Với khẩu hiệu “Giữ Nước Mỹ Vĩ Đại”, để kích động những người ủng hộ ông, tổng thống Trump sẽ không thể không tiếp tục khuấy động chia cách chủng tộc. Đây là điều mà các thành viên đảng Cộng Hòa đang đối mặt với sự tái ứng cử vào tháng Mười Một cuối năm lo sợ, vì nó đi ngược lại với những kêu gọi đại đoàn kết đất nước của họ. Truyền thông vẫn nói rằng ông Trump thường có lợi trong tình hình chia rẽ lộn xộn. Bởi vì ông biết thừa cơ nước đục thả câu, nhắm vào thành phần nào để tranh thủ mà thắng.
Read moreSuy nghĩ về quan điểm “Người tị nạn Đông Nam Á nợ người da đen” của Trịnh quốc Trương, (Thành viên PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến) (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Kế đó, tôi được mời trong ban thuyết trình, như một nhân chứng cựu tù cải tạo vượt biển, cùng với ca sĩ Joan Baez trong buổi họp báo ở Beverly Hills, công bố bức thư ngỏ gửi nhà cầm quyền CHXHCNVN phản đối sự hành hạ tù cải tạo. Tiếp theo, bà Ginetta Sagan và Joan Baez đã đi Washington, DC tổ chức biểu tinh cầm nến trước Bạch cung yêu cầu cho các thuyền nhân định cư tị nạn. Và tổng thống Carter đã ký sắc lệnh cho 14,000 thuyền nhân vào Mỹ.
Read moreNgười tị nạn Đông Nam Á ‘nợ người da đen’ (Trinh Q Truong )
Hai thập kỷ trước khi những người tị nạn Đông Nam Á đầu tiên đến Hoa Kỳ, các nhà đấu tranh quyền dân sự Da Đen đã thúc đẩy sửa đổi các chính sách nhập cư và sự kiện này đã cứu chúng ta. Thành công lớn nhất của họ là Đạo luật Quyền Dân sự vào năm 1964 và Đạo luật Quyền Bầu cử vào năm 1965. Những luật này quy định rằng sự bình đẳng, chống phân biệt đối xử và chống kỳ thị chủng tộc là những chính sách chính thức của đất nước. Luật này thiết lập những tiêu chuẩn nhập cảnh công bằng hơn và đã cho phép chúng ta tái định cư vì luật đặt ưu tiên cho việc đoàn tụ gia đình, nhập cư dựa trên kỹ năng và tiếp nhận người tị nạn từ các quốc gia cộng sản. Các nhà đấu tranh người Da Đen cũng đã trực tiếp ủng hộ người tị nạn Đông Nam Á.
Read moreCái Chết Của Floyd Liệu Có Ảnh Hưởng đến Cuộc Tranh Cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2020? (Tuệ Vân)
“Chúng ta cần một chính quyền xứng đáng với người dân, và tình trạng hiện nay đã không phản ảnh điều đó.” “Là một người da trắng của miền Nam, tôi biết rất rõ về tác động của sự phân chia chủng tộc và sự bất công đối với người Mỹ gốc Phi Châu. Là một chính khách tôi đã thấy được trách nhiệm để đem đến sự bình đẳng cho tiểu bang của tôi và đất nước của chúng ta.” “Những người có quyền lực, quyền thế, có lương tâm đạo đức cần phải đứng dậy và nói “không thể được nữa” đối với sự kỳ thị chủng tộc của cảnh sát và hệ thống công lý, sự chênh lệch kinh tế trái đạo lý giữa người da trắng và người da đen, và đối với những hành động của chính quyền làm hư hại tính dân chủ hợp nhất của chúng ta.” Chúng ta phải rọi đèn vào tính vô đạo đức của sự kỳ thị chủng tộc. Nhưng sự bạo loạn, cho dù tự phát hay chủ tâm, đều không phải là cách giải quyết.” Cựu tổng thống Jimmy Carter phát biểu.
Read moreQuanh tờ giấy hai chục đô la giả (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Khi được phỏng vấn là sẽ giải quyết ra sao về hai vấn đề căn bản đã khơi dậy những chống đối trên toàn quốc là kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát, ông Trump trả lời là tại sao không hỏi ứng viên tổng thống Biden kỳ cựu nhiều năm trong chính trị. Ông chỉ mới ở địa vị tổng thống 3.5 năm. Ông chỉ nhấn mạnh đến những đốt phá, cướp bóc và khẳng định là tổng thống của trật tự và luật pháp (law and order), và “chỉ có một luật thôi”.
Read moreThư Gởi Đồng Hương Nhân Cái Chết Của George Floyd (Nghị Viên Diệp Thế Lân)
Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc trong tuần này để bày tỏ sự đau buồn và phẫn nộ về cái chết của ông Floyd. Biểu tình là nền tảng của xã hội dân sự. Tuy nhiên, cùng với những người biểu tình đi trên con đường chính nghĩa, chúng ta đã chứng kiến những kẻ gây rối đã phá hủy các cuộc biểu tình ôn hòa tôn vinh ký ức của người đàn ông thành một cơ hội để phá hủy nhà ốc và trong một số trường hợp, cướp phá các cửa tiêm do người thiểu số sở hữu và điều hành. Chúng ta đã chứng kiến những câu chuyện cảm động về các cảnh sát viên cùng tham gia với người biểu tình trong sự đoàn kết, và chúng ta cũng đã thấy những trường hợp thực thi pháp luật tạo nên sự phẫn khích nơi quần chúng và làm đảo lộn sự an bình mà họ ở đó để bảo vệ.
Read moreThấy Gì Qua Cái Chết Của George Floyd (Tuệ Vân)
Sự bắt giữ và truy tố một mình cảnh sát viên Chauvin tuy nhiên đã không làm dịu đi sự giận dữ của những người biểu tình. Họ đòi hỏi phải truy tố tất cả bốn cảnh sát viên có liên quan tới cái chết của Floyd. Các cuộc biểu tình những ngày sau đó đã gia tăng cường độ với những sự bạo loạn xẩy ra, khi người biểu tình đốt phá cửa hàng và cướp đoạt các hàng hóa tại các khu vực thương mại tại các thành phố trên các tiểu bang Hoa Kỳ. Sự việc càng trở nên nghiêm trong hơn khi có những người dân vô tội khác đã bị giết chết vì những kẻ hôi của. Điều mà ban tổ chức những cuộc biểu tình đã không thừa nhận đó là chủ trương của họ.
Read moreCái Chết Của George Floyd Và những Cuộc Biểu Tình Trên Nước Mỹ (Tuệ Vân)
Những người qua đường đã đứng lại xem. Một phụ nữ tự xưng là một nhân viên cứu hỏa và yêu cầu Chauvin bắt mạch Floyd. Nhưng Chauvin đã giữ nguyên đầu gối đè lên cổ Floyd trong vòng 8 phút, 46 giây, bao gồm cả 3 phút sau khi Floyd đã bất động và không còn nói được nữa. Nhìn biểu kiến, Floyd đã bị đè ngộp thở chết tại chỗ.
Read more