Trên đường đi về nhà, Ông Khải cảm thấy tâm trạng Mình thật vui và sự phấn khởi tràn trề. Sáng khi lễ xong ra ngoài Nhà Thờ Ông Tân đợi rủ ăn phở, tiệm quen nên vào ghế ngồi không cần gọi, tô phở bò tái nạm, ngon miệng, thỉnh thoảng Ông và Ông Tân đôi bạn già hay đi ăn phở chung vui cảnh nhàn. Hai người bạn già thâm giao vừa ăn vừa kháo đủ chuyên trên cõi đời, không biết nghĩ sao, hôm nay Ông Tân đốc xúi chuyện mà tâm trí Ông Khải đang suy tính lưỡng lự.
- Theo như Tôi nghĩ, Anh nên nói Con Gái bảo lãnh Vợ Chồng Anh qua Nhật, mấy đứa con ở đây cũng yên bề nhà cửa, tuổi Anh giờ 65 thì qua đó sẻ có tiền già tháng ít nhiều, Chị còn khoẻ cũng có thể lo chuyện nhà, chăm sóc các cháu cho con Vân đở vất vả phần nào! Thỉnh thoảng nhớ quê lại về thăm.
- Điều Anh nói, Tôi cũng có nghĩ tới, những năm trước, Con Vân cũng muốn bảo lãnh Hai Vợ Chồng đi, nhưng nghĩ già qua đó làm được gì? Làm phiền Con cái nên nghĩ ngợi. Còn như tiền già thì nghe Mỹ, Úc có, không biết Nhật như thế nào?
Tiếng Ông Tân tỏ rỏ sự hiểu biết, khẳng định.
- Mỹ, Úc có thì Nhật cũng phải có, nước giàu mà. Giờ Anh ở đây có làm gì đâu. Bệnh hoạn thuốc men bấp bênh, có khi qua đó con cái lại yên tâm.
Được lời động viên của Ông Tân, Ông Khải thêm chắc ý.
- Để Tôi về bàn với Bà nhà Tôi một tiếng, có thể sẽ như vậy.
Chia tay mỗi người mỗi ngả ra về, vui tình hợp ý. Nhớ tới Vợ Chồng Con Gái, từ khi sống định cư ở Nhật, nhiều năm đùm bọc gia đình, gởi tiền về làm nhà cho Anh lớn, sửa nhà cho Em gái và mới làm nhà cho thằng Em Út, căn nhà mà ông bà đang ở, hiện tại để nuôi cha mẹ, mỗi tháng đều đặn gởi về 3 man, đời sống của ông bà tạm ổn, nuôi thêm con gà, trồng vài luống rau. Tới nhà thấy Bà Khải ngồi nhìn ra, cười hiền.
- Hình như có chuyện gì làm cho Ông vui phải không?
Vợ Chồng một lòng, thực tế nói bàn chứ chưa bao giờ Bà Khải trái ý chồng, đảm đang, vuông tròn.
- Bà nghĩ sao! Tôi muốn nói Con Vân bảo lãnh Vợ Chồng Mình qua Nhật sống.
Bà Khải nghe, hỏi cho có hỏi.
- Được không Ông? Nếu có ý như vậy, thì ông nói chuyện với Vợ Chồng con Vân thử coi.
- Bà đồng ý thì Tôi sẽ nói chuyện, Con Hải đâu không thấy?
Hải là Vợ thằng Hùng, con trai Út của ông bà, mới cưới nhau cũng gần năm, cùng sống chung với cha mẹ chồng.
- Nó mới tưới mấy luống rau với Tôi xong, đang ở nhà sau, để Tôi kêu.
Hải tươi cười vui vẻ chào Ông Khải.
- Ba gọi Con, có gì không Ba.
- Con mở máy nói Chị Vân, Ba muốn nói chuyện.
Hải nhanh nhẹn bấm gọi, tiếng nối mạng.
- Chị đây Hải, có gì không Em?
- Dạ. Em thì không, nhưng Ba có, Chị nói chuyện với Ba nhé.
