Ngoài ra, đối với tôi thì ngày 8/3 lại mang một ý nghĩa khác trọng đại hơn, một ngày đáng nhớ và cũng là ngày mà suy nghĩ và cuộc đời của tôi chuyển sang hướng khác.
Read moreViết Tặng Anh Em TQLC và Những Năm Tháng Đi Vào Quân Sử (Đại Tá Phạm Văn Chung và Đại Tá Ngô Văn Định)
Nhưng chúng cháu, thế hệ lớn sau cuộc chiến tàn khốc đó muốn được biết Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu như thế nào. Chúng cháu muốn hiểu lý tưởng nào đã thúc đẩy các bác? chúng cháu cần được kể lại từ gốc để cùng cảm thông… Vẫn biết có nhiều sách về chiến tranh Việt Nam, nhưng hầu hết đều viết bởi người ngoại quốc, những kẻ thiên tả, những phóng viên “giật gân”…. Chúng cháu muốn nghe tiếng nói từ phía các bác.
Lời người trẻ đã làm chúng tôi suy nghĩ nhiều. Chúng tôi, những người lính Thủy Quân Lục Chiến còn sống sót, hiện đã già, người trẻ nhất trong anh em cũng đã 45 tuổi. Và cũng đáng mắc cở nếu chúng tôi chỉ giữ lấy những ký ức đau buồn cho riêng mình. Đã đến lúc phải cho thế hệ trẻ và thế giới biết về cuộc chiến Việt Nam dưới nhãn quan của chúng tôi.
Read more
Cảm Nghĩ Nhân Sự Ra Đi Của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ (Thơ Việt Khanh)
Người khác người chẳng qua từ cách sống
Duyên nghiệp đời ta tự tạo quả nhân.
Núi Phú Sĩ - 富士山 và Washoku - 和食 (Vũ Đăng Khuê)
Tháng 6/2013, Nhật “trúng” giải. Unesco công nhận núi Phú Sĩ là một di sản văn hóa “hữu hình”, nhìn vào là thấy ngay mà chẳng cần phải tưởng tượng. 6 tháng sau, Nhật lại “được” giải. Unesco lại chọn Nhật Bản vì Nhật có một loại di sản văn hóa thuộc loại... phi vật thể: “Washoku” (món ăn Nhật). Theo giải thích của người Nhật thì: văn hóa phi hình thể là cái vô hình, được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức như truyền miệng, truyền nghề với những bí quyết nghề nghiệp khác. Lần này thì mừng vui trọn vẹn. Chỉ có “lời” mà không có “lỗ”.
Read moreYASUKUNI – CHUYỆN MỘT NGÔI ĐỀN (Vũ Đăng Khuê)
Đối với người Nhật thì ngôi đền này là một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng tinh thần cho Nhật Bản, nơi thờ phụng những người đã hy sinh cho Thiên Hoàng trong các cuộc chiến, bắt đầu từ cuộc nội chiến Boshin (戊辰戦争1867-1868) cho đến cuộc chiến Đại Đông Á (1939~1945-thế chiến thứ 2). Tính đến thời điểm hiện tại ngôi đền đặt bài vị của 2.466.532 người Nhật và một số người từ các thuộc địa của Nhật mà trong đó có 2.133.915 đã tử trận trong cuộc chiến Đại Đông Á. (Bây giờ con số này chắc cũng không thay đổi bao nhiêu là vì không còn ai hy sinh vì…Thiên Hoàng nữa).
Read moreTHƠ SỬ CẬN ĐẠI: BƯỚC CHÂN TỰ DO - Kỳ 1 (Nguyễn Sơn Đảo)
Tia hy vọng ấm no vừa thấy
Xảy tranh hùng tự dấy can qua
Anh em một mẹ đẻ ra
Bất hòa ẩu đả cửa nhà nát tan
Pho Violetta (Nguyễn Xuân Quang)
Bà ta đứng dậy đi vào trong và mang ra cuốn album gia đình đưa cho gã xem và chỉ “Đây là cha tôi”. Những tấm ảnh đã phai mầu, mặt láng ảnh có cái đã tróc ra. Trên nền hình bầu dục, người đàn ông đen như dân hải đảo, tóc hơi quăn, chỉ có đôi mắt phảng phất Á đông. Gã hỏi cho có chuyện: “Còn đây la con gái bà phải không”. Bà gật đầu: “Nó tên là Violetta”. Lúc này gã mới hiểu ra cái tên trong thực đơn “Pho Violetta”. Rồi bà chỉ chỏ tiếp: “Đây là chồng tôi. Chồng tôi cũng là người Việt”.
