Giáo xứ Thượng Lao.
Mục đích đi lần này của chúng tôi là đến thăm các họ Đạo ở chân núi để có dịp đi săn bắn. Chúng tôi hẹn nhau ở nhà thờ Phú Thọ. Ở đây, chúng tôi 2 người gặp 2 Thầy đã có tuổi cũng đang ở đó, nghe chương trình của chúng tôi đi săn bắn, cũng xin đi cùng. Chúng tôi rất mừng vì có 4 người đồng hành, nơi chúng tôi định đến là họ Đạo Thượng Lao, tỉnh Phú Thọ.
Để đến Thượng Lao, từ Phú Thọ đáp xe lửa đến ga Vĩnh Châu, xuống đi bộ ra cửa ngòi Thượng Lao đi ghe vô, nếu gặp lúc nước sông Hồng dâng cao chạy vô thì nhanh lắm, nếu trái lại thì lâu lắm. Chúng tôi đi gặp ngày mưa xối xả, xuống ga Vĩnh Châu tập họp lại để đi, thì khổ vì thấy thiếu một người, ông Thầy già nhất. Đứng bàn với nhau thì đoán ông Thầy đã xuống trước một ga, 3 anh rủ nhau cứ đường xe lửa đi trở lại kiếm ông Thầy dưới trời mưa tầm tã. Đúng như chúng tôi đoán, ông Thầy đã xuống ga trước, đang ngồi co ro trong bộ áo ướt mèm. 4 người lại lội bộ ngược trở lại, trời vẫn mưa. Rồi đi tới điểm hẹn với một thầy ở Thượng Lao và mấy người ra đón.
Thầy tên Đô đang tính về do tưởng chúng tôi không tới, vì xe hỏa chạy qua lâu rồi mà không thấy chúng tôi. Miền Bắc lúc đó chỉ có 2 chuyến xe hỏa một ngày (đường Hà Nội - Lào Cai) 7 giờ sáng và 12 giờ trưa, lỡ một chuyến là mất nửa ngày. Lúc chúng tôi gặp nhau đã 6:30 ~ 7 giờ chiều, lại mưa như trút nước, vội vàng xuống thuyền không mui, ai cũng ướt đẫm.
Tới nhà ông Thầy Đô thì đã có ban chức sắc họ Đạo chờ và ngay ở giữa nhà đốt một đống lửa lớn, họ đoán chúng tôi bị mưa lạnh, bên cạnh đã có bàn bày món ăn sẵn. Chắc các cụ chờ lâu, nên chúng tôi vội thay quần áo, nói chuyện vài câu vừa sưởi ấm, rồi vào bàn ăn để các cụ còn về nhà. Bữa cơm rất thịnh soạn nhưng vì mệt và vừa tiếp chuyện, nên chỉ ăn cho xong bữa. Đang là mùa Hè nóng nên đống lửa giữa nhà phải dẹp sớm. Đêm đó chúng tôi ngủ rất ngon. Hôm sau chúng tôi dậy rất muộn, khoảng 9 ~ 9:30. Cơm sáng xong, Thầy Đô đưa đi thăm mấy vị có mặt tối hôm trước. Trở về nhà, Thầy Đô gặp nhóm thanh niên đặt chương trình đi săn. Chúng tôi ở đây một tuần, nhưng rất tiếc trời mưa liên tiếp 5 ngày đêm, nên chỉ đi được 2 ngày. Còn nhóm thanh niên họ quen với núi rừng, họ chịu khó, họ bắt được vài con thú không đáng kể, như con "Rông", tôi cũng không biết con "Rông" là con gì?
Một tuần lễ đã qua, chúng tôi phải từ giã họ Đạo hẻo lánh này, lại một bữa cơm thịnh soạn được tổ chức, nhưng lần này do nhóm thanh niên đi săn tổ chức với các món thịt rừng. Lần này thì chúng tôi hưởng ứng tận tình vì vừa là món ăn lạ, vừa vui vẻ.
