thơ là vần cú xôn xao
hãy cho ngữ thể cuốn vào ngôn thân
TRIẾT LÝ TRI-HÀNH-SỐNG HỢP NHẤT (Chu Tấn)
Nhận thấy người đời thường phân chia Tri Hành làm hai, Vương Dương Minh cho đó là nghĩ sai nên làm sai. Không những thế còn làm những việc xấu ác, phản đạo đức. Để chữa căn bênh đó của thời đại, nên ông xướng ra thuyết “tri hành hợp nhất” để cứu vãn thời thế, đồng thời đưa con người trở về với với bản thể của Đạo. Ông nói rằng: “Muốn hiểu cái thuyết tri hành hợp nhất, trước hết phải biết cái tông chỉ sự lập ngôn của ta . Người đời nay học vấn, nhân vì đã phân tri hành làm hai việc, cho nên khi có một cái niệm phát động, tuy là bất thiện, nhưng bởi chưa thi hành, thì không tìm cách ngăn cấm. Ta nói cái thuyết tri hành hợp nhất, chính là để người ta hiểu được chỗ nhất niệm phát động tức là hành rồi. Hễ chỗ phát động có điều bất thiện thì đem điều bất thiện ấy trừ bỏ ngay đi, cốt bỏ đến chỗ căn để khiến cái bất thiện không tiềm phục ở trong bụng. Ấy là cái tông chỉ sự lập ngôn của ta” (Ngữ Lục III).
Read moreCHIÊU HỒN NƯỚC (Hải Lê)
Quốc dân hỡi chớ quên hoạ lớn
Nhìn Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương
Việt Nam lỡ để giặc vào
Một lần mọc rễ đời nào bước ra?
Nhìn nỗi ấy nếu không lo lắng
Nào xứng là dòng giống Rồng Tiên
Hồn sông núi mãi thiêng liêng
Người người lẫnh lấy sức thiêng hộ phù.
Khấn Người Tình Địch (Tràm Cà Mau)
Ông Long trịnh trọng mang áo dài đen, quần dài trắng, đội cái khăn đóng màu xanh đậm, giống như các cụ ngày xưa ra đình làng tế lễ. Trên bàn thờ có khung hình bán thân của ông Du, trẻ trung, đẹp trai, môi mỉm cười có duyên, đôi mắt sáng như nhìn chăm chăm vào người đối diện. Giữa bàn có con gà trống luộc vàng ươm, với hai cái chuôi cánh xòe ra gài từ cổ lên miệng. Một dĩa hoa quả màu sắc tươi thắm đơm cao đầy, và hơn chục dĩa thức ăn, có dĩa còn nóng, bốc hơi, thơm ngào ngạt.
Read moreTự truyện: VIẾT CHO BẠN, CHO TÔI, CHO CUỘC SỐNG Bình an và Thiện hảo! (Fx Trần Văn Hoài, OFMConv)
Và với cương vị Linh mục, niềm vui đó có thể nói còn lớn hơn. Niềm vui vì cảm nhận được sự yếu đuối tội lỗi của bản thân nhưng Chúa đã quảng đại mời gọi, niềm vui vì được trở thành khí cụ trao bao Bình an và Niềm vui đến anh em mình. Niềm vui khi được chào đón sự trở về của những người anh em sau nhiều tháng, nhiều năm. Nơi tòa Giải tội, mình đã không ít lần được cùng khóc với những hối nhân, khóc vì vui mừng, vì sung sướng và hạnh phúc vì được Thứ tha, được nhận ra và sống trong Tình yêu thương của Thiên Chúa.
Read moreMấy Giòng Trao Đổi (Thơ Tuệ Vân)
Thời gian lặng lẽ trôi dần
Trôi đi trôi mãi không ngừng chờ ai
Tuổi thơ đâu níu được hoài
Long lanh ánh mắt chiều phai nhạt dần
Buông Bỏ (Thơ Tuệ Vân)
Tảng đá xanh nước trong uốn chẩy
Gió nhẹ buông lờ lững áng mây
Đời ngắn ngủi say chi quyền lực
Hạt sương mai chuyển cõi yên hà
RU TRƯA (Thơ Văn Định)
Ngủ đi êm dịu lời ca
Cho trang giấy trắng không là thơ điên
Cho ai dằng dặc ưu phiền
Cho vơi lệ đổ gông xiềng nở hoa.
Ngủ đi con mắt mù loà
Cho yêu thương chết giữa toà lương tâm
Cô Gái Điếm Và Người Tu Sĩ (Nguyễn Thế Duyên)
Tên cô là Bạch Liên, bông sen trắng giữa đầm lầy hôi thối và nhơ nhớp. Nhà cô đã hai đời làm điếm. Mẹ cô và bây giờ lại đến cô. Cô không biết cha mình là ai. Khi đã khôn lớn, sau một lần bị khách hàng bạo hành cô đã hỏi mẹ
- Bố con là ai?
