Tôi ghé vai cõng Oanh. Vừa lên đến sàn tàu, tôi gục xuống. Mọi người được uống nước ngay lập tức. Có lẽ do Điển nói trước. Đích thân thuyền trưởng Kim Do Yung đỡ tôi dậy. Tôi được ông hỏi có thể đánh đắm chiếc thuyền không. Ông giải thích để nó trôi giạt rất nguy hiểm cho tàu khác, vả lại nó cũng sắp chìm rồi. Tôi đồng ý ngay. Ông hỏi tôi còn muốn lấy gì ở thuyền nữa không. Tôi lắc đầu. Đích thân ông xuống chiếc thuyền của chúng tôi và một lát sau đi lên. Chiếc thuyền bị đẩy ra xa. Mũi thuyền ngóc lên cao, phía sau lún xuống dần. Mảnh áo cà sa làm buồm màu vàng vẫn cố bọc gió phồng lên. Độ năm phút sau, chiếc thuyền nhỏ bé thân yêu của chúng tôi chìm sâu vào lòng đại dương. Chúng tôi được vớt cách Tân Gia Ba 241 hải lý về phia đông bắc vào lúc 13 giờ chiều ngày 18-5-78 và được tàu Sun Swallow đưa về Chiba, Nhật Bản bảy hôm sau vào ngày 25-5-78.
Read more“Từ ngày có em về, nhà mình bớt nỗi ê chề! (Vũ Đăng Khuê)
Hình như mấy lời này của bạn ta gửi vào nửa đêm… về sáng vì thỉnh thoảng đang say giấc mộng có một vài tiếng “lích” nho nhỏ vừa đủ lọt tai.
Thế là mắt nhắm mắt mở, ôm “em” vào lòng trong tư thế trùm chăn rồi “vuốt qua kéo lại”…. và một ngày mới bắt đầu.
Read moreBrisbane Úc Châu - Vài Kỷ Niệm Với Bác Sĩ Trần Xuân Ninh (Đào Minh Tri )
Sau nhiều lần đắn đo cân nhắc, vì sự tồn vong của tổ chức, vì cần phải giữ vững tình thần của đoàn viên các cấp để tiếp tục tiến hành đấu tranh, biến đau thương thành hành động, tổ chức quyết định phủ nhận nguồn tin tổn thất lãnh đạo. Bác sĩ Trần Xuân Ninh một lần nữa, trong vai trò Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại của MT, đã lấy danh dự và uy tín của một vị bác sĩ để đi khắp nơi phủ nhận về nguồn tin tổn thất này. Tất cả chỉ vì đại cuộc , cá nhân ông đã trở thành nhỏ bé trước đại cuộc. Cũng vì điều này mà bác sĩ Trần Xuân Ninh đã phải gánh chịu búa riều của dư luận, sau khi tổ chức đã quyết định công khai về sự hy sinh của chiến hữu Chủ Tịch MT vào năm 1991. Nổi niềm này chỉ có ông và các chiến hữu của ông mới cảm nhận được . Nhưng rồi sóng gió không chỉ ngừng lại ở đây........
Read moreMột chuyến đi xa mà gần, nhiều cảm xúc (Hải Lê)
Đặc Tập 40 năm Văn Học Việt Nam tại Nhật Bản - Chương II. TỪ NAM NGHỆ XÃ ĐẾN NAM NGHỆ TÂN XÃ (Nguyễn Mỹ Tuấn)
Tuy nhiên, “easy come, easy go”: cái gì dễ có được thì cũng dễ dàng mất đi. Nhiều kết quả khảo sát đã cho biết: không như khi đọc sách in trên giấy, người ta không dễ dàng nhớ lâu nội dung sách báo khi đọc trên màn ảnh máy.
Điều này cũng dễ hiểu, vì khi đọc sách báo in trên giấy, bộ não con người phải làm công việc tổng hợp tất cả những thông tin, cảm nhận không chỉ từ mắt (để ghi nhận chữ viết, hình ảnh), mà còn từ đầu ngón tay và từ tai (khi lật trang giấy), từ mũi (khi ngửi mùi giấy, mùi mực), rồi mới đưa vào phần ghi nhớ trong não bộ. Muốn nhớ lâu, muốn có thời giờ để suy ngẫm, con người cần đọc sách báo in trên giấy. Vì vậy, con người vẫn cần duy trì việc phát hành, phổ biến các ấn phẩm trên giấy.
