1/TV/ TV xin thân ái kính chào quý vị thính giả, kính chào bác sĩ Ninh. Trước hết TV xin cám ơn bác sĩ đã nhận lời tham dự chương trỉnh nhạc đặc biệt 30 tháng 4. Hôm nọ trong buổi nói chuyện về 30 tháng 4, TV nhớ rằng bác sĩ nói bác sĩ ghê ngưòi và khó chịu khi nghe một câu nhạc của bài “giải phóng miền Nam” trong phần nhạc dò đài của đài phát thanh MT dân tộc GP Miền Nam, trong thời gian gần 30/4/75. Tại sao bác sĩ ghê người vì bài hát này? Sau khi miền Nam bị chiếm, thì đã có nhiều bài hát mới, gọi là nhạc cách mạng. TV muốn hỏi là bác sĩ còn dị ứng với bài hát mới nào nữa không?
2/TXN. Với cái tai của tôi thì âm điệu của bài hát này nó vốn không hay mà cái lời rất là khó chịu. Thứ nữa là bài hát được thổi lên bằng kèn, nghe rất khó chịu. Và thứ ba, nó là bài hát của những kẻ thù đich, cuồng tín đem tan hoang đổ nát đến cho miền Nam cho nên tôi ghét và dị ứng. Tôi nhờ một người thu âm ở đây cái âm điệu đó vì tôi không tìm được cái âm điệu kèn nguyên thủy. Người thu âm thì vì không phải là người có hận thù trong cuộc, như là các văn công CS cho nên cái tiếng nhạc không đạt nhu cầu tạo khó chịu cho tôi như là tôi đã cảm. Dù sao thì tôi cũng để cho quý vị và các bạn nghe cái điệu nhạc này ở đây để mà nhớ lại một thời khoảng xa xưa nhưng mà theo tôi nghĩ thì cũng còn rất gần ở trong lòng nhiều người trong số quý vị và các bạn.
3/TV: Nghe xong bài hát này thì không biết có phải vì thành kiến hay không mà TV cũng thấy không thích bài hát này. Bây giờ trở lại với giòng suy nghĩ của Bác Sĩ. Bác sĩ như nói ở trên thì một bài hát ngoài cái yếu tố chủ quan là âm điệu và lời ca thích hợp hay không với người nghe, thì sự thưởng thức nhạc còn do vào tình cảm chủ quan của mình nữa phải không? Bây giờ thì lấy chúng ta lấy trường hợp Trịnh Công Sơn ra bàn một chút. Như bác sĩ và quý vị thính giả đều biết rằng ông TCS là một nhạc sĩ có nhiều bài hát được ưa chuộng ở miền Nam trước năm 1975, nhưng đến ngày 30 tháng 4, 1975, thì TCS đã lên đài phát thanh hát bài Nối vòng tay lớn, ca tụng chiến thắng CS. Từ sau buổi đó, TCS đã bị nhiều người miền Nam ghét, và ghét cả nhạc của ông ta luôn, bởi với người miền Nam lúc đó TCS là người nằm vùng, là ba mươi tháng 4, là kẻ phản bội ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Riêng bác sĩ thì có ghét nhạc TCS kể từ buổi đó hay không?
4/TXN. Có. Từ đó, tôi rất ghét TCS vì coi anh ta là một kẻ phản bội. một kẻ nằm vùng. Tôi cũng không nghe nhạc TCS luôn. Tuy rằng là tôi đã từng thích một số bài hát TCS, bởi vì âm điệu và lời ca gợi tình gợi cảm của chúng.
5/TV. Như thế thỉ TV nghĩ rằng bác sĩ chắc không thích một bài nhạc nào dưới cái chế độ đó sau ngày 30/4 cả phải không? Riêng cá nhân TV tuy ghét CS nhưng thấy cũng có bài nhạc ở dưới chế độ đó nghe được, như bài tiếng chày trên sóc Bombo. TV nhớ lúc đó, khi đi học thì ban văn nghệ của Kinh tế 11 là lớp của TV đó, có tập ca múa bài này để trình diễn vào buổi văn nghệ cuối năm, và ban vũ đã bị phê bình kiểm thảo là có tác phong tiểu tư sản. Riêng ban tam ca của TV khi trình diễn một bài hát ca ngợi sự đoàn tụ trong ngày đất nước hòa bình, trong có cảnh mừng người trở lại, thì micro đã bị cúp đột ngột do cán bộ trường cho là nhạc vàng, ủy mị, hôm đó có cả Trần Văn Giầu đến dự, ở dưới các bạn họ đưa tay lên ra hiệu là không nghe được gì hết, thấy mấy tay đoàn đội chạy qua chạy lại giữ trật tự, hôm nay nhớ lại sự việc ngày hôm đó mà phải bật cười. Giai đoạn đầu thì người cộng sản họ thật là cứng ngắt, giáo điều, thấy ai mặc quần áo tươm tất dù là không hoa hòe thì cũng ghét, cũng tố là tác phong Mỹ Ngụy, tiểu tư sản. Nhưng cũng do từ đó thì TV dần dần hiểu ra được bản chất của những người mà TV trước đó vốn không có thành kiến, không hiểu biết gì về họ, bởi vì như đã nói trong buổi hội luận vài ngày trước thì TV cho tới ngày 30/4/75 thì sống rất là hời hợt về vấn đề chính trị.
