Còn ít ngày nữa là tới ngày 20 tháng 6 ngày mà phương Tây gọi là Father’s day (Fête de père), mà người Viêt chúng ta nôm na gọi là Ngày Lễ của những người Cha. Nhân ngày này, tôi xin viết vài dòng về Bố tôi. Trước năm 1954, ông làm công chức trên Chapa, người đồng thời gọi ông là Ông Thừa Kỳ, sau đó ông chuyển về làm ở tỉnh Hưng Yên….Hiệp định Geneve được ký kết, Bố mẹ tôi đã mang 7 anh chị chúng tôi xuống tàu há mồm đi vào Nam tìm tự do, tôi được may mắn hơn các anh chị vì được mẹ cho vào cái thúng để quảy theo, không như các anh chị tay thì xách áo quần, đồ dùng lục tục chạy theo bố mẹ, vì lúc đó tôi chỉ chập chững biết đi….
Read moreCâu chuyện về một sân ga (Khuyết Danh sưu tầm)
Trong suốt 3 năm qua, nhà ga Kami-Shirataki đã được duy trì hoạt động chỉ để phục vụ duy nhất nữ sinh đặc biệt ấy. Mỗi ngày chỉ có 2 đoàn tàu dừng lại ở ga theo đúng giờ đi học và về nhà của cô bé. Vào ngày 23/6/2016 vừa qua, vị hành khách này đã chính thức tốt nghiệp trường THPT và đó cũng là ngày ga Kami-Shirataki ngừng hoạt động vĩnh viễn.
Read moreLời tự thú….trước bình minh! (Vũ Đăng Khuê)
Bà Khuê!
Mượn tên một nhân vật có tên giống tôi trong truyện ngắn “Tóc gió thôi bay” của tác giả Phạm Diễm Hương, lại thêm lời xúi giục của một cô em, tôi viết cho bà bức thư này và rất mong... bà sẽ không đọc được, ngược hẳn với “qui ước” là khi tôi viết gì thì bà check lại dưới “nhãn quan” của một độc giả bình thường,
Read moreLuống cải hoa vàng (Việt Dương)
- Em cũng thường đi lại trên sông Ô Lâu ra Mỹ Chánh, nhiều lần nghe những câu hò đuổi theo của mấy ông lính cùng với những tiếng cười khúc khích của các cô trên đò. Dòng sông đầy tiếng cười như rứa mà cũng đầy máu lửa. Chừ em còn nhớ từng khúc quành máu lửa, dọc theo Phước Tích, xuôi về phá Tam Giang. Từ Phước Tích qua Bầu Sen cũng gần, răng anh không nhờ ông ấy quay thêm khu Bầu Sen.
Read moreCờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị (Ðại Tá Phạm Văn Chung)
Cho đến hơn 20 năm sau, trong một quân trường Hoa Kỳ, nhân sau bài giảng về quân sử thế giới, vị tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 200 sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng:
– Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi?
Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp, Do Thái…. Ông tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói: – Lực lượng Tổng Trừ Bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Ðộng Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ cuối (Vũ Đăng Khuê)
Sau ngày ông mất, mẹ tôi biến thành một con người hoàn toàn khác. Khi còn ông, bà nhanh nhẹn, tháo vát bao nhiêu thì bây giờ bà lại ngơ ngơ, ngác ngác bấy nhiêu. Hình như bà sống ở một thế giới khác, thế giới của Bố, của hai bên họ Nội-Ngoại. Những lần anh em trong nhà họp mặt, thấy bà cũng chú ý nghe, nhưng những câu trả lời lại không liên quan một chút gì đến câu hỏi, cứ quanh quẩn câu chuyện của Bố. Bà sống không thể thiếu ông. 6 năm sau, thì bà cũng theo ông. Ông-bà đã tái ngộ và đang thong dong hạnh phúc nơi chốn ấy.
Read moreMời em nhắp một chung trà (Thơ Lee Tzu Pheng (Singapore Cultural Medallion winner) /Kê Dần phỏng dịch.)
Hạnh phúc là giây phút
Sống trọn với chính mình
Nào, khoan thai, thanh thản
Nhắp chung trà ngát hương
Như nhắp tròn hạnh phúc
Giữa sát na vô thường!
DI CHÚC (Thơ Thái Bá Tân)
Đã là dân một nước,
Phải yêu đất nước mình.
Không cúi đầu khuất phục,
Cả ý nghĩ, việc làm.
‘Không làm vương đất Bắc.
Thà làm quỉ nước Nam’. (*)
Nhật ký của Bố - Kỳ 7 (Vũ Đăng Khuê)
Học chưa được một tháng, thì tôi phải chịu một cái tang đau đớn nhất sau 2 cái chết của Bố Mẹ ruột. Đó là bữa cơm tối, đến nhà ăn, tôi chưa ngồi vào chỗ ăn, thì Cha Giám đốc đến ghé vào tai tôi nói nhỏ: ăn cơm xong lên văn phòng gặp Cha. Tồi ngồi bàn ăn, trong lòng nghĩ ngợi lung tung, không biết chuyện gì đây. Nếu là lỗi cá nhân của tôi, thì chả bao giờ Cha Giám Đốc gọi vào giờ này, hay có gì không may xảy ra, và cứ nghĩ như thế nên chẳng ăn gì được, và tôi kết luận là sự rủi ro hơn là sự may mắn.
Read moreCờ Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu (Trần Chí Phúc)
Lịch sử sáng tác của bài hát oai hùng này là khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người.