Read moreỪ thôi (Lê Diễm Chi Huệ - 09/18/19)
Ừ thôi trăng đã phôi phai
Cây cười nghiêng ngả hoa cài sắc không
Ừ thôi mây vẫn thong dong
Chuông xưa vọng tiếng trạo lòng từ tâm
Đất mẹ con về lối cỏ thơm (Hải Lê)
Nhưng hãy lắng nghe,
Những mầm cây đang thức dậy
Những bông hoa ngọn cỏ toả hương
Trên con đường mồ hôi cha tưới đẫm
Có niềm hy vọng trổ sinh
Cho chúng ta và đàn em sau nữa
Bước giữa nắng vàng
Trong tiếng cười ngày trở lại
Xiềng xích nở hoa và nhà tù thành phế tích
Chỉ còn tình người
Ấm áp thương nhau!
ĐÊM KHÔNG NGỦ (Nguyễn Vĩnh Trường (ex72))
Hãy ngồi lại dù lòng bừng lửa đốt
Hận một ngày giặc cướp đất tổ tiên
Hận những ngày giặc giày xéo hải biên
Muốn bành trướng như hàng ngàn năm trước
Tùy bút Một tuần ở Vancouver Canada, Vancouver và Hồng Kông (Việt Nguyên - 10/09/2019)
Chia tay với các bạn ở Vancouver trở về Houston thành phố quen thuộc trên 36 năm, khí hậu nóng nhắc tôi về với thực tại. Súng nổ giết người hàng loạt ở Odessa và Midland, chính trị Cộng Hòa và Dân Chủ, đảng Cộng Hòa chống phá thai, Dân Chủ chống bán súng, một đảng không trọng đời sống từ trong bào thai một đảng nuôi trẻ lớn lên rồi cho mua bán súng tự giết nhau. Một chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục qua thương chiến Mỹ-Trung với hai gương mặt, một bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Tập Cận Bình, một bộ mặt biến dạng từng giây từng phút của Donald Trump!
Read moreNgủ Đi Em Mai Sáng Lên Đường (KCQ Võ Hoàng)
Em ngủ đi
ta thức khi trời sáng
về bên kia
ta gặp lại xóm làng
gặp những con người
chân thép tay gang
mắt rực lửa
vùng lên làm cách mạng
hiên ngang giữa trời
Để em thấy
cuộc đời là có thật
để em thấy tuổi thơ em vừa mất
đánh đổi bằng
tất đất gang sông
Những Vần Thơ Tháng Tám (Thơ Tuệ Vân)
Chiều trên đỉnh núi ngắm mây
Thở làn gió mới hồn ngây ngất hồn
Xa xa cánh nhạn vấn vương
Dõi về quê mẹ nhớ thương nước nhà
Thế kỷ này của chúng ta (KCQ Võ Hoàng)
Đất dậy tình người.
Bàn chân ta đi tới vượt trời.
Dựng lại bao cuộc đời.
Bao nhiêu tháng năm đau xót tủi hờn giờ đây đã hết.
Ta đi. Ta đi.
Tay bên tay ngang trời ngày vui sẽ tới.
Nào cùng xây dựng lại nước nhà.
Thế kỷ này thế kỷ của chúng ta.
LỜI NGƯỜI TÂM ĐẮC (KCQ THỤY VŨ)
“Chúng ta không chủ trương chiến đấu đơn độc. Nhưng chúng ta cũng không sợ hãi khi phải chiến đấu đơn độc.” (Trích lời chiến hữu CT MTQGTNGPVN Hoàng Cơ Minh trong kỳ đại hội Chính Nghĩa 1983 tại Los Angeles.)
Read moreVẫn Yêu Mầu Áo Nâu (Tuệ Vân)
Gần cuối tháng 8, năm nào cũng thế gần đến ngày giỗ của các chiến hữu tiên phong, những kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN), lòng tôi lại rung động lạ thường. Tuổi trẻ của tôi tại hải ngoại sau ngày định cư tại Hoa Kỳ là những tháng ngày đầy ắp kỷ niệm với những hình ảnh gần gũi thân thương của những con người áo nâu trên toàn thế giới vào những thập niên 80s và 90s.