Cha con thấy nhau, Ông Khải mở lời.
- Vợ Chồng con và 2 đứa Cháu của Ba khoẻ không?
- Dạ. Cám ơn Ba, cả nhà Con khoẻ, Ba Mẹ khoẻ không? Được Ba hỏi thăm Con cũng vui. Tụi Con và mấy đứa nhớ Ba Mẹ và ông bà lắm.
- Ba Mẹ cũng nhớ Gia Đình Con, thằng Thành không có nhà hả Vân! Hôm nay Chủ Nhật Nó không nghỉ sao?
Tiếng cười dòn dả của con gái.
- Dạ. Anh Thành nghỉ, nhưng đi tới nhà thờ phụ công việc vì có Cha Việt Nam tới dâng lễ, con cũng đang chuẩn bị đi.
- Vậy Ba nói với Con, rồi con nói lại cũng được.
- Dạ. Con nghe, mà chuyện gì vậy Ba?
Ông Khải nói chậm, thân tình.
- Ba Mẹ muốn Vợ Chồng Con bảo lãnh cho Ba Mẹ qua Nhật.
Như có sự bất ngờ tạo sửng sốt.
- Ba Mẹ tính qua đây sống luôn với Gia Đình con.
- Đúng rồi, Con bàn với Thằng Thành rồi tối nay liên lạc trả lời cho Ba.
Ông Khải đưa máy cho Hải, nhìn Bà Khải mỉn cười, bên kia Vân tắt máy lúng túng, chuyện lớn tới rồi.
Cầm điện thoại trên tay, Vân quay cuồng đầu óc, Con cái nào không muốn gần gủi Cha Mẹ sớm hôm, nhưng điều kiện hiện nay, những số tiền chưa thanh toán xong, mấy tháng nữa thằng Con đầu lại vào đại học, không nể cũng phải thương Chồng, tiền bạc cứ dồn về bên mình, mông lung quá, thôi cứ nói với Chồng, nếu Anh không có ý thì cũng vui bằng lòng, tới giờ phải đi rồi. Hôm nay nơi vùng này có Cha mới về thăm, chỉ hơn chục gia đình Công Giáo, đầu tháng đi Tokyo dự lễ Việt Nam, lên xe buýt, đổi tàu điện vài lần, mỗi tuần thì cứ Nhà Thờ Nhật ở gần, xa quê nên cư xử trong tình thân, tới với sự yêu thương, nhân dịp Cha về lễ dâng lễ vui mừng, nên bà con bàn nhau trách nhiệm tuỳ lòng, tài ai nấy trổ, mở những gian hàng bán thức ăn. Bánh xèo, chả giò, bánh mì thịt, phở, vừa vui ăn ngon, hát cho thêm yêu đời, vật phẩm tự ứng, trừ chi phí. Mỗi người bằng tấm lòng, nên tuy ít người vẫn duy trì những Quỹ cấp học bổng mỗi năm cho học sinh nghèo, mỗi vùng vài chục gia đình Công giáo. Quý Cha có công việc mục vụ của mình, khó thăm vào ngày Chủ Nhật, tới ngày thường thì con cái đi làm, nên hôm nay Ai cũng nỗ lực phấn khởi. Đậu xe, vào tới sân nhà thờ thấy Chồng đang nhìn cười.
- Bàn Em và Cô Nga làm bánh xèo Anh chuẩn bị rồi, Em gặp Cô Nga rồi lễ xong làm bán được.