Read moreXIN CẢM ƠN, DẪU MUỘN (Thơ Thái Bá Tân)
Có ai thấy chưa nhỉ,
Dẫu anh em, đồng bào,
Cộng sản giúp ai đó
Được mấy đồng, mấy hào?
Quan trọng không phải nói.
Quan trọng là việc làm.
Xin cảm ơn, dẫu muộn,
Tấm lòng của Miền Nam.
Lái Xe Quanh Vườn Quốc Gia Núi lửa Lassen - Đông Bắc California (Tuệ Vân)
Theo Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí, Vườn Quốc Gia Núi Lửa Lassen là một công viên quốc gia của Mỹ ở đông bắc California. Đặc điểm nổi bật của công viên là Đỉnh Lassen, núi lửa hình vòm lớn nhất trên thế giới và là núi lửa cực nam trong Dãy Cascade. Công viên quốc gia núi lửa Lassen là một trong số ít các khu vực trên thế giới có thể tìm thấy cả bốn loại núi lửa — vòm cắm, lá chắn, hình nón cinder và stratovolcano.
Read moreTÊN CỦA MỘT QUÁN PHỞ BẮC Ở SÀI GÒN (Đỗ Duy Ngọc)
Phở Dậu có mặt ở Sài Gòn từ năm 1958, giờ cũng đã được hơn sáu chục năm. Đã đến đời thứ hai và đang chuẩn bị cho đời thứ ba kế thừa. Nó đã có một cái tên chính thức được bảo chứng, nó đã có tiếng trong lòng người ham món phở. Đã hơn năm chục năm làm khách với nó, tui cũng mong tương lai Phở Dậu vẫn là Phở Dậu để thực khách hàng ngày tìm tới thưởng thức một món ăn Việt Nam giờ đã trở thành món tiêu biểu trong thực đơn món Việt từ trong đến ngoài nước. Và từ Phở đã có mặt trong nhiều cuốn tự điển để giới thiệu với năm châu bốn bể một món ngon của Việt Nam. Cũng mong khi nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ đến Phở Dậu.
Read moreNGHĨ VỀ MỘT THẾ HỆ ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI VÀ ĐANG SỬA SOẠN RA ĐI (Khánh Vân)
Mỗi năm cứ đến Ngày Memorial Day trên đất Mỹ, tôi lại tưởng nghĩ tới bao triệu người Việt Nam đã ra đi, đã hy sinh để bảo vệ cho chính nghĩa Quốc Gia trên quê hương Việt Nam tôi, nhất là trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua. Thật khó có bút mực nào tả xiết cho hết bao nỗi oan khiên, bao đau thương, máu và nước mắt đã đổ trong cuộc chiến này. Nhà thơ Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về” đã nói lên phần nào tâm trạng đau xót của rất nhiều người trong thế hệ chúng tôi, thế hệ đã rất đông vĩnh viễn ra đi và đang tiếp tục ra đi:
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
Ngày chiến sĩ trận vong 2021 (Giao Chỉ, San Jose)
Định mệnh nào đã dành cho ông Phan văn Châu còn sống để định cư tại Hoa Kỳ với 11 người con thành đạt, hàng năm vẫn gửi tiền về giúp cho miền quê nghèo khổ xứ Nhan Biều. Bây giờ, những mộ phần tập thể của dân oan chết vì trận mưa pháo Bông Lau năm 72 đã chẳng còn dấu vết. Những đứa bé đói sữa nằm bên xác mẹ rồi cũng đã chết hết trên đại lộ kinh hoàng 37 năm về trước. Nhưng mà sao tiếng khóc của em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây…
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 6 (Vũ Đăng Khuê)
Ông yêu cầu tôi trình bày bệnh tật của tôi như thế nào mà ăn thịt beo lại khỏi. Tôi có nói sự việc xảy ra, mà nói cho mọi người có mặt biết: “tôi bị đau âm ỷ từng cơn ở 2 bên sườn, mỗi lúc lên cơn thì coi như hồn lìa khỏi xác, đau ở bên hông, bề ngoài không sưng hay có dấu vết gì, đã chữa ở bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội 10 ngày, chữa 2 thầy lang ở quê và 2 thầy lang ở Ngô Xá (nơi Cha Tuyên) cũng không khỏi, có phần tăng. Tôi đã chán, bỏ thuốc đã 1 tuần, chỉ ăn thịt beo do cụ đồ có mặt ở đây nấu, thì từ bữa đó khỏi, rồi ăn tiếp do ông cho lần 2. Bây giờ các ông thấy tôi khác xa với 3 tuần trước đây”.
Read moreCâu chuyện hy hữu (MX Mai Văn Tấn)
Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.
Read moreChút Hoài Niệm Xưa (Văn Quang)
Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào? Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Nhà Hàng Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là Khách Sạn Caravelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là Nhà Hàng Brodard.
Read moreNhật ký của Bố - Kỳ 5 (Vũ Đăng Khuê)
Mục đích đi lần này của chúng tôi là đến thăm các họ Đạo ở chân núi để có dịp đi săn bắn. Chúng tôi hẹn nhau ở nhà thờ Phú Thọ. Ở đây, chúng tôi 2 người gặp 2 Thầy đã có tuổi cũng đang ở đó, nghe chương trình của chúng tôi đi săn bắn, cũng xin đi cùng. Chúng tôi rất mừng vì có 4 người đồng hành, nơi chúng tôi định đến là họ Đạo Thượng Lao, tỉnh Phú Thọ.
Read moreTRUYỆN NGẮN - Em Tôi .... (Phan Nhật Nam)
Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
Read more