Bà đã ngạc nhiên nhìn cô và hỏi lại.
- Mày muốn biết để làm gì?
- Để con mang xăng đến đốt nhà lão! – Cô nói và nhìn mẹ với một ánh mắt đầy thù hận. – Sao lại có loại bố để cho con mình ra nông nỗi này.
Vừa nói, cô vừa chìa cái váy bị khách hàng xé rách bươm ra trước mặt mẹ và dùng nó để lau hai hàng nước mắt.
Sứ mạng văn hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa (Chu Tấn)
Bước sang thế kỷ 21 nhân loại đã tiến sang thời đại “Toàn cầu hóa Kinh tế” “Toàn cầu hóa Chính tri” và “Toàn cầu hóa Văn hóa: nên vấn đề “SỨ MẠNG VĂN HÓA” cần phải làm sáng tỏ và tiến hành một cách dũng mãnh hơn. Chúng ta khẳng định “Văn hóa Việt Nam có sứ mênh “Chống cái Ác để mưu cầu Tư Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Con Người và Xã Hội…
Văn hóa có sứ mệnh thiết dựng chế độ Dân chủ (Tam quyền phân lập) trên qui mô toàn thế giới, làm nền tảng căn bản tiến tới chế độ “Nhân chủ Quốc Gia” và “Nhân Chủ Toàn Cầu” không là lời lẽ “khoa trương” hay “cường điệu” mà là thông điệp Văn Hóa “Minh Nhiên”, “ Tự nhiên” vậy.
HỒI ỨC KHI XEM LẠI PHIM Dr. ZHIVAGO. (Phượng Vũ)
Một buổi chiều ở Walmart, khi xếp hàng chờ trả tiền, nhìn lên quầy tạp chí cạnh bên, tôi bất ngờ đọc thấy tựa đề bài báo in lớn: “Omar Sharif - nam diễn viên nổi tiếng với vai diễn chính trong phim “Dr Zhivago” - vừa từ giã cuộc đời ở tuổi 83”. Bản tin làm tôi xúc động; tôi vội lấy tạp chí đó lên đọc và biết thêm “Ngôi sao điện ảnh Ai Cập qua đời chiều 10/7/ 2015 tại một bệnh viện ở Cairo sau cơn đau tim. Hồi tháng 5, con trai của Omar Sharif cho biết ông mắc bệnh Alzheimer's...” Ôi! Ngẫm lại thấy cuộc đời thật là vô thường: Công danh, sắc đẹp, sự nghiệp, tài năng, danh tiếng... tới một lúc nào đó cũng đành buông xuôi!
"Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du"
Truyện ngắn: TỜ BÁO CŨ (Văn Tuấn)
Tuấn ngồi xuống trên bậc đá trước thềm phòng cũ, màu chiều chợt vàng hơn. Hàng cọ dừa ngoài đường làng vắng vẻ bần bật thảm thiết bởi gió triều từ khơi xa thổi lộng như để bảo bọc cho cây bông sứ cô đơn nở màu trắng ngần. Bông ơi, vậy mà mi vẫn sống! Chiến tranh, ly tán, đói nghèo, tử biệt...tại sao con người phải mãi sống trong quá nhiều bi kịch đổi thay giữa một dòng đời sừng sững chầm chậm cuộn chảy. Bông kia rồi không biết còn nở đến được ngày nào để thỉnh thoảng Tuấn lại về đây ngồi tưởng nhớ người xưa với tờ báo cũ trên tay.
Read moreDỎM và DỞM, PHẢI CHĂNG LÀ MỘT? (Trần Trung Chính)
Theo ý kiến riêng của người viết, DỎM là âm trại của từ ngữ GIẢ, và của từ ngữ DỞ , thí dụ ĐỒ DỎM = hàng hóa có phẩm chất tệ hại, phẩm chất xấu Từ ngữ DỞM có lẽ xuất xứ từ chữ RỞM. Tra từ điển, chúng ta thấy nghĩa của 2 từ ngữ này như sau :
Read moreĐọc lại Giờ Thứ Hai Mươi Lăm (Trọng Đạt)
Chuyện lính Nga hãm hiếp đàn bà dã man tại các nước Đông Âu nay cũng chẳng xa lạ gì, khoảng 10 năm trước đây, phim ảnh, sách báo đã tố cáo năm 1945 có tới hai triệu phụ nữ Đức bị quân Nga hãm hiếp nhưng bức thư của Suzanna vẫn gây xúc động hơn bao giờ hết, sau thế chiến nó đã khiến Tây phương vô cùng kinh ngạc, họ không ngờ quân Nga dã man đến thế.
Gheorghiu thể hiện nỗi ám ảnh sâu xa của người Đông Âu với chế độ độc tài Sô viết cũng như niềm cay đắng oán hận Hoa kỳ, Tây phương đã bán Đông Âu cho Cộng sản để họ phải làm thân nô lệ cho một nửa thế kỷ qua.
