Dạo gần đây khi thấy những hình khắc hay hình vẽ về các “ông” tạm gọi chung là “Dần” ở trong đó, trông chả thấy giống con nào trong hàng họ “Dần” cả, tôi đã cố tưởng tượng các tác phẩm này xem dựa theo “khuôn mẫu” nào mà tìm mãi không ra. Nghiệm lại thì thấy bìa báo của mình năm xưa dù “bỏ chạy” hay “trở về” vẫn đẹp ơi là đẹp, ông Anh Thuần nhỉ.
Read moreCHÚC MỪNG NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 (BAN BIÊN TẬP BỨC TRANH VÂN CẨU)
VÀ MÙA XUÂN LẠI ĐẾN
TRƯỚC THỀM NĂM MỚI
BAN BIÊN TẬP BỨC TRANH VÂN CẨU
XIN KÍNH GỞI ĐẾN QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ, THÍNH GIẢ XA GẦN
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP (GS NGUYỄN CHÂU)
Lời Giới Thiệu
Từ đầu thập niên 1950 ở Việt nam ngoài vùng Cộng sản kiểm soát, mỗi khi tết đến thường có vô số báo Xuân. Trong những báo Xuân này luôn luôn có những bài phiếm luận bàn về các con thú thuộc thập nhị chi (tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi). Ở hải ngoại hiện nay, báo Xuân không có mấy (lớp trẻ ít đọc hay không đọc, lớp già không nhiều). Nhưng lướt một vòng mạng điện tử thấy có bài “Năm Dần nói chuyện Cọp” khá lý thú nên xin đưa lên đây để mời quý vị và các bạn (trung hay lão niên) thưởng lãm.
Read moreThơ ĐÓN CON VỀ ĂN TẾT ! (Hải Minh/ CHUYỆN LÀNG QUÊ 💞)
Mẹ thắp nhang rồi - con đã về chưa ?
Cổng vẫn mở chờ con từ độ ấy
Qua sân đất lác đác chùm hoa giấy
Về đi con rủ đồng đội cùng về
TIẾNG VIỆT TA HAY THẬT....! (Fb Thiên hạ chuyện ST.)
Cây SẢ, suồng SÃ là anh
TẢ thực, TÃ lót để dành trẻ con.
Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn
KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.
HỦ tục, HŨ gạo ngày đông
Hỏi NGÃ khó, chớ NGÃ lòng NGẢ nghiêng....!
Tâm Kinh (Lê Thiệp)
Ký giả Lê Thiệp.
Lê Thiệp là một tên tuổi không thể nào quên khi nhắc đến sự sinh thành của phong trào báo chí Việt Nam hải ngoại, đặc biệt là tại Nhật Bản. Có mặt từ ngày đầu với những bài viết phóng sự là thể loại sở trường của tác giả, Lê Thiệp đã từng là ngòi bút cột trụ trong các ấn bản tiền thân của Nguyệt San Hiệp hội. Văn của ông dù không thể thiếu cái nóng hâm hấp của của ký giả làng báo săn tin nhưng sau đó, bao giờ, cũng lấp lánh ánh nhìn đôn hậu vào sự việc tinh tế của một người làm văn nghệ bằng những mối giao tình thân thiết hơn là bằng lý thuyết sách vở.
Read moreTIẾNG MÁ BỖNG LẠ ĐI (Sư Giác Minh Luật /Đạo Phật trong trái tim tôi)
- Má cũng chẳng bao giờ dám gọi tiếng con, bởi má sợ mình lỗi đạo. Tiếng đầu cũng sư, tiếng sau cũng sư. Cuộc đời của má luôn hy sinh âm thầm như thế. Má đã hành xử rất văn minh, văn minh theo cách của một người Phật tử vùng quê, tôn thờ, gìn giữ nếp đạo thiêng liêng bao đời của dân tộc.