Vân nhìn Chồng âu yếm, chuyện nhỏ chuyện to gì Anh cũng chu đáo, chẳng phàn nàn. Thánh lễ sốt sắng, cầu nguyên cho Quê hương, dân tộc, chúng con nhớ về những ân tình nơi quê nhà. Cha mới chịu chức thuộc Dòng Tên nên giảng thật hay, xưng Con ngọt ngào: Những năm tu học nhiều khi cũng ngả lòng, ơn Chúa giúp và những lời cầu nguyện của tất cả, mỗi lần gặp người đồng hương thấy ấm tình nâng đỡ, cảm ơn Chúa, cám ơn Bà Con. Chúng Ta trao cho nhau tình yêu thương. Tiếng chào, câu mời, thôi đủ giọng cười, trăm hoa đua sắc, những tà áo dài xinh đẹp. Các ông phởn phơ, ngày của riêng mình 1 2 3 uống. Những số tiền thu được, sẽ trừ chi phí và tiền quà cho nhà thờ, gởi tiền di chuyển cho Cha, còn lại gởi về quỹ giúp trẻ em bất hạnh của Giáo Đoàn, niềm vui luôn tự nhiên trọn vẹn. Những cái bánh cuối cùng cũng bán hết, Vân thấy Chồng đi tới.
- Nếu không có gì nữa. Em cứ về trước, Anh ở lại thu dọn với Anh Em rồi sẽ về, chiều 2 đứa nhỏ ở nhà ăn cơm.
Về nhà ngồi hồi hộp đợi Chồng, thời gian trôi qua thật chậm, đi làm mà giờ dài như thế này Ai chịu nổi. Thành tươi tỉnh ngồi xuống ghế, Vân tới tủ lạnh mở lấy lon bia, trên đó Anh không uống được vì phải lái xe trả bàn ghế, hay đưa người. Ở Nhật đã có uống thì không lái xe, Cảnh sát ít khi chận hỏi giấy tờ, nhưng xảy ra chuyện thì tai hại, bằng lái bị tịch thu không có lý do nào nói được. Ngần ngại rồi cũng phải nói.
- Em có chuyện muốn nói, Anh thấy không được thì cũng vui, nhiều chuyên quá nên Anh hiểu cho Em.
Thành uống hớp bia xong, Vân nhẹ người khi Chồng cười.
- Chuyện nhà ở Việt Nam phải không! Em cứ nói.
- Dạ. Hồi sáng Ba có nói muốn Vợ Chồng mình bảo lãnh Ba Mẹ qua ở bên này, tiền bạc trong nhà không có nên Em lo lắm. Theo Anh thì như thế nào? Ba nói hỏi Anh rồi tối trả lời.
Một thoáng suy nghĩ như tính toán.
- Bây giờ Mình có giải thích như thế nào thì Ba Mẹ cũng không hiểu, Ba đã có ý như vậy thì Vợ Chồng Mình sẽ bảo lãnh, cứ bằng lòng, biết đâu Ba Mẹ qua đây lại hay. Mình có điều kiện, con bảo lãnh Cha Mẹ dễ, nên về thủ tục không lo. Giấy tờ đủ, Chiều ăn cơm sẽ cho 2 đứa nhỏ biết, tiền thì có thể mượn ngân hàng được, còn mượn Anh Em mỗi người một ít, nước tới đắp bờ, dâng lên Chúa và vui là tốt, Em như thế nào?
Vân bật tiếng cười ngẩn ngơ, hoá ra với Chồng Mình chuyện thật đơn giản, bên nhau buổi chiều êm đềm.
Thấy Chồng đứng lên bỏ lon bia không vào bịt rác lon, nơi mà tới rác cũng nhiêu khê, Vân biết thói quen của Chồng, sẽ nằm nghỉ một lúc, Vân ngồi nhớ tới những năm tháng đã qua, vất vả bước đầu xứ lạ, những cái không biết phải học, Vợ Chồng yêu thương, con cái ngoan hiền, trong nhà nói với nhau bằng tiếng Việt, Tối đúng 9 giờ đọc kinh chung Gia Đình, đọc bài Phúc Âm ngày hôm đó, thành viên của Giáo Xứ Nhật. Quan niệm của Chồng Vân theo vì hợp ý: Ai cũng có sự khôn ngoan trong đời sống, Ai cũng tốt và mình vui với Ai mừng vui. Cảm tạ ơn Chúa trong mọi sự. Tiếng chào của Thuỳ, đứa Con Gái thứ hai.
- Thưa Mẹ Con đi học về, Ba chưa về hả Mẹ?
- Ba mới vào phòng nghỉ, thương Ba vậy, thay quấn áo rồi phụ Mẹ nấu ăn chiều.