Read moreĐặng Thái Sơn và mặt sau tấm huy chương Chopin
Tin Đặng Thái Sơn đoạt giải Chopin ở Warszawa đã như một làn sóng chấn động giới âm nhạc cổ điển thế giới. Khi tin này về tới Việt Nam thì báo Nhân Dân của nhà nước Việt Nam – những người đã từng không muốn anh ra khỏi nước, không muốn anh học dương cầm tại Liên Xô, lại còn tìm cách cản trở anh đi Warszawa tham dự khì thi Chopin – đã đăng tin này lên trang Nhất trong 3 ngày liền, với những lời lẽ ca tụng quá lố đến nỗi cả tháng sau, khi về nước thăm ông cụ thân sinh, anh hơi ngượng khi đọc những dòng chữ này.
Read moreMỹ Có Phải Là Vùng Đất Hứa? (Tuệ Vân)
Nước Mỹ, cũng như bao quốc gia khác trên thế giới, tuy vẫn tồn tại những kỳ thị và bất công xã hội, nhưng vẫn mở rộng cửa cho những cá nhân có ý chí tiến thân, và có khả năng đóng góp cho quốc gia và xã hội. Sự ưu việt của Hoa Kỳ là hệ thống tự do dân chủ tôn trọng nhân quyền tại Mỹ với những cơ chế cân bằng quyền lực và bổ túc cho nhau mỗi khi có sự sai sót xẩy ra. Đó là sức mạnh thật sự của nước Mỹ. Qua những cơ chế này, người dân Hiệp Chủng Hoa Kỳ sinh hoạt và học hỏi hàng ngày để sống và để cho người khác cùng sống.
Read moreMắt Ếch Và Mắt Cá (Trần Trung Chính)
Dân gian Việt Nam mới có câu: “giương mắt ếch ra mà nhìn” để chỉ tình trạng một con người nhìn một vật thể, một sự kiện mà không thấy được cái gì cả.
Read moreMUỘI CUNG (Trần Trung Chính)
Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, Nhất Hạnh còn nói láo là bom Mỹ đã sát hại 300,000 thường dân tại Bến Tre trong Tết Mậu Thân 1968. Không có giới chức nào trong Giáo Hội PG Ấn Quang lên tiếng phản bác về chuyện này và ngay chính tập thể các khoa bảng PG như các ông cũng “im lặng”. Nhiều viên chức VNCH đã lên tiếng bác bỏ sự nói láo vĩ đại của Nhất Hạnh, bởi vì: A- Quả bom nguyên tử nổ ra tại Hiroshima hồi 1945 cũng chỉ sát hại có 170,000 người. Vậy quả bom nào giết tới 300,000 người tại Bến Tre hồi Tết Mậu Thân 1968 ? B- VNCH chỉ có 3 thành phố lớn : Sài Gòn với 3.5 triệu dân, Đà Nẵng với 170,000 dân, Cần Thơ với 120,000 dân vào thời điểm 1968. Làm sao có chuyện thành phố Bến Tre có tới 300,000 dân bị giết bởi quả bom do Không Quân HK thả ?
Read moreKHOẢNG LẶNG (Van Mong Nguyen)
Cách biệt xa vời trời cao trăng tỏ
Luống phận đời da mồi điểm tuyết sương
Kể nhau nghe cuộc sống nỗi chán chường
Chông gai lở đường
Sầu vương tiếc nhớ
Chốn củ nơi này chất chứa nỗi niềm
Anh không bao giờ có một ngày giỗ cha! (Khánh Vân)
Ngày Father’s Day – Ngày Của Cha mỗi năm đều vào tháng Sáu, năm nay vì đại dịch Vũ- Hán Tầu, các con cháu của tôi không thể về, lái về, bay về để cùng nấu nướng cho Bố Mẹ như mọi năm nữa vì đối với chúng đó là ngày quan trọng để có dịp từ mọi nơi về thăm Bố Mẹ và hội họp gia đình. Nhìn mái tóc bạc phơ của Nhà Tôi, tôi thương cảm người bạn đời, tuổi chỉ gần thập niên cách biệt nhưng với Anh, Nhà Tôi luôn coi tôi như cô em nhỏ vì có lẽ Anh không có em gái. Khi trẻ Anh hay huýt sáo, hay đọc thơ kim cổ cho tôi nghe vì Anh rất thuộc thơ, có lẽ còn thuộc hơn nhiều người dạy Việt Văn nữa. Anh thường trầm ngâm kể cho tôi nghe về dĩ vãng về tuổi thơ tuổi trẻ cực nhọc, kể về thời tản cư, bốn năm thất học, về lần cuối cùng Anh được gặp “Thày” khi đó Anh chưa tới tuổi lên mười. “Thày” Anh, vốn là một nhà giáo, một Đại Biểu Quốc Hội 1946 đã bị Việt Minh bắt và bị thủ tiêu, Anh không bao giờ có một ngày giỗ cha!
Read more