Khi từ giã, cả họ rất bịn rịn, có người khóc, làm chúng tôi hết sức cảm động. Họ lưu luyến là phải, vì ở dưới chân núi, bên cạnh một cái ngòi gọi là ngòi Lao, nhưng ở thượng lưu ngòi, nên họ đặt tên làng là Thượng Lao, ít khi có ai đến thăm hỏi.
Năm 1980, tôi có gặp ông Trung Tá đi học tập về, ông cho biết ông bị giam ở khu vực Thượng Lao, và đi vô đó đúng như đường tôi đã nói ở trên. Và ông cho biết thêm, đồng bào ở đó lén lút giúp đỡ tận tình sỹ quan học tập.
Đến họ Phượng Vĩ:
Người nhà Thầy Đô (sau này là Cha Đô cũng di cư vào Nam, trông coi xứ Đất Đỏ và mất tại Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy khoảng năm 1983 - 1984) chở thuyền chúng tôi ra Ngòi Lao để đáp xe lửa xuống ga Vĩnh Châu, phía trên ngạn Sông Hồng Hà, qua sông bên hữu ngạn để vào họ đạo Phượng Vĩ chân núi.
Họ Đạo hay làng Phượng Vĩ cũng vậy, vì có làng theo Công Giáo, nhân số họ này nhiều gấp 3 lần họ Thượng Lao. Chúng tôi tới vào lúc 5 giờ chiều, tại cửa nhà thờ đã có sẵn 2 Thầy Dư Văn Khoa và Dư Tân Thiện là anh em ruột, sau này cả 2 chịu chức Linh Mục, có điều trớ trêu là em Dư Tân Thiện chịu chức trước anh Dư Văn Khoa (Dư Văn Khoa coi xứ Nghĩa Lời, tỉnh Yên Bái đã mất, người em Dư Tác Thiện còn sống khi viết dòng này, hiện ở trụ sở Hưng Hóa, chung cho các Linh Mục từ địa phận Hưng Hóa vô Nam 1954).
2 Thầy Khoa, Thiện đưa chúng tôi vô hội quán có các chức sắc chờ sẵn ở đó. Nhưng tới nơi, thì các ông bà ở nhà thờ tràn ra vây quanh chúng tôi, nói cười vui vẻ. Thấy vậy các ông bà ở hội quán cũng ra luôn, thế là cuộc chào mừng nhau diễn ra ngay ở sân bên cạnh nhà thờ. Đang vui như vậy thì đổ cơn mưa, mọi người giải tán, nên chưa nhận được là vị ông nào giữ chức gì trong họ. Chúng tôi được đưa về nhà 2 Thầy Khoa, Thiện trong khi trời vẫn đổ mưa. Nhờ mưa, chúng tôi được ở yên đến sáng hôm sau.
Sáng hôm sau trời thật tốt, ăn sáng xong, chúng tôi rủ nhau đến thăm các cụ bô lão và chức sắc trong họ đạo, trong làng.