Read moreNỖI BUỒN NON NƯỚC. (Mai Huyền Nga)
NON ĐỨNG CHƠ VƠ, NƯỚC ĐỢI THUYỀN,
NỖI BUỒN SÔNG NÚI THẤY TRIỀN MIÊN.
HỒN ĐAU TRỌN KIẾP VÌ OAN TRÁI,
LỆ ĐỎ KHÔN NGỪNG BỞI NGHIỆP DUYÊN.
Mẹ Tôi Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (Nguyễn Kiên)
Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tuỳ thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước… Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi Lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá Cờ Vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất để bảo vệ Tự Do cho miền Nam VN.
Read moreThích Tuệ Sỹ: Nhà thơ, Nghệ sĩ, yêu người, yêu nước, Thiền sư (Lê Diễm Chi Huệ và bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Quỳ xuống đó nghe hương trời cát bụi
Đôi chân trần xuôi ảo ảnh về đâu
Tay níu lại những lần khân chìm nổi
Hận thu cao mây trắng bỗng thay màu
THƠ BỨC TRANH VÂN CẨU (MAI-HUYỀN-NGA.)
CHỐN CŨ LÀM THÂN NÀO KHỔ SỞ,
THA HƯƠNG KẾT BẠN LẠI TANG THƯƠNG.
"BỨC TRANH VÂN CẨU" NHÌN KHÔN ĐOÁN,
CHỈ BIẾT TRỜI XANH CHỦ NHIỄU NHƯƠNG.
Đòn Thù Của Đảng (Việt Dương)
“Nếu tôi không cháy lên
Nếu anh không cháy lên,
Thì làm sao
Bóng tối
Có thể trở thành
Ánh sáng”
NGÀY ĐẶC BIỆT: 02-02-2020 (MAI-HUYỀN-NGA)
THÁNG, NGÀY ĐẢO NGƯỢC HÓA THÀNH NĂM,
XẤP XỈ NGHÌN NIÊN MỚI TỚI THĂM.
CHỦ NHẬT CUỐI TUẦN VUI THẢ CỬA,
THÁNG GIÊNG MÙNG CHÍ VUỐT RÂU CẰM.
LÁ TÌNH THƯ GỞI MUỘN (BS Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Thăm thẳm dòng đời bao ngả rẽ,
Tìm đâu vạt nắng trải ngọn tre,
Chẳng biết em còn hong áo nắng,
Thơ thần bên dòng giữa trưa hè?
Xuân Canh Tý (Thơ Việt Khanh)
Lay lay trước gió cành mai đỏ
Ấm áp sợi vàng nắng tỏa tơ
Quê hương xa cách muôn ngàn dặm
Thương nhớ chỉ còn dõi trong mơ
CHÚC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 (BBT Bức Tranh Vân Cẩu)
Trước thềm năm mới của mùa Xuân năm Canh Tý 2020,
Xin kính chúc
Sẽ Có Một Mùa Xuân ! (Thơ Việt Khanh)
Sẽ một ngày mai vàng nở rộ
Nhà nhà vui chào đón Xuân sang
Con trẻ tụ, mừng mẹ cha tuổi thọ
Pháo Giao Thừa ầm ỉ nổ vang
TẾT TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM (THY VŨ)
Mỗi năm ăn một mùa xuân nhỏ
Đợi một mùa xuân lớn chửa về.
Nẻo về (Việt Dương)
Toàn nhìn chủ nhân:
- Thưa bà, tranh gợi cho tôi một điều là đất nước này đang bị lửa tàn phá, thiêu đốt. Nhưng trong thiêu đốt những trái tim sẽ kết tinh thành những bông hoa máu như dũng sĩ chống kiếm đứng trong ngọn lửa. Còn có niềm tin là còn những bông hoa máu, còn phục sinh…
Nhân vụ Đồng Tâm, đọc lại lịch sử: Nếu Không Có Đảng Cộng Sản Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Việt Nam Đã Có Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền Rồi (Phạm Cao Dương)
Điều này cho ta thấy chế độ mới rất sợ các nghiệp đoàn và các hiệp hội, đồng thời muốn độc quyền hoạt động trong sinh họat quốc gia. Cuối cùng thì sau 75 năm, cho đến tận ngày hôm nay khi bài này được viết, bất chấp hai cuộc chiến kéo dài cả ba mươi năm, bất chấp mọi sự hy sinh, gian khổ, máu và nước mắt của hàng triệu người dân, Nhân Quyền, Tự Do và Dân Chủ, từ đó thống nhất dân tộc, vẫn nguyên vẹn chỉ là niềm mơ ước hầu như còn lâu mới đạt được của Quốc Dân Việt Nam.
Read more