Như tôi đã nói, hồi ký của bố tôi dài và chi tiết lắm, tôi chỉ mới đưa được lên giai đoạn ông đang theo học Tiểu Chủng Viện, không thể chỉ một vài kỳ là xong. Vì thế tôi xin rút ngắn lại và chỉ giới thiệu với bạn ta những phần chính yếu, sau khi ông tốt nghiệp tiểu chủng viện, đi dạy học và chuẩn bị thi vào Đại Học Thần Học. Hơn nữa lại là những phần hôm nay tôi mới biết, tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên khi đọc phần hồi ký này.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 3 (Vũ Đăng Khuê)
Xin gửi tiếp phần 3 hồi ký của bố tôi, ông viết dài và chi tiết lắm, ông viết như ông nói vậy. Chỉ tiếc là những phần sau khi từ đại chủng viện (hiện thời đang vào phần tiểu chủng viện) ông đã làm gì cho đến ngày vào Nam? Tôi nghe từ hai họ Nội-Ngoại nói có thời kỳ ông là Quận Trưởng quận Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên hiện nay thành tỉnh Vĩnh Phúc (12/2/1950 thì 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên mới hợp thành tỉnh Vĩnh Phúc), rồi làm việc cho Ty Thanh Niên Bộ Thông Tin, và khi việt minh về ông đã thoát chết vì bị việt minh phục kích, những người lái xe hay đi cùng đều bị bắn chết. VĐK.
Read moreCô Lý Hậu Kiên (Hồng Nhan - Hương Thủy)
Vì đang trong thời đại (Donald) chuyện có thật không tin, chuyện không tin có thật, xin kính mời quý vị thưởng thức đoản văn góp nhật được đưới đây: Cô Lý Hậu Kiên.
Ban biên tập BTVC
*
Sãi không chỉ nổi tiếng với bánh bèo mụ Thí, nem lụi mụ Năm mà Sãi còn được thiên hạ biết đến qua nhan sắc của cô Lý xóm Hậu Kiên. Mấy ông trên Tòa Hành chánh Tỉnh cuối tuần xuống Sãi nhậu thường trầm trồ “Đẹp ác liệt!”; xóm giềng thì thầm “Cha mẹ cú đẻ con tiên”; có mụ đàn bà nhiều chuyện còn xa gần “Biết mô con ai đem bỏ chùa nầy?”
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 2 (Vũ Đăng Khuê)
Lên 9 tuổi thì Bố tôi mất sau 2 tháng đưa phu lên núi Ba Vì dọn một khu rừng ở độ cao 400m để làm căn cứ quân sự cho Pháp, đây là một sự đau khổ nhất cho tôi, vì lúc này tôi đã hiểu được sự mồ côi sẽ thê thảm như thế nào, khác với lúc Mẹ tôi mất vì lúc đó chưa biết gì.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 1 (Vũ Đăng Khuê)
Tôi sanh ngày 2/9/1914 (ngày sinh tháng đẻ này đã báo trước cho đời tôi những gian truân ghê gớm) tại một làng quê cách xa tỉnh lỵ Sơn Tây 18 km, cách núi Ba Vì đi theo phía ngược hay phía xuôi cũng khoảng 18 km. Làng tôi nằm ngay trên hữu ngạn sông Hồng Hà, phía trên sông Hát Môn - nơi 2 Bà Nữ Anh Hùng đã trầm mình - đi khoảng 21 km và cũng đối diện với thành phố Việt Trì là căn cứ quân sự lớn của Pháp, nằm ngay ngã Ba sông Hồng Hà và sông Tô, nơi đã xảy ra trận chiến đã có bài hát sẽ nói ở phần sau.
Read moreMột bài thơ của Bùi Giáng: “Một Buổi Trưa” (Trần Yên Hòa)
Em có định sẽ cùng ai kể lể
Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
ĐÔI BẠN (Thơ Bắc Phong)
Cậu bé chơi đàn banjo
Hát một ca khúc vui cho bạn mình
Hội Luận Về Ẩm Thực Việt Nam (BS Trần Xuần Ninh và Đài Việt BC Vancouver)
Thảo luận về thức ăn 3 miền Việt Nam giữa đài Việt BC Vancouver, với các ông Phạm Thúc Tâm, Phạm Văn Hợp, Bùi Đức Tín, Trần Văn Quang, và Bác sĩ Trần Xuân Ninh .
