Bài thơ sau đây không ghi tên tác giả, nhặt được từ túi áo của một người bộ đội miền Bắc bị tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969 được một thường dân miền Nam thương cảnh ngộ ghi lại. Trong hồi ký của người tử sĩ nầy người ta được biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương.
Bài thơ có tựa đề “Đi Giải Phóng” đã được đăng trên báo chí VNCH thời đó.
———————-
"ĐI GIẢI PHÓNG"
Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung.
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ.
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy.
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh.
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình.
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương.
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào.
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ.
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ.
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca.
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật.
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng?
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy.
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà.
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ…
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.
Con hối hận vì đã làm chuyện xấu
Lòng con đau có ai nào thấu?
Con gục đầu chịu chết để tạ tội non sông.
Người miền Nam xin đừng hận kẻ dại khờ.
Lệnh cấp trên nào ai dám cãi?
Phải vào Nam giải phóng cái an lành
Còn non dại nên đành nghe lời hảm hại.
*Bài thơ không ghi tên tác giả.
Nguồn: FB Le van Quy