Thời đại vua Hùng là thời đại chuyển giao giữa huyền thoại và chính sử, không nên minh nhiên khẳng định tính xác thực dựa vào những sử sách mà chính những sử sách này cũng không đáng tin, cũng không nên hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của nền văn hoá Lạc Việt tiền Bắc thuộc mà những di chỉ và hiện vật vẫn sờ sờ ra đó. Chúng ta có quyền tin tưởng vào một thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ của tổ tiên, cũng như có quyền từ khước và bài bác những thứ hổ lốn tô vẽ tuỳ tiện vào lịch sử. Và việc tin tưởng cũng như tưởng niệm về triều đại huy hoàng này của dân tộc là điều hoàn toàn chính đáng và cần thiết trong thời đại ngày nay, khi mà những giá trị tinh thần của dân tộc ngày càng mai một.
Read morePhù Tang Tạp Lục - Tưởng Nhớ Y Yên ( Y Yên - Vũ Đăng Khuê)
Dạo này tôi hay dùng thì giờ nhàn rỗi tìm đọc lại những bài viết năm xưa, nhất là của những người đã khuất bóng. Lục lọi trong núi những file còn xót lại, may quá tôi tìm được lại bài này của Y Yên có đánh máy đàng hoàng. Chắc là ông viết trước khi tìm cái chết vì nợ đời bế tắc. Bài ông viết tháng nào năm nào thì tôi không rõ, nhưng theo nội dung thì tôi đoán là viết vào mùa thu năm 1995. Ông viết nhiều bài lắm lúc tôi là người trách nhiệm tờ báo ở đây, tôi muốn đăng lại toàn bộ nhưng mất công .... quá vì phải đánh máy lại. Ông mất khoảng tháng 5/1997.
Gửi bạn ta 2 bài, 1 bài của ông mà tôi đặt tên là Phù Tang Tạp Lục (theo tiêu đề quyển sách mà ông đã xuất bản dưới cái tên Vi An) vì nội dung toàn là những chuyện Tạp Lục của xứ Phù Tang thời đó, và 1 bài của tôi tưởng nhớ ông.
Read moreNgô đồng nhất diệp! (Phạm Hoàng)
Tôi im lặng nhìn bạn nhẹ nhàng vén khéo bộ đồ trà xinh xắn ra. Cái hôm ở Đại Nội, trăng sáng như gương. Cung điện vua chúa triều Nguyễn hoang tàn đổ nát im lìm chìm trong cái thanh vắng của đêm trung thu nguyệt bạch. Dạo đó đơn vị hậu cần của tôi đóng ở Mang Cá và quản trị an ninh luôn khu Đại Nội. Bạn tôi ở binh chủng khác tiến theo phía núi bên trái quốc lộ trong khi tụi tôi đánh dọc theo bờ biển ngược lên phía Bắc Mỹ Chánh Trường Phước La Vang Triệu Phong.
Read moreChuyện giày chuyện dép (Lê Thiệp)
Tôi bỗng thấy tôi trở thành mục tiêu oanh kích tự do. Tôi trở thành cái đích để những tay tiếp thị mõi tiền.
Mõi đủ kiểu. Mõi đủ cách.
Hãy chỉ nói về đôi giày. Hồi xưa ở Việt Nam, tứ thời phong cảnh tôi chỉ có độc một đôi giày. Đi làm, đi chơi, đi ăn tiệc, dự hội hè, trước sau gì cũng có một đôi giày đóng ở tiệm Gia bên Khánh Hội. Đi đến lúc tã thì đóng đôi khác.
Bây giờ chạy là một đôi, đi bộ là một đôi.