Vừa đi khỏi nhà thờ độ 200 m, thì gặp các cụ đến thăm chúng tôi, thế là đứng đó nói chuyện, cả hai bên xin lỗi lẫn nhau, vì chiều qua không nói chuyện được. Đang tiếp các cụ thì toán thanh niên đi săn, nào cung tên nỏ, có cả chó săn đem theo. Các cụ hiểu ý chúng tôi thích đi săn, các cụ xin cáo lui, chúng tôi hứa sẽ đến thăm các cụ vì làng này có nhiều xóm ở rải rác chân núi này và mỗi vị ở một xóm. Chúng tôi xin Thầy già nhất ở lại tiếp chuyện các cụ, còn chúng tôi 3 người + 2 Thầy Khoa, Thiện nhập bọn với thanh niên đi săn. Chúng tôi không chuẩn bị khí giới săn, họ kiếm cho 5 chúng tôi mỗi người chỉ có một cái giây dài khoảng 1 mét và phân ra từng toán. Tôi vào toán "đập", tôi thấy không có khẩu súng nào, tôi hỏi nếu có hùm beo sư tử thì sao? Họ cho biết ban ngày khu rừng gần làng không có loại đó. Vào rừng khá sâu, họ giăng lưới một chỗ, rồi họ dẫn chó đi tìm thú. Thấy thú rồi chó sủa đuổi thú ra, toán "đập" đứng một chỗ nào đó, thấy thú muốn chạy chỗ khác, thì toán đập vào cái cây mọc ngay đó, để thú khỏi chạy hướng đó, mà phải chạy vô hướng giăng lưới. Lúc đó tôi mới hiểu tiếng "đập" là như vậy. Hôm nay toán săn này bắt được một con thú khá lớn, họ cũng gọi là con "Rông" như ở Thượng Lao. Con thú này mắc lưới, không bị thương, nhưng người săn họ đã có nhiều kinh nghiệm, họ nhảy vào chận cổ, đánh vào chân, đánh rồi khiêng về mới gỡ lưới. Khi con thú mắc lưới, họ reo vỡ cả trời luôn. Tôi cũng rất vui vì đã được "đập", và trực tiếp nhìn thấy con vật bị mắc lưới. Lúc bắt được con thú khoảng 2 giờ, lúc 6 giờ chúng tôi đã có đồ nhậu. Bữa nhậu con thú này, ngoài toán săn, trong đó chúng tôi, có các cụ và nhiều người trong xóm. Họ cũng không quên đưa Thầy già ở nhà đến dự.
Như trên tôi đã viết, làng này có nhiều xóm, nên có nhiều toán săn. Chúng tôi thay phiên đi săn với toán này, toán kia nên ngày nào cũng đi săn và ngày nào cũng có chiến lợi phẩm đem về ăn nhậu thứ này liên miên. Tôi có đề nghị cho chúng tôi đi săn buổi tối. Họ trả lời: nếu các Thầy muốn đi cũng không khó khăn gì, nhưng các Thầy không nên đi vì các Thầy chưa quen chạy trong rừng, cây cối ngổn ngang, người đeo kính phải theo hướng con thú, các Thầy không chạy theo được, nhất là mất kính thì nguy lắm.
Sau đó, tôi hiểu là vì chúng tôi là khách nên mới có như vầy, săn được thú là cả xóm cùng ăn vui vẻ. Trong xóm nọ, có cụ đem đến góp vào đám ăn một gói thịt voi khô. Cụ hỏi: “các Thầy có dám ăn, tôi chủ trương đem tới để cho các Thầy dùng thử”, chúng tôi hưởng ứng ngay, tôi ăn thấy như khô bò.
Chúng tôi rất thích đi săn, nhưng ngày giờ có hạn, chúng tôi phải nghỉ một ngày để thu xếp, vì quần áo cũng đã tả tơi. Trong ngày nghỉ này, chúng tôi đi từ giã các ông bà đã đón tiếp chúng tôi tử tế và cũng không quên cám ơn các đội săn bắn và hẹn năm sau.
Ngày chúng tôi từ giã, sáng sớm mấy đội thanh niên săn bắn đã cử người đến và xin đi tiễn chúng tôi ra ga Vĩnh Châu, chúng tôi cảm ơn, nhưng họ nhất định đi. Thế là 4 anh lực lưỡng chở chúng tôi bằng xe đạp ra ga bắt đò, để sang sông là ga Vĩnh Châu, đến đây chúng tôi cảm ơn và từ giã, chúng tôi qua đò, rồi lên xe về Phú Thọ, đến Phú Thọ thì 4 chúng tôi mỗi người một ngã, riêng tôi đi Gia Thanh là nơi Cha Tuyên vừa đổi đến. Đến họ Gia Thanh, cách Phú Thọ 7 km đường bộ bằng xe đạp, phải qua chân núi Hùng Vương, ở xứ Gia Thanh để chờ lệnh hoặc vào đại học Thần học, hoặc lệnh thuyên chuyển. Vì gọi đi học hay thuyên chuyển đều thực hiện trong mùa nghỉ Hè.
Chính họ Phượng Vĩ này đã cấp cho tôi thích một loại thú rừng chữa bệnh thận rất hiệu nghiệm (sẽ kể sau).