Hôm nay Chủ Nhật nên Nó về sớm, đang lớp 10, cứ lên Trung Học là ít khi có nhà, phải tham gia bộ môn nào đó, ngoài giờ học thì tập, có hội diễn là về chậm, buổi trưa ăn cơm ở trường, Tiểu học và tới Trung Học cấp 1 thì đóng tiền cơm do Hãng nấu cho Học sinh, từ lớp 10 thì mang theo phần ăn. Hai Mẹ con cùng làm, nồi canh bầu nấu tôm thơm bốc khói, trái bầu mua 500 ¥ tại nhà thờ của Bác Nhân trồng, chia cho Chị Nga một nữa, cá lờn bơn kho tiêu, và trứng trộn thịt hấp, thằng Thuận, con đầu cũng đã về tới, Nó đang học lớp 12.
- Chào Mẹ Con mới về, Thuỳ giỏi nhỉ!
Vân nhìn con trai, lớn rồi, hai Mẹ Con nấu, hai Cha Con dọn bàn, bữa cơm thật đầm ấm, nhà có quy định, khi ăn không coi ti vi, điên thoại gác ống nghe không nhận, Vân mỉn cười nói.
- Ba Mẹ có ý đưa Ông Bà Ngoại qua cùng sống với Gia Đình Mình, hai đứa nghĩ như thế nào?
Thằng Thuận vẻ hồ hởi.
- Con cũng muốn, sang năm Con học Đại Học hay chuyên môn nên ít về nhà, Ba thì đi làm về muộn, nên có Ông Bà sẽ vui.
Con Thuỳ cũng nhanh miệng.
- Như vậy tốt đó Ba Mẹ, Con không nghĩ tới chuyện Mẹ ở nhà một mình nữa.
Hai Vợ Chồng nhìn nhau, hai đứa Con ngoan.
- Bửa nay rửa chén để phần tụi Con, Ba Mẹ tính chuyện lo cho Ông Bà, tụi Con giúp được gì Ba Mẹ cứ cho biết.
Ngồi với nhau, Chồng nói những điều cần, sẽ hỏi những người đã bảo lãnh Cha Mẹ, vậy là yên tâm.
- Giờ Em vào máy để Anh thưa chuyện với Ba, chắc đang chờ.
Tiếng Ông Khải vui, khi thấy Vợ Chồng Con Gái theo ý mình.
Vẫn có sự hồi hộp khi nộp hồ sơ bảo lãnh tại Chi cục Sở Nhập Quốc, nhưng rồi do giấy tờ đầy đủ cũng xong, giờ cùng ngồi trên xe, Hai Vợ chồng vui, đi Gunma tắm suối nước nóng, sau đó sẽ thăm Gia Đình Anh Chị Đức. Hồi đầu nói tắm không mảnh vải trên người cũng ngại, ý mắc cỡ, dị gì đâu, nhưng khi làm việc bị đau nhức, mấy Người Nhật cùng Hãng động viên nên thử và thấy đừng để ý cũng không sao, ai sao mình vậy, ngâm trong hồ nước suối khoáng nóng 40 độ thấy nhẹ người, nam nữ riêng biệt, còn Vợ Chồng nếu thích vẫn thuê riêng nơi tắm chung, giá tiền mắc hơn, dặn hai đứa con ở nhà lo cho nhau, Ba Mẹ đi thư giãn. Mới đám cưới được mấy tháng, Hai Vợ Chồng theo ghe người Bạn vượt biên, tuần lễ lênh đênh trên biển, Tàu vớt đưa vào Nhật, xin đi đâu cũng không được, tuy Chồng Vân có Ba Mẹ Anh Em ở Mỹ, gởi giấy bảo lãnh cũng bị bác, lý do có Vợ. Đầu tiên nhập trại tạm thời Omura, chuẩn bị khám sức khoẻ, Nhật khôn, chia nhỏ về các nơi, sau đó Ai quyết định định cư ở Nhật thì chuyển tới Trung Tâm Xúc Tiến Định Cư Himeji. Người nào biết không thể đi nước thứ 3 được nhưng ý chần chừ sẻ tới Trung Tâm Cứu Viện Quốc Tế Shinagawa, học Nhật ngữ, không đi được thì đành ở Nhật, có vài ưu tiên dành cho người Tỵ Nạn, như vào được nhà của Thành Phố không qua thủ tục nào, có thể làm thử Hãng thấy lương hay thích hợp mới đồng ý. Chồng Hãng chế tạo hàng điện tử, Vợ Hãng may đồ vét, ngu ngơ mỗi ngày, Vợ Chồng son, hai lương nên đời sống tạm ổn, Chồng rộng rải để Vân giúp gia đình mình, cũng cảm động. Một năm đi làm bằng xe đạp, cực thân, Chồng liều đi học bằng lái xe, nhìn đống chữ phát rầu, may sao Anh chỉ thi một lần đậu, cầm bằng mới Vợ mừng, Chồng cười.
