Tác phẩm “Đứng Vững Ngàn Năm” của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng là một công trình tập đại thành đầu tiên để trả lời câu hỏi: Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc? Với nội dung đó, sự xuất hiện của “Đứng Vững Ngàn Năm” có giá trị như một tiếng nói trấn an người Việt, về việc liệu Việt Nam có sẽ mất về tay Trung Quốc.
Read moreThím hai của tôi (Bùi Quαng Minh/ NCCTV)
Má tôi không nói nữα, đặt chén đũα xuống cái mâm và thở dài đồng cảm. Người ρhụ nữ dữ dằn, tánh tình bổ bã, hành nghề cho vαy tiền пóпg ấy sαu cùng vẫn là MỘT NGƯỜI MẸ. Vẫn luôn một mực tҺươпg đứα con tɾαi còn lại ᵭộc nhất củα mình. Thương ảnh, lo cho ảnh, xót con mình nếu một ngày mình nhắm mắt ɾα đi. Chết thì αi cũng ρhải một lần đối diện tɾong đời.
Read moreTình Chuột (Vũ Thư Hiên)
- Ông bạn mới ờ… ời!
Một giọng khàn khàn cất lên, lúc nửa đêm, khi tôi vừa được giải vào xà lim.
Người ta gọi tôi? Hay gọi ai?
Trong cái hành lang tối hù, sâu hun hút, chỉ có một ngọn đèn 15 oát lờ mờ soi tỏ hai dãy cửa sơn đen, giọng nói âm vang như trong động đá.
- Tôi gọi ông bạn mới – giọng nói nhắc lại.
Thì ra người ta gọi tôi.
- Chào bạn! – tôi đáp khẽ.
- Tử hình hay chung thân?
CHIA XẺ Ý NGHĨ NHÂN NGÀY LỄ TẠ ƠN 11.24.2022 (Tuệ Vân)
Khi con người bỏ được bản tính tham lam độc tài ích kỷ, không ôm hết tất cả vào mình mà hiểu cái lý “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng. Cuộc vuông tròn, phó mặc khuôn thiêng, kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu” (Cao Bá Quát).
Read moreMột Câu Chuyện Khác Về Lễ Tạ Ơn (Huy Lâm)- Duy Dương Nguyễn chuyển
Tháng 11 là tháng của di sản người da đỏ bản xứ và cũng từ thời điểm này người ta bắt đầu đếm từng ngày chờ đợi cho đến ngày Lễ Tạ ơn. Trong chương trình học tại nhiều trường tiểu học, theo truyền thống, ngày Lễ Tạ ơn cũng có nghĩa là thày cô cho tổ chức các cuộc thi, với các em học sinh mặc những bộ quần áo và đội chiếc mũ rộng vành màu đen giống như trang phục của người di dân Pilgrim thuở xưa để diễn lại vở kịch mừng ngày lễ kỷ niệm ban đầu đó.
Read moreGiúp Người - Nguyen Thi Ha Lieu (Việt Kiều Pháp)
Ở Pháp, khi đi trong thành phố, tôi chỉ toàn đi xe buýt cho tiện lợi, phần thì có thời gian ngắm cảnh sinh hoạt bên đường. Thường xuyên, tôi gặp một thanh niên có vóc dáng nhỏ con, người Á Châu, gương mặt buồn bã, thất thểu, cứ âm thầm lên xuống xe buýt rồi cứ lầm lũi bước đi như đi giữa sa mạc, mùa hè cũng như mùa đông. Một ngày, tôi cố tình xuống cùng trạm và đi song song, rồi tôi quay ra hỏi câu tiếng Pháp.
