buồn. Đó là nghĩa trang nơi có mộ ba, má, mộ cậu Sáu, dì Bốn, mộ ông Ba Cà, bà Tám Hương, ông Mười Cảnh… Những người hàng xóm thân thiết của chúng ta đều có mặt ở đây. Đến đây, anh sẽ nhớ lại những ngày thơ ấu tươi vui của chúng mình, những đứa trẻ nghèo, thiếu thốn, nhưng được tự do bay nhảy trong khu rừng nguyên sinh bát ngát tuyệt đẹp của một đất nước tên gọi Việt Nam.
Read moreĐánh cho Mỹ cút Ngụy nhào (Thơ Bob Nguyễn)
"Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam!" *
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
NHỮNG TRẠI TÙ HỌC TẬP CẢI TẠO SAU NGÀY 30-4-1975 (Trần Gia Phụng)
Kế hoạch của CSVN nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân đội VNCH rất tinh vi, chia thành hai phần: 1) Thứ nhứt, vào giữa tháng 6-1975, CSVN ra lệnh cho hạ sĩ quan và công chức cấp thấp VNCH học tập tại chỗ các khóa chính trị tử đến 7 hay 10 ngày tùy địa phương. 2) Thứ hai, CSVN ra lệnh sĩ quan VNCH từ cấp thiếu úy trở lên và công chức cao cấp VNCH phải trình diện từ 13-6 đến 16-6-1975 và chuẩn bị lương thực 30 ngày, để học tập chính sách của “chính phủ cách mạng” trong một tháng. (Bác sĩ Trần Vỹ, “Đời sống trong trại giam ở miền Bắc”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, sđd. tt. 239-250.)
Read moreTHỰC TRẠNG SAU ĐẠI HỌC XHCH (Khuyết Danh)
Đầu đường Xây dựng vá xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Kotatsu! (Vũ Đăng Khuê)
Ngày nay, mọi thiết bị sười ấm đã văn minh hơn, nhà nào cũng có aircon vừa là máy lạnh, vừa là máy sưởi hay sang hơn là “床暖房” (loại máy sưởi ấm đặt dưới những sàn nhà) nhưng kotatsu vẫn rất được ưa chuộng. Đơn giản là vì cảm giác vùi mình dưới những chiếc bàn sưởi này thực sự rất… sướng, không một thiết bị nào có thể mang lại được. Chiếc bàn Kotatsu ngày nay trở thành biểu tượng của gia đình đầm ấm, quây quần, sum họp. Vào những ngày giá lạnh, còn gì tuyệt vời hơn tất cả mọi người cùng ngồi xung quanh bàn Kotatsu để sưởi ấm và cùng nhau chuyện trò. Và những ngày đông sẽ chẳng còn lạnh nữa mà tuyệt vời hạnh phúc biết bao.
Read moreCẢI TẠO (Thơ Thái Bá Tân)
Một việc làm ngu ngốc,
Khiến nhiều người chết oan.
Cộng sản luôn ngu ngốc.
Điều ấy khỏi phải bàn.
CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI (Tiểu Tử)
Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi: «Cái bể nầy bao nhiêu khối ?». Tôi trả lời: «Mười lăm ngàn m3». Hỏi: «Mỹ nó làm cho các anh đấy à?». Trả lời: « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết! Toàn là dân Việt Nam thực hiện».
Read moreSÀI GÒN GIẢI PHÓNG (Thơ Thái Bá Tân)
Với lý tưởng chói ngời,
Ta hăng hái giải phóng,
Nhưng bất chợt, lặng người.
Cái ta muốn giải phóng,
Tưởng thấp hèn, xấu xa,
Giờ tận mắt thấy nó
Đẳng cấp cao hơn ta.