Read moreTHẬT THÀ VÀ LƯƠNG THIỆN (Tuệ Vân)
Đời người là một biến đổi không ngừng của tạo hóa. Sôi nổi như biển cả với những đợt thủy triều lên xuống. Phẳng lặng như mặt hồ soi ánh trăng trong đêm. Khi nhìn lên con người luôn thấy giới hạn của cá nhân nhưng khi nhìn xuống con người lại nhận thức được vẫn có những người kém may mắn hơn mình. Khi biết được cái đủ của cá nhân, và hành xử theo con đường trung đạo, sống và để cho người khác cùng sống, hạnh phúc đời người sẽ có ý nghĩa hơn trong cái vui của người và trong giá trị phát triển hài hòa của nhân loại chung quanh.
Read moreDẠ! (Nguồn Mui Thị Mài)
Xứ Đàng Trong, chữ “Dạ” đệm đầu câu cho câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn, và để thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi, phép tắc. Nào phải đớn hèn, nhục nhã gì đâu! Chỉ sợ sau này thứ văn hóa Đ.mm, đ.éo biết, đ.ịt con m.ẹ mày, bố mày lên ngôi thì 2 mẫu tự tạo nên con chữ ngọt ngào ấy cũng sẽ tuyệt chủng.
Read moreĂn Ở Có Hậu (Nguyễn Ngọc Yến/ CHUYỆN LÀNG QUÊ)
Pham Mylan-CHUYỆN LÀNG QUÊ 💞
Lúc ấy (60 năm về trước) nhà còn vách ván nên hai bên nhà nếu cố ý nghe lén chuyện của nhau là có thể nghe rất rõ. Tối hôm ấy, bọn con nít anh chị em chồng và má chồng tôi áp tai vào vách để xem Cô Sáu có phản ứng ra sau với ông chồng phản bội này.
Read moreTƯỞNG NHỚ ĐẾN TRẦN VĂN BÁ VÀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC (Lê Ánh)
Trần Văn Bá đã cùng một số chiến hữu thuộc tổ chức Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước , quyết định rời Paris ngày 6 tháng 6 năm 1980 để trở về tranh đấu trong lòng quê hương, trong khi anh đang là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Paris vào thời điểm đó. Ngày 9 tháng 9 năm 1984 Bá bị CSVN bắt tại Cà Mau, và đưa ra trước Tòa Án Nhân Dân ở Sài gòn, ngày 14 tháng 12 năm 1984, cùng với 20 đồng đội. Tòa Án Nhân Dân tuyên án tử hình Bá cùng với 4 bạn đồng hành.
Read moreTÌNH YÊU MUÔN THUỞ (Khánh Vân)
Những ngày cuối năm nhiều kỷ niệm quá khứ vui buồn hiện về. Tuy sức khỏe yếu kém tôi muốn viết để cảm tạ những người đã đi cùng tôi và Anh Phạm Cao Dương trong một đoạn đường đời, những người đã có ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc đời chúng tôi.
Read moreHoa Xuân (Nhạc và lời Phạm Duy). Ca sĩ Hà Thanh diễn tả
Hà Thanh (đang diễn ca bài Hoa Xuân ở tuổi 70)
Nói đến nhạc Phạm Duy là nói đến danh ca Thái Thanh. Nhưng xin kính mời quý vị và các bạn nghe một tên tuổi khác, đã ra đi vào một ngày đầu năm dương lịch: Hà Thanh
Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh năm 1937 ở Huế, mất ngày 1 tháng 1/2014 tại Boston (76 tuổi), Massachussett, Hoa kỳ, vì ung thư máu. Trúng tuyển thứ nhất kỳ thi ca sĩ của đài phát thanh Huế năm 14 tuổi. với bài “Giòng sông Xanh” của nhạc sĩ Johann Strauss II. Tiếng hát Hà Thanh đặc biệt thanh tao nổi tiếng. Nhưng tên Hà Thanh ít được nhắc đến vì Hà Thanh không đi hát ở các vũ trường hay phòng trà. Hà Thanh chỉ hát thu âm băng nhạc hay trên các đài phát thanh Huế, Sàigòn, Tự Do và các chương trình Đại Nhạc Hội. Về cuối đời Hà Thanh có hát một số các bài ca Phật giáo.
Nhân ngày đầu năm 1 tháng 1/2022, là ngày giỗ Hà Thanh, kính mời quý vị và các bạn nghe Hà Thanh hát bản nhạc Hoa Xuân của Phạm Duy trong lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình nhạc Thúy Nga, ở tuổi 70.