- Anh tính thi cả năm, giờ nói thi lại là chắc rớt, chữ với nghĩa.
Có bằng mua xe cũng đi một mình, Chồng Hãng phía Đông, Vợ phía Tây, chỉ cùng đi lễ hay đi chơi. Khi được đứa Con đầu, Vân bế Con về Việt Nam mấy tháng, học bằng lái qua đổi, lúc đó Vân đề nghị.
- Mình giao Con cho Ông Bà nuôi, tháng gởi tiền về, bên này nếu Em đi làm gởi nhà trẻ tiền cũng vậy mà cực. Nó sẽ giỏi tiếng Việt, lớn tới tuổi đi học Mình đưa qua.
Chông cười nhẹ giải thích.
- Đừng tính như vậy, Con là hồng ân Chúa ban, chăm sóc Con cái phải là niềm vui, Con cần ánh mắt yêu thương của Cha, hơi ấm của thân Mẹ, nếu có con mà sợ nuôi cực thì suy nghĩ nông cạn không có tình thương, còn tiếng Việt Nó sẽ quên, tiếng Nhật cần để học thì không biết, chưa dứt sữa ở với ông Bà, chưa đủ lớn về lại Ba Mẹ, Em thấy tàn nhẫn không?
Biết Chồng nói phải Vân lặng im, sinh thêm đứa con gái thứ hai, thấy Chồng vất vả, Vân cảm nhận được tình Vợ Chồng, mỗi lần sinh tiền bệnh viện gần như Bảo Hiểm sức khoẻ trả đủ. Bệnh viện làm khai sinh, chỉ lên toà hành chánh nộp, rồi đăng ký cho Sở Nhập Quốc, Cha Mẹ Vĩnh Trú thì Con Vĩnh Trú. Tắm khoẻ xong, hai Vợ Chồng ăn cơm tại Suối nước nóng và nghỉ ngơi. Anh Chị Đức thật mừng khi Hai Vợ Chồng tới, quen khi ở Shinagawa, Anh Chị coi hai Vợ Chồng như Em, thân tình qua những buổi tối đọc kinh chung tại phòng Anh Chị. Đạo đức, hiền lành, không Con nên về Việt Nam nhận 2 đứa Con nuôi, giờ tụi Nó lớn, rất thương Anh Chị. Vui tình hội ngộ của những người Con xa quê, tiếng nói cười vang trong ánh nắng chiều.
Cùng vào phòng với Vợ Chồng Anh Chị Đức, quen nhau từ lâu, tới lui thân tình Anh Em đầm ấm, ngồi xong Anh Đức thăm hỏi.
- Cũng nhớ Vợ Chồng Chú Cô, mấy đứa nhỏ cứ nhắc chừng, nghe Cô Vân nói bảo lãnh Ông Bà qua, giờ như thế nào?
Vân nhường lời cho Chồng.
- Hôm nay Tụi Em mới nộp hồ sơ xong, chờ ở Việt Nam gọi phỏng vấn là được Anh Chị, Nhật chỉ khoảng mấy tháng, có vấn đề cần bổ túc thì Họ liên lạc.