Read moreBÀI THƠ HỎI NGÃ (Trọng Nghĩa và Cha sưu tầm)
TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT....!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
“Vuốt" Và “Đọc”. (Vũ Đăng Khuê)
Nói gọn thì tôi cần cả 2, “vuốt” (quẹt quẹt trên cái mobile) và “đọc”. Nếu phải đứng hay đợi hàng giờ trong xe điện hay chờ … chích ngừa, thì “vuốt” tiện hơn, nhưng có khuyết điểm duy nhất là không hiểu tại sao đang “phê” nửa chừng thì màn hình lại “biến dạng lung tung” không thể trở lại nguồn đầu tiên. Thế là phải hát bài “Cho tôi lại từ đầu” của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. “Cho tôi bước lại con đường làng, ngày đầu cắp sách đến trường”. Quá khổ!!
Read moreBản Án Tử Hình (Khôi An)
Sau khi tôi nộp bản án tử hình lên Sở Ngoại Vụ, hồ sơ được Mỹ chấp thuận nhanh chóng và gia đình tôi được vào danh sách H.O. 14. Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản đâu có để chúng tôi ra đi một cách dễ dàng! Ngày tôi đi lãnh hộ chiếu, một nhân viên Sở Ngoại Vụ cau có nói, “Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã bỏ tiền ra đào tạo nuôi dạy các con của chị, nay các con chị lại ra đi, không phục vụ cho Đảng và nhà nước. Chị phải đền lại tất cả số tiền mà nhà nước đã bỏ ra. Chị đi về đi, khi nào trả tiền xong cho nhà trường, cầm biên lai lên đây thì sẽ được lãnh hộ chiếu.” Tôi lại ra về với nỗi lo thắt thẻo ruột gan.
Read more30/4 lại về và nghĩ về một ngày mai... (Lâm Bình Duy Nhiên)
Tôi viết những giòng này chỉ là một thiện ý, như thiện ý của Duy Nhiên giúp cậu học trò tìm ra sự thật. Sự thật này chỉ có thể thấy qua cuộc sống và suy nghiệm của chính mình, không thể qua những sách vở, báo chí, thông tin ngoại quốc, đưa ra.
Read moreCHUYỆN CHÚ A TỶ VÀ TIỂU THANH (Tác giả: Đỗ Duy Ngọc)
Buổi chiều hôm đấy trời mưa, một trận mưa lịch sử. Đường sá Sài Gòn ngập lên đến bụng, cả thành phố như một biển nước. Lại thêm gió ào ạt, nghe đâu có bão rớt. Lo cho chú A Tỷ, đêm hôm sau tôi ghé chú vì chú chỉ về đó ban đêm. Đến nơi không thấy chú, hỏi thăm thì mọi người bảo chú chết rồi, chết đêm qua, trong cơn mưa bão. Xác chú dập dềnh suốt đêm trước cửa nhà. Sáng sớm bà giúp việc mở cửa định tát nước ra thì thấy xác chú lừng lững trôi vào nhà.
Read moreGIẢI NHẤT cuộc thi của tuần báo Saigon Nhỏ: Bạc tóc tuổi hai mươi (Phạm Thị Mai Hương)
Đà Lạt, Tháng Ba, 1975, thành phố tôi ở vốn bình yên, an lành trong các tỉnh thành miền Nam ngay cả những ngày chiến tranh khốc liệt nhất, bỗng trở nên xáo trộn. Người ta bàn tán, thì thầm to nhỏ về cuộc chiến, tính chuyện tản cư. Dù không hiểu hết điều gì sẽ xảy ra nhưng ai cũng cảm nhận không khí chiến tranh đang tới gần, tới rất gần. Để trấn an nỗi sợ hãi, người dân đổ tiền ra mua đồ dự trữ: gạo cơm, thuốc men, xăng dầu, nhất là mì ăn liền, phòng khi cuộc chiến xảy ra. Bề ngoài thành phố bình yên đến lặng lẽ, người ta giấu nỗi sợ hãi vào lòng. Dọc các con phố chính, các cửa hiệu lần lượt đóng cửa, báo hiệu chủ nhân đã đi tản cư. Người ta ra đi, không ồn ào sôi động.
