Nghe đức Phật giảng xong, các vị tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói. Bởi vì nhân quả không nhường bất cứ một người nào.
Read moreMẸ HIỀN (Thơ Bắc Phong)
con thơ tội nghiệp con không đến trường
mẹ dạy con học lề đường
A European Village- Huynh Anh Tran-Schroeder's painting
Tranh vẽ A European Village của họa sĩ Huynh Anh Tran-Schroeder.
Read moreQUÊ MẸ (BÙI MỸ DƯƠNG, Lược thuật và sưu tầm.)
Quê Mẹ, quê Cha, đất Tổ là nơi chôn rau, cắt rốn hay là nơi được sinh ra đời của một người. Ngày nay con dân Việt-Nam tản mát khắp năm châu, bốn bể thì quê Mẹ hay quê Cha đất Tổ là danh xưng để người Việt hải ngoại gọi về đất nước Việt-Nam thân yêu xa xưa.
Chúng ta mơ một ngày về xây dựng lại quê-hương đổ-nát, điêu-tàn, xây lại tình người bằng yêu thương. Nhạc-sĩ Nguyệt-Ánh cũng như chúng ta mong mỏi ngày ấy:
“Anh vẫn mơ một ngày nào quê dấu yêu không còn cộng thù , trên con đường mòn , sau cơn mưa chiều, anh ôm đàn dìu em đi dưới trăng….Em ca bài mừng quê-hương thanh-bình…
Bút ký : CHUYỆN “VIẾT BÀI” VÀ “CHUYỆN… MÁY” (Linh Vũ)
Không như bây giờ, mua PC về chỉ cần cắm điện vào là cứ thế mà xài, PC thời đó người mua phải tự mày mò gắn ổ cứng HD vô, mở BIOS lên để setup, nào là HD dung lượng bao nhiêu MB, HD bao nhiêu sector..., dĩa floppy loại gì, 5.2" hay 3.4", tự định mấy cái serial port 1,2 cho mouse, keyboard, rồi IRQ3,5,7...chỉ cần sai tí xíu thì coi như huề vì BIOS thời đó không tự động nhìn ra mấy thứ đó. Ngay cả đĩa floppy cũng rất phiền vì đĩa phải format 1.4MB, khác với loại format 1.2MB chỉ dùng cho máy Nhật.
Read moreSapa, Vietnam Terraced Rice Fields, Ruộng Bậc Thang, Champs De Riz En Escaliers- Huỳnh Anh Trần-Schroeder's painting
Sapa, Vietnam Terraced Rice Fields, Ruộng Bậc Thang, Champs De Riz En Escaliers- Tranh vẽ của Huỳnh Anh Trần-Schroeder.
Read moreĐể Dân Tộc Đi Tới Tự Do Dân Chủ Và Thịnh Vượng. (Nguyễn Hoàng Lân)
Nhưng để sự tiếp nối này diễn tiến một cách hiệu quả, chúng ta phải hiểu rằng thế hệ ngày nay cả trong và ngoài nước đều không hiểu gì về chiến tranh trước đó giữa cha ông. Họ là những con người vô tư trong sáng, không có những thù hận với Cộng sản hay Việt kiều. Những điều họ giúp cho đất nước, giúp đem dân chủ tự do đến cho dân tộc là vì lý tưởng và lòng nhân ái chứ không vì quyền lợi khi giành lại quê hương.
Read moreSÁM HỐI! (Thơ Trần Đức Thạch)
Thế hệ chúng tôi đổ bao xương máu.
Chẳng ý nghĩa gì khi dân tộc điêu linh.
Chẳng ý nghĩa gì khi đất nước tanh bành.
Lãnh thổ giang sơn bị ngoại bang gậm nhắm.
Thế hệ chúng tôi cuộc đời cay đắng lắm.
Mất chính mình mang tội ác với tương lai.
Quê Nhà, Quê Người, Quê Mỹ, Quê Việt Nam? (Trần Mộng Tú)
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn. Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở Seattle, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Read moreTruyện ngắn: Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn (Nguyễn Văn Luận)
Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:
"...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường...
hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!"
Thư Gởi Đồng Hương Nhân Cái Chết Của George Floyd (Nghị Viên Diệp Thế Lân)
Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc trong tuần này để bày tỏ sự đau buồn và phẫn nộ về cái chết của ông Floyd. Biểu tình là nền tảng của xã hội dân sự. Tuy nhiên, cùng với những người biểu tình đi trên con đường chính nghĩa, chúng ta đã chứng kiến những kẻ gây rối đã phá hủy các cuộc biểu tình ôn hòa tôn vinh ký ức của người đàn ông thành một cơ hội để phá hủy nhà ốc và trong một số trường hợp, cướp phá các cửa tiêm do người thiểu số sở hữu và điều hành. Chúng ta đã chứng kiến những câu chuyện cảm động về các cảnh sát viên cùng tham gia với người biểu tình trong sự đoàn kết, và chúng ta cũng đã thấy những trường hợp thực thi pháp luật tạo nên sự phẫn khích nơi quần chúng và làm đảo lộn sự an bình mà họ ở đó để bảo vệ.