- Nếu khó khăn về tiền, Anh Chị giúp được, cứ nói nhé. Khi Hai Bác qua, nhớ cho Anh Chị biết để đi đón.
- Vợ Chồng Em tự lo hồ sơ nên chưa tốn kém gì, còn tiền vé Ba Mẹ, thì từ bây giờ mỗi tháng Tụi Em để dành riêng 1 man, nên chắc cũng đủ.
Chị Đức chen vào.
- Chị có biết mấy Gia Đình bảo lãnh Ba Mẹ qua, cứ có vấn đề lục đục, vài tháng sống không quen, con cái đi làm, cháu đi học, cả ngày quanh quẩn trong nhà, tuổi già buồn lại đòi về, rồi lại đòi qua, Chú Cô không sợ sao?
Hai Vợ Chồng Vân nhìn nhau, vẫn tiếng Chồng ôn tồn.
- Vợ Chồng Em giờ chỉ theo ý Ba Mẹ, nếu qua và muốn về thì như một chuyến du lịch thăm Con Cháu, trường hợp Vợ Chồng Em đơn giản, mỗi tháng có gởi về cho Ông Bà 3 man ¥, Ông Bà qua thì không gởi nữa, để riêng số tiền ra, ông Bà về lấy tiền đó mua vé, chỉ vậy thôi, miễn Ba Mẹ bằng lòng.
Anh Chị Đức gật đầu, tiếng ồn ào bên ngoài, vợ chồng con Hạnh, con Ngân vui mừng.
- Tụi Cháu trông Chú Cô mãi.
Chồng Con Hạnh, thằng Minh cũng được Ba Mẹ Vợ thương, Con Hạnh, con gái lớn được Anh Chị nhận, đưa qua năm 15 tuổi, theo tuổi vào học lớp 9, do cố gắng nên Trường chuyển thẳng diện ưu tiên lên lớp 10, xong lớp 12 xin đi làm, năm năm dành tiền về Việt Nam tìm thằng Minh, thời nhỏ cùng sống trong Tổ Ấm, Anh Chị Đức về làm đám cưới, một mối tình dễ thương. Còn Con Ngân, con gái thứ hai, lấy thằng Thân, thằng này hơi bướng, thương Vợ theo tính cách Chồng Việt Nam, không cho Con Ngân đi làm, sau có hai đứa Con Anh Chị Đức phải can thiệp. Anh Đức nóng, Nó cũng sợ.
- Một phần lương của Mày, hai đứa Con lo gì nổi, còn nữa Vợ Mày không đi làm, thì làm sao gởi Con vào nhà trẻ được. Mà không đi nhà trẻ, làm sao tụi Nó biết tiếng Nhật để đi học sau này.
Có nhiều lần Anh Đức tâm sự.
- Chuyện nhà Tụi Nó, Anh cũng không muốn xen vào, nhưng không nói không được.
Tiếng khua dao động thớt trong bếp, Thằng Minh, thằng Thân dán mấy thùng giấy cạc tông xếp lại, trải tấm vải làm bàn, mấy bà đãi bún bò giò heo, chả giò, thịt heo rừng nướng. Anh Chị Linh, bạn thân Anh Chị Đức tới cười vui. Gặp Anh Linh lần đầu cứ nhớ câu Anh nói.
- Nước Nhật phải cám ơn Mình, còn Mình không cần cám ơn nước Nhật.
Chưng hửng Anh này nói hay nhỉ.
- Anh lớn nói Em nghe, chứ Mình tỵ nạn, nước Nhật nhận, cho Mình dịnh cư, thì Mình phải biết ơn chứ!
- Chú không hiểu, nước Nhật đâu muốn nhận Mình, bị thế giới ép phải nhận, và tất cả người tỵ nạn Mình đều ở tuổi đi làm, không tốn tiền gì mà có người làm việc, Ai cám ơn Ai.
Biết không cãi được đành chỉ nhớ, tính Anh tốt và có lòng với mọi người. Bữa ăn ngon, sau đó hát karaoke, Chồng hát Vợ khen hay, con vỗ tay, ấm cúng tình Gia Đình.