KÝ ỨC THÁNG TƯ: Những Ngày Tháng Sinh Viên Tại SÀI GÒN Sau Tháng Tư 1975 (Tuệ Vân)
Tờ mờ vào lúc khoảng 3 giờ sáng sinh viên học sinh các trường đã được huy động ra tập trung ở khu vực biểu tình. Trường Regina Pacis chúng tôi đứng trước trường Đại Học Kiến Trúc. Trong lúc thực tập hô các câu lập lại trong cuộc biểu tình, mỗi khi cán bộ Việt Cộng hô “Khỏe, Khỏe, Khỏe” thì các sinh viên Kiến Trúc đã la lên “Ghẻ, Ghẻ, Ghẻ.” Các sinh viên chúng tôi đứng quanh, nhìn nhau cố mím môi cười nhưng không dám phụ họa theo vì sợ bật thành tiếng khiến cho cán bộ VC để ý.
Read moreKÝ ỨC VỀ CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH VNCH SAU NGÀY 30 THÁNG 4/1975 (Tử Liễm)
Lính sữa chúng tôi (ám chỉ sĩ quan cấp bậc thiếu úy và trung úy) ngày ấy chịu ảnh hưởng nền giáo dục của miền Nam, ưa sự minh bạch, chân thực nên rất khó chịu với đường lối giáo dục giả dối, quanh co không lành mạnh theo kiểu miền Bắc cộng sản nhưng đã phải chịu trận với sự tra tấn tinh thần như thế. "Học tập cải tạo" mà lại đối xử thù hằn với người đi học, ăn không đủ no, phải làm lụng vất vả, bệnh tật không thuốc men, ghẻ kềnh ghẻ càng, bị kiết lỵ hay đau nặng không đi làm được thì bị mai mỉa "Chây lười ", và áp đặt "Lao động trị liệu" hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau đó lại bị gởi tới những nơi khỉ ho cò gáy để chặt cây, phá rừng, đốt rẫy. Với bao cảnh điêu đứng khổ nhục đó, chúng tôi hầu như mất hết ý chí phản kháng đành ém nhẹm vào lòng tất cả những thua thiệt, mất mát trong cuộc chiến do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra.
Read moreNỗi Buồn Biển Đông – Quê Hương Trong Nỗi Nhớ (Thơ, nhạc: Việt Khanh, Tuệ Vân trình bầy)
Đã trên bốn thập niên, hơn cả nữa đời người, đất nước Việt Nam dưới sự thống trị của đảng cộng sản là một đất nước nghèo, tha hóa trên nhiều mặt. Những giá trị đạo đức con người đã dần mất đi dưới sự uốn nắn của đảng cầm quyền để dân tộc không còn sức sống mà chống cự lại sự độc tài và tàn ác của họ. Tuy tàn độc với dân nhưng lại đớn hèn trước dã tâm bành trướng của Trung Quốc, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ thời Phan Văn Khải đã tiếp tục nâng ly chúc tụng sự trường tồn phát triển của Trung Quốc, mặc cho ngư dân Việt Nam tuy đánh cá trên lãnh hải dân tộc, lại bị bắn giết đánh đập bởi phía Trung Quốc.
Read moreTÌNH YÊU VÀ SỐ MỆNH (Khánh Vân)
Khoảng 2005, hơn mười lăm năm trước, khi thấy tin trên báo về sự ra đi của người em Anh T. Tôi điện thoại, số để liên lạc trên báo, cho người em họ của Anh T. và hỏi thăm thì được cho biết là Anh T. vẫn ở Việt Nam và rất giàu có nhưng lại là người rất cô đơn... Tôi không hiểu tại sao lại rất cô đơn khi mà giầu có nhất là ở tại Việt Nam? Người em họ của Anh T. cho biết là Anh T. có vợ và ba con nhưng đều không còn sống. Tôi hỏi là chắc vượt biển mà xẩy ra như vậy nhưng được cho biết là vợ con Anh đều chết vì bịnh tật do đó Anh rất giầu nhưng rất cô đơn! Tôi không nói cho Th. biết chuyện này. Như vậy phải chăng là số mệnh!
Read moreCHUYỆN LỀ ĐƯỜNG NĂM CŨ (Thơ Bắc Phong)
- Này, có thấy bác xích lô
Đọc Saigon Post lúc chờ khách không?