Read moreTruyện ngắn: CUỘC SỐNG (Van Mong Nguyen)
Biết Vợ Chồng Con có sự hiếu thảo, Ông Bà Khải cũng vui. Đã quen đi lễ mỗi sáng, giờ không còn nên ông hơi bần thần, tuần đầu tiên đi lễ nhà thờ Nhật, thấy ít người và không hiểu, cười gượng. Mỗi ngày chỉ có Hai ông Bà ăn cơm trưa với nhau, Con đi làm, Cháu đi học. Thấy Vợ Chồng Con đi sớm về tối cũng thương. Ông Khải tự nhủ: thôi cứ tạo niềm vui, cho Con Cháu yên lòng.
Read moreAnh Chị Thấy Không? Tôi Đã Thấy (Thơ Tuệ Vân)
Anh chị nhớ không?
chúng ta học sử
và chúng ta đã biết
quê hương mình
lắm nỗi đau thương
nhưng văn hóa dân tộc
vẫn ngàn đời đứng vững
Thơ: ĐÊM VÀ NẮNG (Lê Văn Bình)
Đôi chân muốn mỏi
Nhưng tôi không cho mỏi
Tôi còn muốn trèo ngàn ngọn núi
Tôi còn muốn băng qua sa mạc
Tôi còn muốn vượt trùng dương
Đi tới ngày
Nắng vàng toả rạng quê hương!
Thơ: XIN LÀM TRAI THỜI LOẠN (Khắc Hiếu)
Ta cũng tiếc đời mình đang hết trẻ
Hai bàn tay sạch trắng những ước mơ
Và giấc ngủ muộn từng đêm cô lẻ
Thèm tiếng người yêu rót mật vào hồn.
Nhưng đất nước mình còn nghiêng ngửa
Dạ cằn khô ta chẳng muốn phiêu lưu
Cây Táo (Khuyết Danh Sưu Tầm)
Trong xã hội đầy bon chen này, đâu là nơi mà khi mỏi mệt chúng ta sẽ quay về!!
Read moreTruyện ngắn: CHUYỆN MỘT RONIN (Yamato Ronin)
Hôm nay cộng đồng tổ chức biểu tình trước sứ quán của Việt cộng. Âu mặc sơ mi trắng, trang phục như ngày nào còn là nam sinh trường Quốc Học Huế. Giờ đây, đoàn biểu tình không còn là những ông già bà cả của một thời dĩ vãng nữa. Hàng hàng lớp lớp thanh niên cùng tham dự. Chúng không sợ cường quyền. Chúng chẳng nề hà gian khó. Chúng chẳng màng lợi danh. Lòng chúng chỉ bừng bừng lửa yêu mến non sông. Tổ quốc không mất. Tổ quốc đang hồi sinh mạnh mẽ. Đó có lẽ là hoa thơm trái ngọt rõ thấy nhất của Âu cũng như nhiều cộng sự khác trong cả quãng đời xuôi ngược. Âu nhìn lớp trẻ, trong lòng cảm thấy hy vọng đã bừng lên toả rạng. Đây mới là con cháu của các bậc Tiên Vương, là hậu duệ xứng đáng nhờ hồn thiêng sông núi.
Read moreCHIẾN HỮU (Thơ Trần Tưởng Hoàng Kevin)
Ai đi
Ai ở cùng non nước
Dựng ngọn
Cờ Vàng cứu Quê Hương
Đã sinh
Là giống dòng Lạc Việt
Thì chết
Cũng quang phục Việt Thường
Truyện ngắn: NGƯỜI CHỒNG một đêm (Khuất Đẩu)
Nhưng chút tự trọng của một người đàn bà níu chân tôi lại. Ông hẳn đã biết tôi là ai vậy mà cứ vòng vo hỏi tới hỏi lui. Ngày ấy tôi đã mê muội đem dâng hết cả đời Con gái cho Ông.. Giờ đây Ông còn muốn tôi quỳ xuống nữa sao ? Ông kiêu ngạo hay sợ đảng đến nỗi không dám nhận một con buôn làm Vợ ?!
Read moreĐại Dịch và Dịch Đại (Trần Trung Chính)
Đảo ngữ của Đại Dịch là Dịch Đại, chữ Dịch của Đại Dịch có nghĩa là bệnh truyền nhiễm trong khi chữ Dịch của Dịch Đại là translate, là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. (Ghi chú : cũng nằm trong dịch bệnh , nhưng đa số người Việt Nam chúng ta khi nói một người nào “mắc dịch” thì nên hiểu là người đó thiếu đứng đắn trong lãnh vực tình ái)
Dịch Đại là chuyển ngữ một cách bừa bãi không theo quy luật văn phạm hay ngữ nghĩa truyền thống gì cả. Bài viết này người viết chỉ nêu ra những trường hợp điển hình mà không phải là tài liệu giáo khoa bắt buộc độc giả phải tuân theo, ai thích thì sử dụng, ai không thích thì đọc qua rồi…bỏ. Nhớ đâu viết tới đó nên không theo thứ tự và cũng ngừng khi không nhớ thêm nữa, xin độc giả thông cảm.
Read more