Read moreNgày Xuân Nhớ Về Phụ Mẫu. (Tuệ Vân)
Tôi rất thương Ba Mẹ tôi, nhưng mỗi khi nghĩ về ba mẹ, thì hình ảnh của Mẹ tôi lúc nào cũng xuất hiện nhiều trong trí tưởng của tôi hơn là Ba tôi, mặc dầu đối với gia đình khi ba tôi còn sống, tôi luôn là cô con gái được ba tôi cưng chiều nhất. Có lẽ vì hình ảnh tảo tần cực khổ của mẹ tôi đã gần gũi trong tâm tưởng của tôi hơn, nhất là khi tôi đã khôn lớn và có sự hiểu biết.
Read moreThơ: Tôi và Anh (Canh Trần)
Tôi và anh, hai người chung thế kỷ
Kẻ trước, người sau mộng chưa thành
Anh “thù nước chưa xong đầu đã bạc”
Tôi đầu xanh chưa điểm tiếp chí xưa.
Xuân và Tết (Bích Huyền)
Mẹ tôi kể Tết ngày xưa nơi quê nhà kéo dài tới mùng 5 .
Mùng 5 là ăn bún thang và cuốn. Vật liệu là tất cả những thực phẩm còn thừa của mấy ngày Tết. Gà luộc xé nhỏ, giò lụa thái chỉ, trứng gà chiên mỏng cũng thái chỉ, tôm khô luộc giã nhỏ và chấy khô… Nước dùng gà nấu thêm xương heo, rau răm rắc lên trên, chan nước dùng nóng vào. Ăn tô bún thang với giọt cà cuống nhỏ vào, tỉnh cả người. Ai đói thêm vài cái cuốn. Chỉ cuốn tôm thịt trứng bằng lá rau xà lách, lấy cây hành lá chụm sơ nước sôi buộc chặt, chấm với nước mắm pha chanh đường ớt.
Read moreLễ Thượng kỳ VNCH Tại Tòa Thị Chính San Jose Nhân Dịp Đầu Năm Kỷ Hợi (Tuệ Vân)
Vào ngày mùng 5 tháng 2 năm 2019 tại tòa thị chính San Jose, California, USA, lúc 12:00 trưa, đã có một buổi lễ thượng kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt tự do tại thành phố San Jose và các vùng phụ cận do Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California và văn phòng của Nghị Viên Diệp Thế Lân đồng tổ chức.
Có vào khoảng 150 quan khách, bao gồm các vị dân cử của thành phố, các đại diện của các dân cử tiểu bang, và các cư dân người Việt đã có mặt trong buổi lễ chào cờ.
Read moreNội Lực Kiều Hối (Lê Thiệp)
Tóm lại, tôi không thuộc thành phần Việt kiều được coi là trong sáng để về quê hương mua nhà sinh sống.
Tôi buồn vô cùng nhưng may quá chính phủ vẫn còn để ý đến tôi nhiều vì tôi đứng trong dạng có dính líu đến kiều hối. Kiều hối hiểu nôm na là tiền của người Việt Nam sống ở ngoại quốc gửi về giúp đỡ người thân. Đây là chữ mới của chế độ được phát minh do thực tiễn của đời sống.
Read moreCHÚC MỪNG TẾT ÂM LỊCH KỶ HỢI 2019 (BBT BỨC TRANH VÂN CẨU)
Trước giây phút thiêng liêng
Tiễn Năm Cũ - Bước Sang Năm Mới
Ban Biên Tập Của Trang Điện Tử Bức Tranh Vân Cẩu
Trân Trọng Kính Chúc
Read moreVài ý nghĩ vụn sau khi đọc các tin về NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM BỊ BẮT VÌ ĂN CẮP TẠI CÁC NƯỚC NGOÀI (Nguyễn Lương Tuyền (Montréal, CANADA))
Để kết luận, có lẽ không có kết luận nào chính xác hơn câu phát biểu của Nhà Văn Trần Mạnh Hảo, tác già cuốn sách nổi tiếng Ly Thân, như sau:
'' Nền giáo dục tại VN hiện nay là một nền giáo dục thiếu trung thực. Đạo đức trong giáo dục VN hôm nay đồng nghĩa với dối trá, thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt để lấy thành tích, mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là một đại họa của nền giáo dục.Hầu hết các sách giáo trình, giáo khoa là sách đạo văn. Cán bộ có chức quyền đua nhau làm Thạc Sĩ, Tiến Sĩ, lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục ở Việt Nam. Việc chính trị hóa môn Văn, môn Sử, môn Triết Học đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế thì làm thế nào đào tạo ra những công dân chân chính ?