Ban biên tập BTVC (01/01/2022)
Read moreBài viết đầu năm! (Vũ Đăng Khuê)
“Shinnen Akemashite Omedetou gozaimasu” là câu chúc Tết rất phổ thông của người Nhật, được sử dụng trong mọi tình huống cũng như cho tất cả các đối tượng, nếu cảm thấy quá ngắn, quí vị chỉ cần thêm vài chữ “Kotoshi mo yoroshiku onegaishimasu” là vừa đủ xài.
Read moreLỜI CHÚC MÙA NGHỈ CUỐI NĂM 2021 VÀ NĂM MỚI 2022 TỪ BAN BIÊN TẬP BỨC TRANH VÂN CẨU.
Nguồn ảnh: Internet.
MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI LẠI ĐẾN TRONG SỰ MONG ĐỢI CỦA NHÂN LOẠI VỀ NHỮNG ĐIỀU TỐT LÀNH, HẠNH PHÚC VÀ ĐẦM ẤM.
Read moreHỌ, NHỮNG CON NGƯỜI VIỆT NAM KIÊN CƯỜNG! (Thơ Việt Khanh)
Nguồn ảnh Luật Khoa.
Họ,
Những con người Việt Nam
Yêu quê hương,
nguy khó xem thường.
Trước bạo lực,
không cúi đầu khuất phục.
Bước đi của thời gian (Bích Huyền)
Tất cả rồi sẽ trôi qua .Chỉ có kỷ niệm là còn ở lại . Tôi đã có nhiều kỷ niệm đẹp trong ngày Đại Hội Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu tại vùng Hoa Thịnh Đốn .Tôi đã được gặp những bạn ở nơi xa, mà thỉnh thoảng tôi chỉ thoáng thấy trong một giấc mơ nào đó . Những giấc mơ hình như bao giờ cũng phảng phất hương hoa ngọc lan trên con đường Phan Thanh Giản hay phất phới lá me bay nơi khung trời Nguyễn Bỉnh Khiêm ngàn năm lá đổ, một thuở tuổi hồng ... Ở Đại Hội Học sinh Chu Văn An Toàn Cầu kỳ 8 vừa qua , thấy biết bao nhiêu là những cố nhân của ...những cố nhân . Mặc dù đã biền biệt từ trên 1/2 thế kỷ, mặc cho mái tóc không còn xanh nữa, có nhiều ông vẫn nhận ra những người xưa và nhắc lại những ngày hoa bướm...
Read moreNhững quả ổi cuối mùa (Lê Thiệp)
Tôi ngẩn người ra nhìn. Trong cái siêu thị Mỹ khang trang sạch sẽ này cũng có bán ổi. Những quả ổi được bọc trong lưới xốp màu trắng trang trọng nằm giữa cam lê nho táo, những loại trái cây phổ thông hàng ngày của dân bản xứ. Cầm trái ổi lên ngắm nghía. Ổi xá lị to cỡ cái bát ăn cơm, da hơi sần sì bóng lưỡng, chắc nịch. Giá $1.95 một pound. Không hiểu người Mỹ ăn ổi có chấm muối ớt không? Có gọt vỏ không? Có khi họ lại cắt bỏ cái phần thịt ruột có hột ở trong cũng nên. Bỗng đâu những trái ổi tự xa thẳm trong ký ức ào về.
Read moreCon Hẻm Cũ (Phạm Diễm Hương)
Nguồn: Con Hẻm Cũ
-Cô hỏi ai?...tìm người quen hả?
-Dạ không. ….
-Cô đi tới đi lui, hổng chừng công an phường để ý …mất công lắm đó.
-Dạ, hồi trước tôi ở đây mà bây giờ nhìn không ra
CHIẾC LÁ THU ĐÔNG (Thơ Nguyễn Thị Thanh Dương)
Thời gian còn lại ngắn ngủi thôi,
Màu sắc thu vàng sẽ tàn phai,
Làm sao van gió đừng thổi nữa,
Kẻo lá trên cành theo gió bay.