Dễ thương như thế đó, nhưng hẳn là Song Hương không phải là người độc nhất nhớ tất cả mọi người, trẻ cũng như già của một thời đã say sưa sống với lý tưởng vì nghĩa cả. Trong trái tim tôi, quá khứ, hiện tại, và mãi mãi, vẫn sẽ mãi yêu thương, trân trọng cuộc sống vì dân tộc của những người đã ra đi, đã nằm xuống, và những người đang tiếp nối.
Read moreQuê Hương Hỡi Con Tim Rướm Máu! (Thơ Việt Khanh)
Sáng hôm đó nước cuồn cuộn xiết
Thây người nằm mắt mở trừng căm
Hận ai đây: lũ giặc ngoại xâm
Hay lãnh đạo một phường bán nước!
BÀI THƠ CHO THÁNG TƯ ĐEN (Thơ Ngô Minh Hằng)
Hỡi những trái tim, những tấm lòng
Cơ trời vận nước buổi suy vong
Hãy xin gìn giữ niềm trung nghĩa
Đừng để ngàn sau hổ giống dòng
30 tháng 4 - Mở Cửa Ra và Ngày Sẽ Tới (Thơ Việt Khanh)
Mở cửa ra tầm nhìn thấu đáo
Dân tộc kiên cường thua thiệt vì đâu
Chủ nghĩa ngoại lai, đất nước khổ đau
Ai đã gây ra quê hương thống khổ?
30 Tháng 4 - Quê Hương Trong Nỗi Nhớ (Tuệ Vân)
Tháng Tư năm nay, sau 43 năm mất nước, không còn người liều mạng vượt biên vượt biển nữa. Nhưng có những người trong giai tầng quyền lực và tay chân giầu tiển lắm bạc, tìm đủ cách ra đi, sống đời tha hương. Hỏi người đã vượt biển nghĩ gỉ. Chỉ trả lời: không còn gì nói thêm những điều đã nghĩ, đã viết. Rồi mở bài nhạc “Ta buồn một đời” của Lê Tín Hương ra nghe vì cùng một tâm trạng, ngày nay không còn có chỗ để về bởi vì quê hương đã không còn là quê hương nữa.
Read moreMột chút tản mạn buổi chiều nay..(Bích Huyền)
Trong bốn mùa của một năm Xuân Hạ Thu Đông, mùa nào là mùa đẹp nhất, mùa nào là mùa khiến lòng người ta thao thức với kỷ niệm nhiều nhất?
Không, không thể trả lời câu hỏi ấy được.
Read moreThư cho người em đã quyết định - Từ chiếc áo lụa đến chiếc áo nâu (Ngô thị Phù Vân)
Nhìn lại tháng ngày xưa cũ, Tôi hãnh diện vô cùng vì có một khoảng thời gian tạm gọi là dài khi cùng với bạn bè, chiến hữu khoác trên người chiếc áo nâu dung dị. Trích lại bài này tôi xin thân tặng những nữ chiến hữu áo nâu cùng thời năm xưa như V.Khanh, K.Tam, T.An, D.Huong...., và xin tặng luôn những chiếc áo xanh, đỏ, tím, vàng..... mang cùng ước mơ, mang cùng tâm trạng, mang cùng niềm tin và trái tim cùng nhịp đập đang ở khắp đó đây trên ba miền đất nước.
Chiều nay đường phố thêm vui thêm màu
Bởi có em trong chiếc áo nâu....
Vũ Đăng Khuê
Read moreNGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI và VIỄN ẢNH MỘT NƯỚC VIỆT THỨ HAI TẠI HẢI NGOẠI, Ở NGOÀI GIẢI ĐẤT HÌNH CHỮ S (BS Nguyễn Lương Tuyền)
CSVN đã tàn phá quê hương , giết người hàng loạt trong vòng gần 100 năm để rồi họ dâng đất nước cho ngoại bang ở phương Bắc. Cuộc diệt chủng nhắm vào người Việt của TC đã và đang được tiến hành ( như họ đã và đang làm tại Tây Tạng, Tân Cương, Nôi Mông Cổ ) trong khi đó CSVN đã làm tê liệt sức đối kháng , làm thui chột lòng yêu nước của toàn dân ở trong nước. Chỉ còn Người Việt ở Hải Ngoại là nguồn hy vọng độc nhứt của giống nòi. Cuộc kháng chiến để cứu quê hương, cứu giòng giống Lạc Hồng mới chỉ được bắt đầu. XIN MỜI BẠN ! !