Chánh trị hóa giáo dục chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát chứ không đẻ ra những công dân xây dựng cho tương lai.
Read moreBàn về cái được gọi là ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG của NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM (Nguyễn Lương Tuyền, Montréal (CANADA))
Thời Hồ Chí Minh còn giữ chức Chủ Tịch nước, các thành viên của Bộ Chính Trị , phần lớn là những tên thất học, vô đạo đức. Ngày nay, sau 44 năm Cộng Sản Chủ Nghĩa, đất nước lại đầy các Tiến Sĩ, Thạc Sĩ. Nhưng đất nước càng ngày càng đi giật lùi. Nhiều TS nhưng một (1) cây đinh vẫn chưa sản xuất được. Đất nước đang đi vào con đường phá sản vì quá nhiều bằng cấp do gian lận, nói dối tạo ra.
Tóm lại, đất nước VN được một lũ vô học, ngu dốt cai trị, trong khi các nước chung quanh nước Việt đang tiến những bước đi khổng lồ, bỏ xa- rất xa- Việt Nam. Tóm lại VN đang được một lũ vô học, vô đạo đức độc quyền cai trị, độc quyền ăn cắp ăn cướp.
Chỉ có sự biến mất của những người CSVN mới hy vọng cứu được quê hương.
Read moreMột chuyến thăm chùa Bảo Quang (BS Trần Xuân Ninh)
Do đó tình cờ tôi thấy được quần vàng sư mặc có một chỗ rách vì vải mòn, che khuất bởi gấu chiếc áo vàng phía trên, khi bước hay khom lưng thì mới lộ ra. Rõ ràng là nhà tu này chẳng để ý gì đến những thứ vật chất mà hầu như mọi người ở đời này đều bị trói buộc vào. Điều này làm tôi nghĩ đến một câu khác trong quyển Dấu Ấn Nghệ Thuật II sư viết “Giáo điển đức Phật có câu ‘Phật pháp bất ly thế gian giác’, lấy ý từ bài kệ 4 câu tôi đã có dịp nghe:
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế nhập niết bàn
Tức như tầm thố giác
mà tôi hiểu đại ý là Phật pháp ở tại đời này, không phải rời cõi đời để hiểu. Rời cuộc đời để hiểu (nhập niết bàn) thì giống như đi tìm sừng thỏ.
Read moreBún Bò (Vũ Đăng Khuê)
Bún bò thì có nhiều loại: bún bò giò heo, bún bò gân, bún bò Huế.... nhưng nói chung giò heo, chả huế, huyết heo v.v... chỉ là những thứ phụ tùng. Bún bò tự nó đã đủ nghĩa, bún ăn nước hầm bằng xương ống và.... thịt bò bắp.
Read moreTình tri âm giữa thi sĩ Vũ Hoàng Chương và nữ sĩ Ngân Giang (Trần Huy Bích)
Ớ Vũ Hoàng ơi! Ớ Vũ Hoàng!
12 tháng 6 lạnh màu tang.
Mây không lãng đãng theo chân ngựa
Say để bâng khuâng ngã giữa đường.
Một áng bạch vân dài nẻo nhớ,
Bài ca dị hỏa khóc người thương.