Sáng ngủ dậy, dâng ngày cho Chúa, xuống bếp Chị Đức cười chào, Chị đang đứng tráng bánh cuốn, Con Hạnh ngồi viên nhưng đậu xanh nấu xôi cúc, có Vân chị Đức nhường nồi hơi để Vân làm bánh lọc, thanh đạm mà ngon, trên bàn Anh Đức và Chồng đang ngồi uống cà phê, Thằng Minh cũng có mặt. Tối hát Nó tạo cho mọi Người sự bồi hồi xúc động với bài: Nó " Thằng Bé âm thầm đi vào ngỏ nhỏ, một chén cơm chiều nên lòng chưa no " vừa hát ánh mắt Nó nhìn Vợ âu yếm. Sống mồ côi, giờ chung hạnh phúc, hai Vợ Chồng đi làm, nên mỗi tháng hai Vợ Chồng dành 5 man để gởi về giúp Tổ ấm, nơi nuôi dưỡng những trẻ Em bất hạnh, cũng đang tính bảo lãnh một hai Em qua. Anh Đức và Chồng Vân tình thân tri âm, không phân tuổi tác, một hạnh ngộ Chúa thương ban qua những buổi đọc kinh, tình bạn không mua không bán, quan trọng ở những thứ mình cho đi. Thằng Thân rón rén đi xuống bếp, thằng thích nấu ăn, con Hạnh cằn nhằn.
- Vợ chưa dậy à! Đàn ông con trai, ở dưới bếp làm gì? Lên nhà ngồi với Ba với Chú.
- Vợ Em dậy rồi, đang lo cho 2 đứa Con.
Thằng Thân đi lên, pha ly cà phê, khép nép ngồi, với Anh Đức, Nó vẫn áy náy chuyện chưa trả được số tiền mượn của Anh, không muốn Vợ bị người khác sai việc, thấy Con Ngân đi làm, đón con cực nhọc, Nó nảy sinh muốn mở tiệm ăn, thích nấu ăn và cũng tự tin tài của mình, không biết Nó giỏi nói cách gì mà Vợ Nó, cũng như Con Hạnh nhiệt tình ủng hộ, Chị Đức xuôi theo, sẵn dịp Anh Đức nghỉ Hãng có số tiền nhận được Nó mượn, Hai Vợ Chồng cùng hai con về Việt Nam thăm Bà Con Họ Hàng, mua sắm bàn ghế, vật dụng bếp và vật liệu trang trí. Tính toán đâu đó, mướn chỗ mở tiệm ăn, Phở, bánh xèo, gỏi cuốn, khai trương tưng bừng, thân hữu Nhật Việt xôm tụ. Con Hạnh cũng xin tạm nghỉ Hãng mình làm, tha thướt trong áo dài đẹp xinh phụ bán, sau ngày khai trương, hai Vợ Chồng nhìn về một hướng, Con Hạnh ngồi ngó trần nhà, quán không có khách, Người Nhật không tới, người Việt không ai nghĩ đi tiệm ăn cái bánh xèo 600 Yên, từng ngày chờ trong kỳ vọng, 3 tháng đóng cửa, Anh Đức xuề xoà thông cảm.
- Cũng là một bài học, số tiền coi như Ba Mẹ cho.
Bữa ăn sáng trong tình gia đình vui vẻ, con Hạnh lên tiếng.
- Sắp tới thằng Con của Con Nó 6 tuổi, vào lớp 1, phải chuẩn bị như thế nào vậy Chú Thành?
- Cũng không có gì phải lo, nhà trẻ sẽ nộp hồ sơ, khoảng giữa tháng một thì sẽ nhận giấy thông báo của phòng giáo dục, chỉ định trường học gần khu vực nhà mình ở. Nhớ giữ tờ thông báo vì đó là giấy chứng nhận nhập học, nếu bỏ mất cũng không sao, ở Nhật họ dễ, còn qua tháng hai mà chưa thấy giấy thông báo thì hỏi Cô giáo nhà trẻ.