Read moreVề môt người bạn đã hy sinh - Ngô Chí Dũng (Trần Đức Huy)
8/3: ngày dựng cờ chính nghĩa.
35 năm về trước, ngày 8/3 năm 1982, tại một vùng rừng núi Đông Dương, lễ công bố cương lĩnh chính trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã như cơn gió mạnh xua tan mây mù, minh định rõ ràng về mục tiêu cứu nước và dựng nước của quân dân ta, chấm dứt những tủi nhục sau ngày tan hàng ra ngũ cuối tháng 4/75.
Nghĩ về trường Y Khoa Đại Học Sàigon: Còn gì để nhớ? (BS Trần Xuân Ninh)
Cái độc đáo của trường Y khoa đại học Sàigon như thoáng lược ở trên không chỉ ở từng người, sinh viên cũng như ban giảng huấn, mà ở trong cái tâm thức gia đình, Gia Đình Y Khoa - không vì cảm tính bo bo mầu cờ sắc áo hay địa phương. Không chỉ cứu nhân độ thế qua xử dụng thuốc và thuật, nhưng với Tình Thương rộng lớn san xẻ chúng ta đã thấy qua lập trường thành lập hội Quốc Tế Y sĩ Việt Nam Tự do. Bởi vì trước khi là bác sĩ mỗi chúng ta đã và còn là người Việt Nam, trong nhãn quan toàn diện y khoa (holistic) của một con người thực-là-bác-sĩ. Trên cái nền chung này, tuy không gần mà vẫn thân, tuy xa mà vẫn không sơ.
Read moreCHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN MẬU TUẤT 2018
TRƯỚC THỀM NAM MỚI CỦA MÙA XUÂN MẬU TUẤT 2018
BAN BIÊN TẬP CỦA TRANG ĐIỆN TỬ BỨC TRANH VÂN CẨU
XIN KÍNH CHÚC QUÝ VỊ THÍNH GIẢ VÀ CÁC THÂN HỮU TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
MỘT MÙA XUÂN AN BÌNH HẠNH PHÚC
VÀ MỘT NĂM MỚI THÂN TÂM AN LẠC.
Read moreLỊCH SỬ VIỆT NAM QUA THƠ (Kỳ 3 - Nguyễn Sơn Đảo)
Lời Giới Thiệu: Viết một bài thơ để diễn tả tâm trạng hay để kể một câu truyện có hồn hay ý tưởng, thường là không đơn giản, và đòi hỏi một sự tập trung hay đôi khi cần đến sự xuất thần nhập vai nhân vật của tác giả. Viết thơ để kể chuyện lịch sử dân tộc lại càng khó thực hiện nếu người viết không mang một hoài bảo hay mong ước, khát khao đóng góp cho nền văn hóa nước nhà tại hải ngoại. Những giòng sử viết bằng thơ lục bát là thể thơ thuần tuý của người VN đã được thể hiện qua ngòi bút của Nguyễn Sơn Đảo, với sự học hỏi về cách gieo vần trong ca dao, trong Kiều của cụ Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, và thể lục bát chấm xuống dòng của ông Bút Tre.
Bức Tranh Vân Cẩu kính mời quý vị độc giả cùng thưởng thức những giòng thơ sử Việt Nam của tác giả Nguyễn Sơn Đảo.
