Người ta gọi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày đứt phim, ngày đổi đời, ngày mất nước, ngày quốc hận. Điều nào cũng đúng. Thân phận của mình mà còn không biết có yên thân không thì còn nghĩ gì tới nghiên cứu. Nghiên cứu làm sao được khi tài liệu không có. Tin tức, số liệu được công bố thì toàn là những bịa đặt. Tất cả mọi thứ trong chế độ “ưu việt nhất của loài người” phải được đảng lãnh đạo. Đảng có cần, có sai bảo thì mới được làm. Bọn nhà giáo gốc nguỵ, lý lịch ba đời đầy rẫy những vết đen thì đảng cho yên thân là tốt lắm rồi, nói gì đến nghiêu cứu. Tinh thần đâu mà nghiên cứu khi gia đình còn nheo nhóc, dạ dày còn lép xẹp.
Read moreChuyến du lịch Nhật Bản (Bùi Mỹ Dương)
Thứ tư 26/12 cả nhà rời khách sạn đi Osaka Shinkansen, xe điện chạy 200km nhanh nhất thế giới. Xe chạy vun vút nhưng trên xe êm ru, khi tới Osaka vì lúng túng nên tôi để bỏ quên một valy của Quốc Anh và túi sách tại sân ga, đến khách sạn mới nhớ ra. Thế là mấy cậu con hốt hoảng chạy lại sân ga thấy đồ đạc vẫn còn nguyên, đó là đặc điểm của nước Nhật.
Read moreMột ngày của ta (Trach Gầm)
Một ngày của ta trên tuổi bốn mươi
Thành phố ta quen biến thành chợ trời
Cái tách, cái ly, cái quần, cái áo
Giải phóng ra đường đổi bát cơm tươi
Ta đạp cyclo ngày vài chục chuyến
Cố dặn tâm hồn … đừng nhé chớ điên
Gắng sống nghe chưa… tìm đường vượt biển
Để… cùng bạn bè lấy lại tình thương
Bánh cuốn (Vũ Đăng Khuê)
Nghe đến tên bánh cuốn, mắt tôi sáng rực, vội tung chăn vùng dậy và chỉ một tiếng sau tôi đã có mặt trong làn sóng người đi tìm hương vị quê hương. Tính nhẩm tôi đã ăn một tô bún bò, một đĩa chim sẻ nướng, và 3 đĩa bánh cuốn, một đĩa có 3 lát, tính ra là 9 lát mà vẫn còn thèm.... và thèm.
Read moreSóng bên kia bờ (Huy Nguyễn)
Hơn 30 người lếch thếch được đưa vào trại sau khi xuống tàu. Người trong trại túa ra hỏi tán loạn. Thằng em sợ hãi ôm sát cánh tay chị. Chị vui mà buồn, bắt đầu cuộc đời mới rồi đây. Thoát khỏi đất nước tối tăm, chị có biết gì trước mắt đâu; nghe người ta đồn, cứ đi đi, có tàu vớt là họ lo cho mình hết… Lo tới đại học luôn rồi đi làm nhiều tiền lắm, tha hồ nuôi gia đình.
Vô trại rồi, chị mới biết, không phải người ta lo mà mình phải lo. Anh thông dịch hỏi làm thủ tục:
-Em có thân nhân ruột thịt gì ở nước ngoài không?
-Không anh ơi, chỉ có 2 chị em dắt díu nhau đi.
-Vậy em được tàu Nhật vớt, chỉ xin định cư tại Nhật được thôi!
- Dạ mà chính phủ Nhật có nuôi cho mình ăn học được không anh…
Anh thông dịch nhìn chị thăm dò… nhìn thằng em… thương hại.
Thơ Sử Cận Đại - BƯỚC CHÂN TỰ DO - 1975 Miền Nam Thất Thủ (Nguyễn Sơn Đảo)
Quá nhọc nhằn dân đà gạt lệ
Bỏ đình làng cha mẹ bước đi
"Cột đèn mà nó biết đi
Nó còn đi nữa" nói chi là người
Nhạc Chủ Đề 30 tháng 4 - Mưa Buồn Long Giao - Nhạc Sĩ Thanh Hậu (BS Trần Xuân Ninh, Tuệ Vân)
4/TXN. Tôi cũng thấy bài thơ rất hay, và tôi cực cảm cái tâm tư của tác già và rung động, tuy có một chút khác biệt về căn bản, khi nghe những câu như “ngày xưa chim hồng hộc, vượt chín tầng mây cao, ngày xưa giữa năm châu, bước còn nhỏ hẹp, bây giờ giữa Long giao, nằm mưa nghe sùi sụt, cuộc đời như chiêm bao, có hay chăng nẻo cụt, anh châm điếu thuốc lào. Mình say mình say sao?”