6/TXN. Âm điệu bài “Tiếng chày trên sóc bombo” nghe được lắm. Nhưng đứng ở trên lập trường chính trị chống cái chế độ độc tài đó mà nói thì tôi cũng không thích nghe bài này bởi cái nội dung phục vụ tuyên truyền cho VC. Nhưng nếu nói sau 30/4 không có bài hát nào tôi thích thì không đúng.
7/TV: Vậy thì bác sĩ thích bài nào, hay là bài hát được nhiều người nhắc đến nhất đó là bài: “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu phải không ?” .
8/TXN: Không, không. Nhạc của VC là không có tôi. Sau 75 thì có những bài hát chui nói lên tâm sự của mình, của người miền Nam, mà tôi rất thích. Cũng như những bài thơ chui của Bút Tre chẳng hạn. Những bài thơ đó có thể nói đã ghi lại lịch sử của một giai đoạn.
9/TV. Thơ Bút Tre thì TV chỉ mới biết cách đây không lâu ở hải ngoại này. Còn nhạc thì TV không có biết. Tuy nhiên những bài hát đó là những bài gì?
10/TXN. Nhiều bài lắm. Nhưng bài đầu tiên tên thì tên là “Một Ngày Ghi Nhớ 30 Tháng 4.” Tác gỉả là một nhạc sĩ ít người nghe tên, là Thanh Hậu, nhưng theo tôi lại là một nhạc sĩ vô củng đặc biệt, vì anh đã thông cảm với hoàn cảnh của người dân ở miền Nam sau khi Cộng Sản chiếm Miền Nam và anh đã làm một loạt những bài hát ghi lại một số nét tâm tình và suy nghĩ của người dân miền Nam sau khi CS chiếm. Những bài hát này theo tôi là những giòng sử miền Nam sau 30 tháng 4, 1975 ghi lại bằng nhạc. Bài này anh Thanh Hậu làm một thời gian ngắn sau khi các chính sách CS được thi hành để mà gọi “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”. Để tôi xin mời TV và mời quý vị và các bạn nghe thử bài hát này.
11/TV: Quý vị vừa nghe bài hát “Một ngày ghi nhớ: 30 tháng 4.
Tuệ Vân để ý thì thấy hình như bài này có lối hòa âm giống như một bài nhạc của Mỹ, bác sĩ có để ý vậy không? và tại sao vậy?
12/TXN: Bài hát này là do một ban nhạc Mỹ da đen phụ hoạ cho nên nó có ảnh hưởng Mỹ. Và cũng là do ý tác giả muốn có cái tính chất mới như thế.
13/TV: Ngày 30 tháng 4 là một ngày không thể quên được, đối với tất cả mọi người Việt Nam. Sự không thể quên này có những lý do khác nhau, và trái ngược nhau. Đối với CS đó là một ngày chiến thắng. Đối với tuyệt đại đa số những người sống ở miền Nam, thì đó là một ngày thất bại, một ngày quốc hận. Đối với những người ngoài cuộc, đó là ngày hai miền Nam Bắc gom lại thành một, dưới chế độ độc tài CS. TCS đã lên đài phát thanh Sài gòn hát mừng bằng bài Nối vòng tay lớn. Bằng bài hát này, người nhạc sĩ vốn thiêng về rượu chè, cà phê thuốc lá, hút sách, và sống nhờ vào một vài người quyền thế ở miền Nam đã cho mọi người thấy ông ta là một kẻ nằm vùng, một người phản bội. TV nghĩ chúng ta sẽ còn có dịp để nói thêm về âm nhạc sau ngày 30 tháng 4. Đến đây thì TV xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả và các bạn toàn cầu và xin hẹn tái ngộ trong chương trình chủ đề “âm nhạc sau 30 tháng 4” kỳ tới.
Xin kính chào BS N.
14/TXN.Cám ơn TV. Xin kính chào tạm biệt quý vị và các bạn.