Read moreBƯỚC CHÂN ĐÔNG TIẾN (KCQ TRẦM SĨ TÂN)
Mưa cao nguyên giữa rừng thiêng giá buốt
Nắng Hạ Lào như trút lửa hờn căm
Trước Tử Thần đôi mắt vẫn đăm đăm
Truyền sứ mệnh sẳn sàng hô quyết chiến
Tay súng thép của đoàn quân chí nguyện
Dậy đất trời rung chuyển cả Trường Sơn
THƠ KHÁNG CHIẾN - VIẾT CHO EM TỪ BÊN KIA BỜ THÁI BÌNH DƯƠNG (KCQ THỤY VŨ)
Hồn Thục đế đã qua rồi vĩnh viễn
Thế nhưng sao còn tái diễn nơi này?
Tiếng bi than ai oán vẫn còn đây
Gông xiềng xích giam thân đày ngục sắt
Ba mươi tháng Tư ngập tràn bóng giặc
Lịch sử quay cuồng trong ánh mắt chúng ta
Thì em ơi hãy về viết lại bản hùng ca
Vì dân tộc đồng bào ta ở đó
Thơ Kháng Chiến - CHO TÔI XIN (KCQ THỤY VŨ)
Và lịch sử cũng đôi lần ruột thắt
Đến bây giờ có nhắc lại hay không
Có những con tim máu chẩy ngập đồng
Cứu đồng đội thoát ra vòng tăm tối
Thung lũng chết đây tiếng hờn vang dội
Bạn bè ơi lòng ta vẫn dặn lòng
Vẫn lên đường chân vững bước ung dung
Quyết nối tiếp bản Trường Ca bất tử.
Read more
Thơ Huỳnh Anh Schroeder nhân mùa Vu Lan
Mùa Vu Lan xưa, anh tặng mẹ,
hoa hồng giữa vàng lá me,
Mẹ vui cười bảo con thương mẹ,
Đời sẽ vui như nắng ngọn tre.
Vu Lan nầy anh không về nữa,
Xin em đừng để mắt phủ mưa,
Nhạt nhòa lòng em và lòng mẹ,
Buồn vấn vương một thuở xa xưa.
ĐẶC TẬP 40 NĂM VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT BẢN-CHƯƠNG I. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT – NHỮNG BƯỚC HÌNH THÀNH, SỨ MỆNH, VÀ VAI TRÒ (Nguyễn Mỹ Tuấn )
So với các cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác như Mỹ, Úc, v.v. cộng đồng NVTN có những điểm khác biệt về lịch sử hình thành, về vị trí địa dư, về điều kiện phát triển. Về lịch sử hình thành, cộng đồng NVTN có thành phần chủ yếu là những “thuyền nhân” đánh cá tính mệnh của mình để ra đi tìm tự do, và là những người hiểu rõ hơn ai hết về ý nghĩa và giá trị của tự do. Về vị trí địa dư, cộng đồng NVTN đang sinh sống tại một nước có văn hoá, các suy nghĩ… của một nước Á Châu, nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, dễ dàng thu nhận và vận dụng để đóng góp cho công cuộc phát triển tại quê hương cội nguồn. Về điều kiện phát triển, có thể nói người Việt đến Nhật định cư trong điều kiện hết sức khó khăn, tại một xã hội khép kín, không có chính sách tích cực giúp người ngoại quốc định cư, không có sẵn cộng đồng người Việt định cư từ lâu để giúp người mới đến dễ dàng hội nhập, v.v.
Read moreCông Cha Nghĩa Mẹ (Tuệ Vân)
Tôi nhớ ba tôi thường nói với anh em chúng tôi: Khi các con khôn lớn và nhận thức được sự lành lặn cũng như khỏe mạnh của bản thân, các con sẽ hiểu đó là do sự nghiêm khắc giữ gìn của ba mẹ trong cuộc sống và trong cách hành xử đối với những người chung quanh, để đổi lấy chữ phước và chữ đức cho hạnh phúc của các con. Một trong những sự nghiêm khắc giữ mình đó của ba tôi mà tôi được biết đến khi tôi khôn lớn là cách sống ngay thẳng, giúp người, không lạm dụng chức vụ và không tham nhũng, không nhận hối lộ của ông.
Read more