Mà dòng Dịch thủy trôi trôi mãi
Rẽ lối hoa lê trắng dặm trường. ⁹
Ngân Giang
Read moreTùy bút: Nếp nhăn thời gian (Việt Nguyên)
Rời Nam Cali, trở về Houston, một năm mới lại đến, thăm Gs Trần Ngọc Ninh người thầy cũ sống gần một thế kỷ, cảm thấy đời người như một giấc mơ, tôi chợt nhớ đến câu thơ “lòng buồn nhớ chuyện trăm năm” và nhớ đến một người thầy trẻ trường y khoa Sàigon ngày xưa, GS Trần Kiêm Thục. Tôi và GS Thục có một mối giao tình đặc biệt, một trong những người vừa là thầy, là anh và là bạn tâm giao với những chuyện tâm tình từ y khoa đến chính trị. Mỗi lần gặp ông, anh em trò chuyện tâm đầu ý hợp vậy mà cuộc đời oái ăm, ngày ông ra đi hồi cuối tháng 10 tôi lại không được gặp lần cuối để nói một lời từ biệt!
Read moreTu hành và đắc đạo, trong Phật giáo (Trần Thiên Ân)
Giác ngộ là hai chữ Hán Việt, có nghĩa là tỉnh ra mà biết, là hiểu rõ. Nhưng người ta lại nghe thấy trong nhiều kinh sách tán tụng rằng đạo cao thâm không thể nghĩ bàn, thì không khỏi nẩy ra câu hỏi rằng nếu đã không nghĩ bàn nổi thì làm sao hiểu ra được mà gíác ngộ. Hoặc là cho rằng chỉ có trình độ học thức cao mới giác ngộ. Còn người ít học quê mùa thì chẳng thể nào hiểu đạo. Nghĩ thế cũng không hẳn đúng, vì học thức cao không nhất thiết là hiểu đạo, mà người vô học không vì thế mà không hiểu đạo. Tại sao lại dám khẳng định như thế?
Read moreLễ Thành Nhân Tại Nhật Bản (Vũ Đăng Khuê)
Dịp này các thiếu nữ Nhật Bản đua nhau khoe tóc và khoe áo, họ sẽ được các tay thời trang chuyên nghiệp trang điểm những kiểu tóc lạ-đẹp, chỉ dẫn cách mặc những bộ kimono lộng lẫy nhất (còn được gọi là 振袖"furisode" chỉ dành cho phụ nữ chưa chồng) chưa từng có vì “đời người chỉ có một lần”, còn trang phục của nam giới thì thoải mái hơn, có thể là vest hay bộ kimono truyền thống dành cho nam nhưng cách mặc của nam thì đơn giản hơn nhiều chứ không lỉnh kỉnh như kinono nữ. Ngày thành nhân cũng là dịp duy nhất trong năm để khách du lịch rửa mắt vì “kimono.... chạy đầy đường”.
Read moreCó cần cái thìa? (Lê Thiệp)
Ông Nguyễn Tuân khi viết về phở, không bao giờ nhắc đến chuyện ăn phở phải dùng muỗng. Nếu ăn phở Tráng như ông Vũ Bằng, vừa đứng vừa ăn, thì e rằng không thể dùng muỗng mà phải bưng cả bát phở lên mà húp.
Húp cháo, húp nước phở thì có gì là xấu. Nếu cứ lấy cái tiêu chuẩn Tây phương để mà xét mọi sự e rằng quá đáng chăng? Ăn gà chiên xong, đưa ngón tay lên mút mát, thì có đúng phép ăn uống chăng? Có gì chướng chăng? Finger licking good. Đó là một trong những chữ nghĩa của Kentucky Fried Chicken. Nhiều dân tộc Á Châu khác rất ít khi dùng muỗng. Ngay giữa Tokyo, trong cái ga xe lửa nổi tiếng Shinjuku, có nhiều quán bán mì ăn đứng. Dân Nhật com-lê cà vạt đứng tụm năm tụm ba húp mì như điên, chẳng ai coi đó là dị hợm.
Read moreNgày Xuân - Nhớ Người Xưa. (Thơ Tuệ Vân)
Đón Xuân
Năm mới
Trong tưởng nhớ
Chút tình
Trân kính
Khói trầm bay!