Read moreNhạc Chủ Đề 30 tháng 4- Một Ngày Ghi Nhớ - Nhạc Sĩ Thanh Hậu (BS Trần Xuân Ninh-Tuệ Vân)
Ngày 30 tháng 4 là một ngày không thể quên được, đối với tất cả mọi người Việt Nam. Sự không thể quên này có những lý do khác nhau, và trái ngược nhau. Đối với CS đó là một ngày chiến thắng. Đối với tuyệt đại đa số những người sống ở miền Nam, thì đó là một ngày thất bại, một ngày quốc hận. Đối với những người ngoài cuộc, đó là ngày hai miền Nam Bắc gom lại thành một, dưới chế độ độc tài CS.
Read moreHanami - Hạnh phúc không quên (Vũ Đăng Khuê)
Cuối tuần qua, tại một địa điểm nằm thoai thoải trên một con dốc dưới một bờ đê cạnh bờ sông chảy ngang quận Ohta, lúc anh đào đang chớm, trời còn lành lạnh, được mấy một ông bạn rủ rê, sau mấy tháng chỉ luẩn quẩn trong bốn bức tường, tôi đã có một buổi Hanami đầy thú vị. Với đồ nhậu ê hề được họ chuẩn bị chu đáo từ mấy ngày trước, họ là những người trên dưới 30, tuổi đẹp nhất của đời người thuộc đủ mọi thành phần, họ cười đùa chuyện trò, tưng bừng hò hát chia sẽ với nhau trong đời sống khó với một tinh thần rất lạc quan, rồi có khi cả nhóm lại rủ nhau chia hai, chia ba chơi trò kéo dây, rồng rắn... thấy họ vui, chơi thật nhiệt tình, tôi cũng muốn “tham gia” để tìm lại “hình bóng” chính mình, nhưng “sức người có hạn” nên đành một mình ngồi... ngắm, đầu óc lan man nghĩ đủ chuyện, tôi nhớ lại khung cảnh những buổi “hanami” không thể nào quên được “của cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” vào 42 năm trước. Tôi nhớ lại từ từ:
Read moreNhàn đàm về tiếng ru của Mẹ (Radio Lạc Việt, Vancouver BC:)
Ngày 30 tháng 3/2019 với
Thu Hằng, Phan Văn Hợp, Bác sĩ Trần Xuân Ninh.
Tác dụng của tiếng ru, ý nghĩa thực tế, tiềm ẩn. Tiếng ru và gia đình…
Read moreGóc tối đỉnh Băng sơn (Huy Nguyễn)
Trời Đông kinh lần cuối
Nhìn những lọn tuyết rơi
Ngả nghiêng về muôn lối
Tả tơi trên thân người
……
Khi biết em rất đẹp
Thì nàng đã đi xa
Chỉ còn chăng sót lại
Bông tuyết rơi cuối mùa…
Đôi mắt người Sơn Tây (Thơ Quang Dũng - Vũ Đăng Khuê dẫn nhập)
Thơ là tiếng lòng thông cảm nhiều khi còn là ý tưởng tiên tri. Đôi mắt người Sơn Tây ngày xưa, chính là đôi mắt của hàng triệu người xa xứ, vẫn ngày đêm thương nhớ bờ kia đất nước.
Xa quá rồi em người mỗi ngã
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Bún riêu (Vũ Đăng Khuê)
Bún riêu ngon phải được nấu bằng cua đồng, nhưng quân ta hay dùng cáy hoặc cua nhỏ, chỉ cực là phải giã cho nhỏ, nhưng muốn ăn ngon là phải.... cực. Vắt lấy nước thịt cua (hay cáy) sau khi đã giã kỹ, đổ vào nồi và bắc lên bếp, thế là xong được một nữa. Phần còn lại là phi hành cho chín vàng, xào cà chua với mỡ và gạch cua xong đợi nước sôi thì trút tất cả vào nồi. Lúc trút vào nồi phải thật nhẹ và khéo léo vì nếu không riêu sẽ chìm xuống đáy, trông không bắt mắt ti nào. Nêm mắm muối cho vừa ăn là ta sẽ có một món ngon xứ Hà Thành.
Read moreNgọn nến nhỏ và những món ăn ngon (Bác sĩ Trần Xuân Ninh - ngày 2 tháng 3/2019)
Phát biểu của bác sĩ Trần Xuân Ninh nhân dịp kỷ niệm 25 năm hoạt động của đài phát thanh Lạc Việt , Vancouver, BC Canada.
Read more“Mưu Độc Ngàn Năm” của Người Tầu – Bài Thứ Hai CUỘC TRIỆT TIÊU VĂN HÓA ĐẠI VIỆT CỦA NHÀ MINH: CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ KIM LĂNG (Phạm Cao Dương)
Chuyện Nhà Minh xâm lăng nước ta và cướp sách của ta đem về Tầu xảy ra cách đây hơn sáu trăm năm bị nhiều người cho là không quan trọng. Thực sự đây là một mưu toan vô cùng thâm độc của người Tầu nhằm tiêu diệt dân tộc Việt mà người thường ít ai để ý đến, mà có để ý đến thì cũng khó nhận ra hay đã quá muộn. Nó nằm trong “Mưu Độc Ngàn Năm” với lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện gần hai ngàn năm trước và một lần nữa đã và đang trở thành một mối ưu tư và một đề tài vô cùng quan trọng cho những ai còn lưu tâm tới tiền đồ của đất nước và tương lai của con cháu mình cũng như trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, đồng bào và hàng triệu người dân và chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài ba mươi năm vừa qua. Không lẽ tổ tiên mình đã thành công bảo vệ được dân tộc, giữ vững được đất nước mà đến đời mình lại bất lực và để mất hay sao?
