Điều này cho ta thấy chế độ mới rất sợ các nghiệp đoàn và các hiệp hội, đồng thời muốn độc quyền hoạt động trong sinh họat quốc gia. Cuối cùng thì sau 75 năm, cho đến tận ngày hôm nay khi bài này được viết, bất chấp hai cuộc chiến kéo dài cả ba mươi năm, bất chấp mọi sự hy sinh, gian khổ, máu và nước mắt của hàng triệu người dân, Nhân Quyền, Tự Do và Dân Chủ, từ đó thống nhất dân tộc, vẫn nguyên vẹn chỉ là niềm mơ ước hầu như còn lâu mới đạt được của Quốc Dân Việt Nam.
Read moreMưu Độc Ngàn Năm: NGUY CƠ MẤT NƯỚC TRONG THỜI ĐẠI MỚI LÀ CHUYỆN CÓ THỰC? (GS. Phạm Cao Dương)
Còn rất nhiều chuyện khác lớn hơn, quan trọng hơn và có tính cách chiến lược hơn, thâm độc hơn như sự lệ thuộc về chính trị, về kinh tế và luôn cả về văn hóa của Việt Nam vào Trung Quốc, nhất là việc cấm đoán người dân không được tỏ thái độ dù cho chỉ là để bày tỏ lòng yêu nước của mình, bị giam cầm, bắt bớ hành hạ, không cho họ biết tới những gì đã thực sự xảy ra liên hệ tới sự thịnh suy, tồn vong của quê hương và dân tộc họ. Đa số người dân đều không được biết và không cần biết nên đa số đều dửng dưng, nếu không nói là vô cảm, song song với sự suy đốn trầm trọng trong sinh hoạt của giới trẻ, với nạn ăn chơi bừa bãi, cuồng nhiệt, đến độ tự thoát y giữa đường phố để mừng chiến thắng thể thao. Tệ hơn nữa là nạn suy đồi đạo đức xã hội, nhất là bạo lực và lạm dụng tình dục ngay trong học đường. Khả năng đề kháng truyền thống ngàn năm của người Việt trong hoàn cảnh này làm sao có thể tồn tại được.
Read more