- Còn như sách vở thì mua ở đâu Chú?
Vân thấy Chồng nhìn Anh Chị Đức cười.
- Sách vở không phải mua, từ lớp 1 tới lớp 9, cưỡng bách giáo dục nên chính phủ cấp, sẽ có đủ trên bàn của Nó, những thứ như giày, mũ thì chờ biết trường đã, có bán ở tiệm, còn bàn học thì Ông bà cho, cặp Chú Cô sẽ tặng, yên trí chưa, nói mỏi cả miệng.
Tất cả phì cười, Anh Chị Linh cũng vừa tới, ngày hôm nay sẻ cùng đi hành hương Akita, nơi có tượng Đức Mẹ khóc. Đường xa, tiện đâu ghé tiệm ăn đó, vào tiệm Nhật ăn giá cả rành mạch, lịch sự, không có lệ cho tiền thưởng.
Kính viếng Đức Mẹ những ngày sau đó, Vân và Bà Khải đều hài lòng, Bà Khải vốn quen theo ý Chồng, thương Con Gái một mình từ lúc lấy chồng, ra đi sống xa, giờ gần gũi cùng nấu những bữa cơm Bà thích lắm, sáng Vân đi làm, cứ chiều Vân về đưa Mẹ đi siêu thị, Mẹ Con tíu tít, Bà Khải cứ trầm trồ chuyện giá cả mắc mỏ so với Việt Nam, nghe con gái nói, Bà Khải hiểu cuộc sống tha hương, tuy công việc ổn định nhưng cũng phải có nhiều cố gắng. Ông Khải và Con Rể tâm đắc chuyện trò. Ông ớm thử.
- Như Ba thì khi nào có thể nhận được tiền già!
Chồng Vân ôn tồn giải thích.
- Nước Nhật không có quy chế tiền già thưa Ba, phần bảo hiểm về sức khoẻ của Ba Mẹ thì Con sẻ nói Hãng làm, không mất tiền, Nhật nếu một người có bảo hiểm của Hãng thì cả nhà sẽ cùng hưởng được, trừ khi Vợ lương một năm trên 1 triệu thì tự đóng.
- Sao bữa Ba nghe Anh Đức nói, nhận tiền già để sống mà.
- Dạ. Anh Đức có nhận, là do đã đóng mỗi tháng, trên 25 năm, giờ Anh 65 nên được nhận, còn như trường hợp Ba mới qua đâu có thời gian đóng nên sẻ không có. Kể cả người Nhật nếu không đóng đủ 25 năm cũng không được nhận. Còn những người khó khăn, mà không nơi nương tựa thì Nhà Nước sẻ chu cấp hoàn toàn.
Ông Khải có phần thất vọng, nhưng cũng chấp nhận, hỏi tới công việc làm, Vợ Chồng Vân trình bày.
- Ba Mẹ nên nghỉ ngơi, một phần đường xá chưa quen và tuổi lớn, công việc ở Nhật rất khó ở những ngày đầu, điều kiện hiện nay Tụi Con đủ lo cho Ba Mẹ được. Còn sẽ thu xếp khi có ngày nghỉ, sẽ đưa Ba Mẹ đi núi Phú Sĩ cho biết, và thăm Anh Chị Đức. Khi nào Ba Mẹ muốn thì lại về Việt Nam.
Biết Vợ Chồng Con có sự hiếu thảo, Ông Bà Khải cũng vui. Đã quen đi lễ mỗi sáng, giờ không còn nên ông hơi bần thần, tuần đầu tiên đi lễ nhà thờ Nhật, thấy ít người và không hiểu, cười gượng. Mỗi ngày chỉ có Hai ông Bà ăn cơm trưa với nhau, Con đi làm, Cháu đi học. Thấy Vợ Chồng Con đi sớm về tối cũng thương. Ông Khải tự nhủ: thôi cứ tạo niềm vui, cho Con Cháu yên lòng.
Van Mong Nguyen
* Trích từ “Đặc Tập 40 Năm Văn Học Việt Nam Tại Nhật - Chương 5.”