Read moreAnh tôi (Tuệ Vân)
Ngày còn bé anh Cả tôi là người trông nom tôi khi ba tôi không có mặt. Nhà tôi có một căn phòng trên lầu dành cho anh Cả tôi và một người anh họ gọi Ba tôi bằng cậu là anh Trường để làm phòng học. Trong căn phòng đó rất nhiều điều hấp dẫn với tôi bao gồm tủ sách, bàn học, một cái bảng to treo trên tường, và… dĩ nhiên đi đôi với bảng thì có rất nhiều phấn viết đủ mầu, vốn là những loại mà tôi rất thích để nghịch ngợm.
Read moreNước mắm, 千年の味 (Hai Le)
Nước mắm có từ khi nào, chưa thấy ai nghiên cứu rốt ráo. Nhưng ta có quyền tin thứ nước lên men này cũng cổ xưa như những thứ nước lên men khác như bia hay rượu, nghĩa là có từ thời cổ đại. Một số tài liệu China cho rằng người China chế ra nước mắm từ thời Chu và dùng song song với xì dầu cho đến tận những năm 300 BC mới thất truyền, rồi mãi tới thế kỷ 18 AC mới được tái nhập khẩu từ Việt Nam và Nam Dương. Viết ra đây để truyền nghi, như cá nhân tôi hoàn toàn không chấp nhận thuyết này, còn bạn thì tuỳ ý. (Chuyện này không quan trọng bằng chuyện sắp nói bên dưới, vì người China từ nào giờ quen nhận vơ rồi, nó không gây hại cho bằng việc một số kẻ gian thương đang muốn tiêu diệt nước mắm truyền thống để thay bằng nước mắm nhân tạo chế từ hoá chất công nghiệp.)
Read moreKý Sự - Nghĩa Vụ Quân Sự (Huy Nguyen)
Các cô cũng chỉ trạc tuổi tụi tôi. Dân Sài Gòn hết, hỏi tại sao lại đi nghĩa vụ, vì thời đó nữ không bị bắt buộc động viên, thì các nàng nói ra lý do hết sức cảm động: - Nữ đi thì xác xuất ngày về cao hơn nam, do đó hy sinh để anh hoặc em trai mình được miễn.
Read moreMấy nét đổi thay của Văn Học Nghệ Thuật Nhật Bản sau thảm họa (Trần Thị Thu Hồng)
Hẳn chúng ta còn nhớ hình ảnh của cụ già đi lục bới từng đống đổ vụn tại làng cá Sanriku được truyền hình chiếu nhiều lần vào ngày 18 tháng 3 năm đó. Tay cụ cầm tấm ảnh của đứa cháu gái ở tuổi ấu thơ chưa cắp sách đến trường. Mãi một tháng sau, khi lần mò tới được ngôi nhà quen thuộc mà mình muốn đến thì nhà đã lún sụp tan tành. Giữa thê lương hoang tàn, giữa đổ vỡ của tất cả mọi công trình do con người kiến tạo đó, chỉ còn lại một cây mơ nhỏ bé trồng nhân dịp cháu gái chào đời đang đơm bông trong giá lạnh tàn Đông.
Read moreMƯU ĐỘC NGÀN NĂM: Từ Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng đến Cột Đồng Mã Viện. Hậu Thế Đã Có Những Nhận Xét Gì Về Những Biến Cố Này? (Phạm Cao Dương)
Khi bài này được viết thì mối đe dọa của người Tầu và hiểm họa mất nước, kể cả diệt chủng đã lại tái xuất hiện. Lần này cực kỳ nguy hiểm, tinh vi và độc địa hơn nhiều. Nó xảy ra giữa hai nước Cộng Sản anh em “môi hở răng lạnh”, “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”. Có điều là hiểm họa không phải chỉ xảy ra ở Biển Đông mà ngay trên đất liền. Những gì xảy ra ở Biển Đông chỉ là diện, trên đất liền mới là điểm. Hiểm họa lần này đã xảy ra một cách âm thầm, nhẹ nhàng, tiệm tiến, phi võ lực và do chính những người Việt tự nhận là “đỉnh cao trí tuệ” tự tạo ra và tự chấp nhận. Nó đã và đang xảy ra trong tất cả mọi sinh hoạt từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội... và đã được rất nhiều người thuộc đủ mọi giới trong cũng như ngoài nước lên tiếng cảnh cáo. Người viết thấy không cần viết thêm ở đây.
Read more