Ðã nhiều lần tay con run rẩy.
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà.
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ…
"DIỀU HÂU BỎ NÚI” (Trần Hoài Thư)
Mất rồi. Sự thật đến độ thật kỳ cục. Mới ngày nào, chừng như tuần trước, chúng tôi còn lái xe díp trở về, tôi còn ghé vào một động giang hồ, còn ngồi bỏ chân trên bàn cà phê nhìn thiên hạ, còn đêm say rượu trở về hậu cứ nhìn mấy thằng lính nhậu thịt nai với rượu đế, để chúng bắt cóc thêm một lần nữa. Bây giờ, thầy trò thi nhau mà chạy. Tướng cũng cuốn cờ, mà quân cũng cuốn vó. Lúc này là lúc tôi muốn bỏ tất cả. Tôi đã không còn đủ sức để gánh thêm cái trách nhiệm này nữa. Tội này ai gây nên. Lịch sử này ai gánh chịu. Những người lính của tôi, họ ít học, người gốc nông dân, người gốc Thượng, gốc Nùng, người bị bắt đi quân dịch, họ đâu có tội gì để gánh cái khối đá tảng của lịch sử. Những người có trách nhiệm bây giờ ở đâu, sao máy thì bặt tăm không một lời thăm hỏi. Hay họ đã chạy trốn rồi.
Read moreCÁCH MẠNG (Thơ Thái Bá Tân)
Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
Một lá thư (Lê Hằng Nguyên chuyển)
Phải chi có anh vào những ngày cuối năm này, em sẽ dẫn anh đi thăm một nơi mà em rất thích vì nó yên tĩnh, đẹp và buồn. Đó là nghĩa trang nơi có mộ ba, má, mộ cậu Sáu, dì Bốn, mộ ông Ba Cà, bà Tám Hương, ông Mười Cảnh… Những người hàng xóm thân thiết của chúng ta đều có mặt ở đây. Đến đây, anh sẽ nhớ lại những ngày thơ ấu tươi vui của chúng mình, những đứa trẻ nghèo, thiếu thốn, nhưng được tự do bay nhảy trong khu rừng nguyên sinh bát ngát tuyệt đẹp của một đất nước tên gọi Việt Nam.
Read moreĐánh cho Mỹ cút Ngụy nhào (Thơ Bob Nguyễn)
"Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam!" *
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
THỰC TRẠNG SAU ĐẠI HỌC XHCH (Khuyết Danh)
Đầu đường Xây dựng vá xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
CẢI TẠO (Thơ Thái Bá Tân)
Một việc làm ngu ngốc,
Khiến nhiều người chết oan.
Cộng sản luôn ngu ngốc.
Điều ấy khỏi phải bàn.
CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI (Tiểu Tử)
Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi: «Cái bể nầy bao nhiêu khối ?». Tôi trả lời: «Mười lăm ngàn m3». Hỏi: «Mỹ nó làm cho các anh đấy à?». Trả lời: « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết! Toàn là dân Việt Nam thực hiện».
Read moreSÀI GÒN GIẢI PHÓNG (Thơ Thái Bá Tân)
Với lý tưởng chói ngời,
Ta hăng hái giải phóng,
Nhưng bất chợt, lặng người.
Cái ta muốn giải phóng,
Tưởng thấp hèn, xấu xa,
Giờ tận mắt thấy nó
Đẳng cấp cao hơn ta.
TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG - nhìn tận mắt những sự thực đau lòng. (Phương-Vũ Võ Tam-Anh)
Tôi cố tìm lại cái hình ảnh bẽn lẽn của mấy cô gái Trưng Vương năm xưa dưới những mái tóc hình dấu phết dịu dàng, thì nay chỉ thấy lại những khuôn mặt cứng đơ, dấu kín trong chiếc khẩu trang bí ẩn, mái tóc mượt mà thì như đang vùng vẫy trong chiếc nón bảo hộ nặng nề láng bóng, đang chen nhau lòn lách trên những chiếc Honda như mắc cưỡi. Không hiểu vì mãi mê cái hoạt cảnh đó hay vì nhát gan mà tôi không dám qua đường.
Read moreTHẰNG DÂN - Phiếm luận lịch sử của Tiểu Tử.
Trong chuyện phiếm này, tôi gọi " thời chú Sam" để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và " thời bác Hồ " để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước!
Read moreCô giáo Vân (Thùy Giang)
“…Anh Viễn thân,
Tôi gởi anh thơ này để xin phép viết về chuyện tình của Anh. Tôi nhớ có lần hỏi anh điều đó khi chúng ta dạo bước trong Công Viên Angelica. Anh nói được nhưng nên chờ thêm ít nữa. Tôi nghĩ bây giờ là đúng lúc, vì tôi bắt đầu thấy mình già đi, sợ rằng trí nhớ không còn sắc bén mãi. Tôi muốn ghi lại trên giấy vì mỗi cuộc sống, giống như các vật hoá thạch, dù nhỏ béđến đâu đều mang theo chứng tích thời gian. Nhất là thế hệ chúng ta sống vào một giai đoạn đầy biến động.Tôi cũng muốn làm với gánh nặng ký của chính mình, nặng tới mức có những lúc tưởng không thể mang theo nổi nữa…………..