Read moreYên Ba Thâm Xứ (Bác Sĩ Nguyễn Thanh Bình (30/10/2022 )
Hạ tuần tháng mười, vừa đi du lịch về, tôi nhận được cuốn sách Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh do tác giả gửi tặng. Thấy tựa sách là tôi nhớ ngay tới hai câu đầu trong bài Uống Rượu Tiêu Sầu của Cao Bá Quát:
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
(Thế sự thăng trầm anh chớ hỏi,
Nơi xa khói sóng có thuyền câu)
Cha Và Dì (Minh Hương chuyển 11/14/2022)
Theo hướng chỉ của một bà cụ, tôi rẽ vào ngõ có hàng rào tóc tiên. Những nụ hoa dài nhỏ như lũ chuồn chuồn ớt đậu rải rác dọc bờ rào trông thật vui mắt. Cổng nhà không đóng, tôi se sẽ dắt xe vào và dừng lại bên ngoài. Sâu trong sân, bên mấy khóm nhài, một người đàn bà chừng 47, 48 tuổi đang mải miết hái những bông hoa nhỏ xíu, trắng muốt bỏ vào chiếc ly thuỷ tinh. Mặt trời buổi sáng lách qua giàn thiên lý, buông mấy chùm hoa nắng nhảy nhót trên sân.
Read moreCÁI TĨN NƯỚC MẮM LÀM PHÉP (Hai Hùng)
Đã lâu lắm rồi, những cái Tĩn đựng nước mắm thân thương của ngày xưa không còn được ai trong chúng ta nhìn thấy nữa, những người được sinh ra từ thập niên sáu mươi trở về trước mới biết và có xài qua cái tĩn này. Nói về nguồn gốc xuất xứ của loại Tĩn nước mắm theo các ông bà lớn tuổi kể lại nó có nguồn gốc từ vùng đất Phan Thiết, vùng đất này đã làm ra các loại nước mắm ngon bán đi khắp các tỉnh ở miền nam.
Read moreTuệ Sỹ - Nhà tu “phi phàm” (Nguyễn hiền Đức)
Hai chữ “phi phàm” tôi mượn từ Bùi Giáng, nhà thơ dưới mắt nhiều người vẫn thường thắc mắc không biết là “Điên hay Tiên”. Bùi Giáng kể lại một câu chuyện giữa ông và nhà tu Tuệ Sỹ như sau: “Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Read moreQUÁN TRỌ VEN ĐƯỜNG (Nguyễn Thị Thanh Dương)
Chị Bông dứt phone với anh thợ làm hàng rào và lẩm bẩm: “Anh ta cho giá thay toàn bộ hàng rào 6,000 đồng, hao tốn quá”. Chị bực mình liếc mắt sang nhà hàng xóm có chung cái hàng rào sau vườn và lẩm bẩm tiếp: “Mà cái nhà hàng xóm này lại không biết điều”. Trước đó anh hàng xóm người Mễ đã vài lần thẳng thắn từ chối hợp tác cùng chị Bông thay phía hàng rào chung của hai nhà với lý do hàng rào chưa hư hỏng gì và tiền thì họ chưa có luôn. Trong vườn chị Bông trồng nhiều cây hoa hồng, mái hiên patio treo chiếc chuông gió nên thơ, nếu được hàng rào đẹp thì khu vườn sẽ càng đẹp thêm.
Read moreNgười đàn bà ở vườn Luxembourg (Thanh Hà)
Tôi nghĩ trong tất cả chúng ta – từng một thuở học trò – không ai là không nhớ đến đoạn mở đầu bài văn Tôi Đi Học của tác giả Thanh Tịnh:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Read moreNhững căn nhà đi qua đời tôi! (Vũ Đăng Khuê)
Tuần trước, đọc lại bài viết của một bạn già, bà tả về cảnh xưa người cũ, ngôi nhà cũ, nơi đùm bọc và che chở cả gia đình, khiến tôi cầm lòng không đậu, ngồi vào máy…. bắt đầu “lang thang” trên bàn phím, nhớ được điều gì ghi điều đó.
Read moreSỰ THÚ VỊ CỦA TIẾNG VIỆT (Đông Khα/Nhactrinh.vn sưu tầm)
Sự thú vị của Tiếng Việt qua Ьài thơ hay ý nghĩα ᵭược viết Ьằng nhiều ρhong cách.