Read moreHọa Sĩ Vị Ý Với Ước Nguyện Không Thành (Việt Dương - Boston 30/4/2021)
Tôi viết bài này để nhớ người bạn vong niên một đời. Gặp nhau không bao nhiêu, nhưng mỗi lần gặp lại được Vị Ý cho biết sắp tới sẽ làm gì. Trong tâm Vị Ý có cái đạo Duy Dân nên lúc nào cũng ung dung tự tại như đạo sĩ. Gặp lại ở Galang, tôi kể Vị Ý nghe là năm 1985, sau khi ra tù cải tạo, tôi lên Đà Lạt, đã tới cà phê Tùng và ngậm ngùi nhìn bức tranh Nhạc Dội vẫn treo trên tường của một Tùng tiêu điều. Vị Ý xúc động và đã vẽ lại bức tranh đó cho truyện ngắn Biết Đến Bao Giờ, tôi viết lúc mới đến Galang và đăng trong nguyệt san Tự Do. Nhìn bức tranh vẽ lại đó so với bức tranh ở cà phê Tùng được chụp lại trong bài “Cà phê Tùng Đà Lạt xưa – nơi gặp gỡ một thời của giới tinh hoa miền Nam của Nguyễn Vĩnh Nguyên”, tôi ngạc nhiên về trí nhớ của Vị Ý, vì bức tranh vẽ phác cho truyện Biết Đến Bao Giờ sau 27 năm vẫn gồm những nét chính của bức họa treo trên cà phê Tùng.
Trong khi viết những dòng này, tôi hình dung Vị Ý những lúc sôi nổi, thiết tha nói về bức tranh Đi Tìm Tự Do trong quán Tống Biệt hay trên con đường độc đạo của đảo Galang. Bức tranh đó đã đi theo Vị Ý nên dân Việt đã thiếu mất một tác phẩm lớn, một tác phẩm ghi lại một thời kỳ đen tối nhất của dân tộc Việt Nam./.
Read moreNgười Phi Công Liều Mạng* (Khuyết Danh)
Nguyễn không nói được lời nào khi ngồi yên ngó lên từ chiếc xe lăn. Một sĩ quan Hải quân cúi xuống gắn huy chương Không quân biểu dương lòng can đảm lên ve áo của ông. Trong chiếc xe lăn Nguyễn vặn vẹo cử động thân mình. Miki, đứng sau ông, không hiểu cha mình muốn gì. Ông cựa quậy hai chân, rồi thẳng người lên trong cái áo khoác màu xám tro. Ông nhìn thẳng vào Jacobs. Và, ông chào bằng cách run rẩy đưa bàn tay mặt của mình lên trán...
Read moreĐÃ ĐẾN LÚC (Thơ Thái Bá Tân)
Thường chiến tranh, loạn lạc
Mới bỏ nhà ra đi.
Tại sao ta, “giải phóng”,
Hàng triệu người ra đi?
Tháng Tư - Vì Sao Tôi Ở Mỹ (Tuệ Vân)
Trong trại tỵ nạn, tôi đã được đọc nhiều tin tức về thuyền nhân Việt Nam trên báo chí, trong đó có hình ảnh về những cô gái Việt Nam bị hải tặc Thái Lan bắt bỏ vào những đảo hoang để làm thú vui cho bọn hải tặc. Khi những cô gái này được một nhà báo người Pháp cứu thoát thì họ chỉ còn là những thân xác tả tơi với những con đĩa rúc cắn trên thân người và áo quần rách nát. Cũng có hình ảnh những người thuyền nhân, những người sau khi trôi giạt vào một đảo hoang, để tồn tại thì họ đã đồng ý cho ăn thịt lẫn nhau mỗi khi có một người sắp chết.
Read moreKý Ức Của Quá Khứ - Hành Trình Của Tương Lai (Tri Le)
Một trăm năm nay, những người lính già của nước Úc không bao giờ bị quên lãng, nhưng mỗi một năm, tên tuổi của họ lại được nhắc nhở nhiều hơn. Người dân Úc muốn họ sống mãi trong lòng dân tộc, họ được biết đến nhiều hơn qua sự đóng góp và hy sinh của họ cho nước Úc. Ngày lễ Anzac Day vào 25/4 được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tri ân và tưởng niệm những người lính này. Người lính của quân lực VNCH cũng cần phải có một chỗ đứng trang trọng giống như những người lính Úc. Người lính già sẽ không bao giờ chết, nếu được chúng ta mãi mãi nhắc nhở và tôn vinh họ, đừng để những người lính của quân lực VNCH bị mai một theo năm tháng. Đã đến lúc trao lại ngọn đuốc cho các thế hệ kế thừa để thắp sáng lên tinh thần của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.
Read moreBiến cố 30/4 trong nhận thức của một người trẻ (Đặng Quân)
Có nhiều câu hỏi được đặt ra cho giới trẻ ngày nay về biến cố 30/04/1975. Trong đó, có thể là về hòa giải dân tộc, những hiểu biết về thời trước năm 1975 ra sao, người trẻ có nên tìm hiểu về biến cố này hay không? nếu có thì nên tra cứu theo tài liệu của bên thắng hay bên thua cuộc, hoặc từ những người thân trong gia đình và nhiều nhân chứng sống, trước và sau ngày lịch sử ấy ?
Read more