Kỳ 3:
Read moreGỞI NGƯỜI TÌNH LỠ (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Gởi người nửa nhánh vô thường,
Nửa duyên trần thế, nửa đường thế nhân,
Nửa gương ảo ảnh trầm luân,
Nửa lời nguyện ước, nửa phần phước duyên,
Read moreBiến Đau Thương Thành Sức Mạnh: Từ Kinh Nghiệm của Một Thế Hệ Đến Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại (Phạm Cao Dương)
Tôi khởi sự viết về sự hình thành của thành phần thứ hai của dân tộc Việt ở Hải Ngoại từ tháng Hai năm 1982 sau khi đọc một bài báo tường trình về hội chợ triển lãm Pontiac, Michigan, do Hội Tương Trợ Việt Nam tổ chức một năm trước đó. Theo tác giả bài báo này, một trong những diễn giả của hội chợ, sau phần ca ngợi nhiệt tâm và những thành quả mà giới trẻ Việt Nam Hải Ngoại đã đạt được, đã đưa ra nhận xét như sau:
“Tất cả đều là Việt Nam. Tuổì trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại. Tự hãnh diện với chính mình, mặc dù đứng trước họ, tôi chỉ là kẻ đã tiêu gần hết cuộc đời mình. Họ là cái bóng của chính tôi gần 30 năm trước. Thế hệ của tôi gây nhiều đổ vỡ hơn xây dựng. Thế hệ của tôi đã đưa đẩy họ đến phần đất xa lạ này. Tôi kỳ vọng họ sẽ làm được những gì tốt đẹp hơn là chúng tôi đã làm trong 30 năm qua.”
Read moreBước đi của thời gian - Bich Huyen (2017)
Nhớ lại quãng thời gian tại quê người, gần 30 năm mà như mới đó thôi. Thoáng qua như một giấc mộng .Một quãng đời vui nhiều buồn ít nhưng không phải không nếm đủ đắng cay của tình người, tình đời ...Thế nhưng cũng chính trong những ngày ngắn ngủi đắng cay đó, tôi lại nhận thêm được những quan tâm, thấu hiểu và đồng cảm của một vài người bạn học cũ đã chia xẻ cùng tôi. Nỗi buồn giảm đi nhiều và niềm vui tăng lên gấp bội .
Yêu thương là món quà vô giá mà ai cũng muốn nhận và ai cũng có thể ban tặng cho nhau.
mang nhiều ấm áp cho tôi mỗi khi tinh thần bị xuống dốc .
Bao nhiêu lời cảm ơn cũng không thể đủ .
Vâng, người ta có thể trả nợ dễ dàng . Nhưng trả ơn, nhiều khi rất khó .Nhất là khi ơn mình đã mang, đã được hưởng ơn, đến từ tấm lòng người cho- là những người bạn chung lớp, chung trường .
Mỗi lần nghĩ đến ơn đó, tôi đã luôn luôn chia xẻ những gì mình có, trong khả năng nhỏ nhoi của mình đến với những người bất hạnh hơn mình ở nơi đất xứ người, cũng như ở trong nước
.
Đặng Thế Phong, Rentaro Taki: Một Phiến Tài Tình Thiên Cổ Lụy (Lê Diễm Chi Huệ - 01.14.2018)
Đặng Thế Phong là một trong những nhạc sĩ tôi yêu thích. Cuộc đời của ông long đong, dở dang việc học, sống lang bạt với nhiều nghề khác nhau và mất vì bệnh lao.[1] Ba bản nhạc để đời của ông với giai điệu và bút pháp toát lên vẻ u sầu, lãng mạn sống mãi trong lòng những tâm hồn yêu nhạc.
Read moreTác giả bí ẩn của 'Thuyền viễn xứ' (Trần Nguyễn Anh)
Một đời ẩn dật
Có một vài bài báo viết về tác giả Huyền Chi nhưng việc gặp được bà không hề dễ dàng bởi hầu như chưa bao giờ thấy Huyền Chi xuất hiện trong một sự kiện âm nhạc hay thơ văn nào mấy chục năm qua. Một lần tình cờ, một nghệ sĩ nhiếp ảnh là con người bạn của bà Huyền Chi nói với tôi về tác giả “Thuyền viễn xứ”: “Theo mình biết, cô Huyền Chi vẫn làm thơ, nhưng cô ấy không xuất bản”.