Read more"Sài Gòn Thoáng Nhớ" - (Phan Lạc Tiếp)
Tôi bỏ miền Bắc, bỏ quê hương, bỏ Hà Nội vào Nam. Tôi đã thấy gì khi chạm trán với Sài Gòn, rồi sống với Sài Gòn trên 20 năm. Sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975 phải rời Sài Gòn trong tang thương, và bây giờ là 50 năm từ khi tôi đến Sài Gòn và 30 năm xa Sài Gòn, ôi bao nhiêu biến đổi, tang thương nhưng không thiếu những lạ lùng may rủi. Sài Gòn khác xa Hà Nội. Hà Nội nhỏ bé, thơ mộng nên thân quen. Hà Nội lâu đời nên Hà Nội có nhiều di tích. Hà Nội nhỏ bé nên lặng lẽ. Đường xe điện leng keng, chỉ ồn ào ở những con đường chính. Người Hà Nội trong những năm trước khi có cuộc di cư, thường di chuyển bằng xe đạp.
Read moreNỗi Niềm Giữa Đêm (Nguyễn Đại Hoàng)
Ngày nọ, anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Chị nói ra vẻ bực bội: - Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây? Anh cúi đầu, trả lời lí nhí, hổ thẹn: -- Ừ... thì bán rồi! Vì cũng không cần nó lắm! Chị sầm mặt xuống: - Ông lúc nào cũng vậy! Suốt đời, không ngóc đầu lên được! Hẹn tôi ra đây, có chuyện gì vậy? Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể từ chối anh:
Read moreNgũ Uẩn là gì? (bài số 2) - Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Tóm tắt, đánh giá mức độ đạt đạo của các nhà tu không dễ. Ngay cả trong số Phật tử siêng đi chùa, thuộc mặt biết tên các thầy. Vì các Phật tử có thể bị lóa mắt bởi cái hình thức rực rỡ hào nhoáng bề ngoài chùa to tượng lớn của những tay hành-nghề-tăng-sĩ, diễn xuất dáng điệu chững chạc, đi đứng oai nghi, khiến những người quen nghe không quen nghĩ lũ lượt bước theo (mà người Pháp có mấy chữ mô tả là “những con cừu của Panurge” - les moutons de Panurge), che dù trương lọng, tiếng tụng kinh đọc kệ nghe khoái lỗ tai. Chưa kể những giàn dựng để khoác lác phô trương quyền pháp chữa đủ loại nan y tứ chứng, từ tai biến mạch máu não, bại sụi khập khiễng, tảo giấy giao hợp bất kiên, đến đầu óc bất thường…để thủ lợi do tiền bá tính cúng dường cầu an cầu phúc.
Read moreVŨ THƯ HIÊN KỂ MỘT CHUYỆN TÌNH (Vũ Thư Hiên)
1 Ra khỏi cái toa đen nồng nặc mùi nước giải và mùi thuốc sát trùng, khách ngoái nhìn cái đầu máy đang xì xì phả hơi nước: - Thế là kết thúc, kết thúc thật rồi, một đoạn đời khốn nạn. Anh lững thững bước vào ga. Trên sàn rộng không còn một chỗ trống. Tiếng ngáy đủ mọi cung bậc bay lên vòm trần. - Thế là kết thúc, kết thúc thật rồi, một đoạn đời khốn nạn.
Read moreHạt bụi nào trong mắt (Trần Quang Thiệu)
Chiều thứ hai, đi làm về, Bill nhận được lá thư của gia đình từ Việt Nam. Vừa bóc thư, Bill vừa lầm bầm: – Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây. Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill: Bân con, Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ (斌) có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên, con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp, nhưng biết đời mình không thể đạt thành.
Read moreTruyện Rất Ngắn #4 – QUÁ SỚM (Ngô Minh Hằng)
Ngày 30/4/1975 Dương Văn Minh giao miền Nam VN cho CS Bắc Việt. Màn đêm dầy đặc ập xuống bao phủ nửa mảnh non sông, mặt trời tắt ngấm, trời đất tối mù, kiếp người, VC "giải phóng" thành kiếp ngựa, kiếp trâu. Anh đi tù cải tạo không biết ngày về, chị một mình, tay trắng, ôm 4 con thơ, người con đầu gần 5 tuổi và bé út hơn 6 tháng. Chịu chung số phận nghiệt ngã với quê hương, chị như một thân cây bị đốn ngang và gục ngã.
Read more