Chào anh và chúc anh may mắn.
Read moreMỘT BÀI THƠ KỲ LẠ! (Đinh Trọng Hiếu St)
Ta mến cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương Xuân sắc thắm tươi
Dân Miến Điện trước chọn lựa truyền thống hay hành động? (Đặng Quân)
Thế nhưng năm nay, mọi thứ đã hoàn toàn khác biệt. Hoa Paduak vẫn nở vàng ươm dưới ánh nắng mặt trời; có điều lòng người dân Miến chả còn tâm tư nào để đón chào những ngày đầu năm mới nữa. Suốt hơn hai tháng qua, kể từ sau cuộc đảo chánh của quân đội và những cuộc biểu tình rầm rộ của cả dân tộc Miến Điện. Phía người dân đã có gần tám trăm người bị quân đội bắn và giết chết. Trong đó có cả trẻ em, phụ nữ mang thai và phần lớn trong số đó là những người trẻ. Các tinh hoa và tương lai của Miến Điện đã bị quân đội thảm sát không thương tiếc.
Read moreOLYMPIC with CORONA (Trung Hieu)
TOKYO OLYMPIC, PARALYMPIC vì thế sẽ không chỉ là võ đài của tranh tài kỹ thuật, mà còn là nơi tỏa sáng của những chí khí cao thượng. Sẽ là nơi lưu truyền những câu chuyện tập luyện vượt mọi gian khổ của các vận động viên trong hơn một năm dịch bệnh vừa qua, câu chuyện của 10 năm kiên trì theo đuổi cho đến khi Matsuyama Hideki mặc áo vest xanh trở thành golfer nam châu Á đầu tiên đăng quang ngôi vị vô địch giải đấu lừng danh The Masters, câu chuyện của nữ vận động viên bơi lội Ikee Rikako đã chiến đấu chống chỏi chứng ung thư máu khiến cô giảm còn 1/2 cân nặng cơ thể để cầm chắc chiếc vé tham dự tranh tài Olympic sau chưa đầy một năm trở lại hồ bơi.
Read moreRừng Việt Nam 1943-2021 (GS-TS TRẦN HỒNG QUÂN - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Gia lai chuẩn bị phá 176 hecta để làm sân golf ! Đaklak cũng đang có dự án mở rất nhiều sân Golf ! Rồi đây các tỉnh Tây Nguyên đã trọc sẽ còn trọc hơn và thảm cảnh lũ lụt, trượt đất sẽ diễn ra tàn khốc ! Chỉ người dân nghèo vùng sâu vùng xa, đồi núi hay khe cạn là hứng chịu thôi ! Thật xót xa.... (Hoan Pham)
Read moreNgười mẹ của biên giới sống và chết (LM Nguyễn Tầm Thường, SJ)
Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ?
Read moreMỘT CÂU CHUYỆN BUỒN cho tháng Tư 1975 (DuyTrac-AuOanh)
Anh hai tôi không trả lời, mặt nhìn xuống đất, tôi nhìn thấy trong mắt anh chớp chớp, như có những giọt nước. Bác Hội sẵng giọng: ”Con vào đó bán máu phải không?”. Anh tôi không trả lời, hai vai anh run nhẹ, những tờ giấy bạc rơi lả tả xuống đất. Bác Hội lê bước tới nắm tay anh kéo đi. Tôi lượm lại mấy tờ giấy bạc chạy theo. Đến một khoảng vắng, bác vứt cây nạng gỗ xuống đất, bác kéo anh tôi vào lòng, bác khóc, anh hai tôi khóc và tôi cũng khóc.
Read more30/4 – LẤY GÌ ĐỂ TỰ HÀO? (Đặng Chí Hùng)
Còn rất nhiều điều mà trong một bài viết này tôi không thể nói hết. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi đó là đất nước VN sau ngày 30/4 không hề có phát triển thực sự và toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất, tự do. Những điều dối trá tiếp tục diễn ra từ ngày này qua ngày khác. Chính vì thế, tôi thấy rằng chẳng có gì đáng tự hào về “Chiến thắng” đó cả. Những sự thật bẽ bàng đã nói lên bản chất của vấn đề: Người dân VN đã hoàn toàn thất bại, đất nước VN đã hoàn toàn kiệt quệ và lệ thuộc kể từ ngày 30/04/1975…
Read more'CÚ SỐC' CỦA CỰU HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC NGÀY ĐẦU VÀO SÀI GÒN (VĂN BÌNH)
Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc. "Sinh viên Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
Read more