Nhờ có sự giới thiệu, tôi đã tìm gặp được tác giả bài thơ đã trở thành lời nhạc đi vào lòng nhiều thế hệ, nhưng vừa gặp cô đã bảo: “Tôi chẳng có gì mà kể cả đâu”. Rồi câu chuyện trở nên nóng hơn xung quanh tập thơ duy nhất ấy. Cô bảo: “Từ năm 1975 tới nay tôi thất lạc tập thơ của mình và cũng chẳng hy vọng một ngày lại nhìn thấy nó. Sau khi chồng tôi mất, tôi buồn lắm, các con tôi bảo tôi nên chơi facebook. Tôi vào thế giới ảo, không lấy tên thật, nhưng có đưa tác phẩm của mình lên, ấy thế mà một số bạn đọc nhận ra tôi và họ từ Mỹ gửi tặng tôi một bản phô tô tập thơ của mình. Tôi không còn gì sung sướng hơn khi hơn 40 năm mới nhìn lại tác phẩm tâm huyết của cuộc đời mình, dù chỉ là bản phô tô từ giấy in rất xấu thời đó”.
Read moreNgười chiến binh cuối cùng (Vũ Đăng Khuê)
Năm 2011, khán giả tại Nhật đã được xem phim “The Last Samurai” (Taiheiyouno kiseki: Fokkusu to yobareta otoko: Kỳ tích của Thái Bình Dương, người đàn ông được gọi là Fox) của đạo diễn Hirayama Hideyuki (khác với phim cũng cùng tên do tài tử Tom Cruise đóng vai chính). Phim kể lại câu chuyện của một tướng Nhật Bản tên Sakae Oba đã chiến đấu tại Saipan từ năm 1944. Khi nghe tin Nhật đầu hàng vào tháng 9/1945 ông tướng này đã trốn vào rừng, tiếp tục chỉ huy 47 người lính và một nhóm người dân địa phương, liên tiếp mở các cuộc tấn công du kích khiến lính Mỹ vô cùng khiếp sợ và đặt cho ông biệt danh "The Fox".
Không biết đạo diễn Hirayama Hideyuki đã lấy hình ảnh của nhân vật nào mà dựng thành phim? tuy nhiên đã có một điểm vài tương đồng với một nhân vật tạ thế tại Nhật Bản vào ngày 16 tháng 1 năm 2014, người được báo chí Nhật Bản mệnh danh là “người chiến binh cuối cùng của thế chiến thứ hai”, và cũng là người được một website của Trung Quốc tên “ifeng” (鳳凰網), dù luôn luôn hằn học chỉ trích Nhật Bản đã phải nhận định: “Ông là một quân nhân đích thực” và “cả thế giới phải học hỏi tinh thần của người chiến binh này”. Ông là người thế nào và đã sống ra sao? Xin mời đọc tiếp.
Giọng nói, tiếng nói Huế (Ngọc Lan)
Nghe em nói tự bao giờ,
Bao giờ chừ vẫn ngẩn ngơ lạ kỳ
Em ơi, giọng Huế có chi
Mà trong hoa nắng thầm thì cơn mưa...
***
‘Con gái Huế ấm như nắng hè, thơm ngọt như mật ong, óng mượt như tơ tằm, thanh bai như nhành lệ liễu và con gái Huế sắc như dao, lạnh như mùa đông, can trường như đá núi, thâm trầm như biển sâu. Gặp rồi không thể không yêu, yêu rồi cuộc tình sẽ là một vết thương thiên thu’.
(Buổi Sáng Một Mình – Huế Yêu Dấu, Bùi Bích Hà)
Read moreTết người – Tết mình – Tết Ta (Vũ Đăng Khuê)
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Với lá thư này là tất cả
Những lời tâm sự một đêm đông
(Xuân tha hương – Nguyễn Bính)