Về xứ Gia Thanh được vào đại học:
Từ giã nhau ở nhà thờ Phú Thọ khoảng 13 giờ, tôi đi thẳng về xứ Gia Thanh bằng xe đạp, đến Gia Thanh khoảng 16 giờ. Gặp Cha Tuyên, cha con rất vui vẻ, tôi ở Gia Thanh được 3 ngày. Trong một buổi họp của Cha Sở (Cha Tuyên với ban quản trị trong xứ 10 họ) cử tôi làm người ghi chép các việc bàn thảo khoảng 14 giờ, thì người bếp của Cha đưa lên phong thư do Tòa Giám Mục gửi tới. Cha đọc cho mọi người nghe thư này gọi tôi vào trường Đại học Thần học Hà Nội và hẹn ngày lên trình diện Đức Giám Mục. Thế là mọi người có mặt đều quay về Cha và chúc mừng tôi rối rít. Một trong các vị có mặt đứng lên rất nghiêm chỉnh, đề nghị hoãn cuộc họp vào một ngày khác, rồi ông quay sang tôi, ông chúc mừng thành công trong tương lai. Tôi bối rối vì bất ngờ và bẽn lẽn, đành đứng lên cảm ơn Cha đã chỉ dẫn, giúp đỡ cho tôi và cảm ơn các vị đã giúp tôi trong lời cầu nguyện và nói đây là bước đầu, đường còn dài 6 năm và đầy khó khăn, xin các vị tiếp tục cầu nguyện cho tôi được thành công, khỏi phụ lòng Cha Tuyên và quý vị, rồi giải tán.
Ngày họp đó là ngày thứ Tư hay thứ Năm trong tuần, và thành phần đi họp là các vị đứng đầu các họ đạo, họ về loan tin cho mọi người ngày chủ nhật liền sau đó. Giáo dân các họ về Gia Thanh dự lễ, mọi khi họ tập trung trong nhà thờ nhưng hôm nay họ cứ lảng vảng bên cạnh nhà thờ hướng về nhà Cha Sở, trong đó có phòng tôi. Khi tôi ra nhà thờ, họ đều quay về tôi và chỉ chỏ gì đó.
Nơi này, tôi và Cha Tuyên đã có mặt một vài lần và cũng họ không biết ai, tên gì .
Hôm nay có mình tôi, họ coi cho biết mặt mũi, làm tôi ái ngại hết sức.
Chủ nhật sau đó, lại có việc khá bất thường, ông Trần Trung Dung (*), tri huyện Phù Ninh (làng Gia Thanh thuộc huyện Phù Ninh) cùng với Mẹ hay bà Cố và em gái đến dự lễ ngày chủ nhật.
---------------
(*) 𝘊𝘩𝑢́ 𝘵𝘩𝑖́𝘤𝘩: Ô𝘯𝘨 𝘛𝘳𝑎̂̀𝘯 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘋𝘶𝘯𝘨 𝘭𝑎̀ 𝘮𝑜̣̂𝘵 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 70 đ𝑎̣𝘪 𝘣𝘪𝑒̂̉𝘶 𝘬𝘩𝑜̂𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢 𝘣𝑎̂̀𝘶 𝘤𝑢̛̉ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘘𝘶𝑜̂́𝘤 𝘩𝑜̣̂𝘪 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮 𝘋𝐚̂𝘯 𝘤𝘩𝑢̉ 𝘊𝑜̣̂𝘯𝘨 𝘩𝑜̀𝘢 𝘬𝘩𝑜́𝘢 𝘐 đ𝑎̂̀𝘶 𝘯𝑎̆𝘮 1946 𝘷𝑎̀ 𝘳𝑢́𝘵 𝘭𝘶𝘪 𝘴𝘢𝘶 đ𝑜́ 𝘨𝘪𝑜̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝑢̛ 𝘩𝑎̂̀𝘶 𝘩𝘦̂́𝘵 𝘤𝑎́𝘤 đ𝑎̣𝘪 𝘣𝘪𝑒̂̉𝘶 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘘𝘶𝑜̂́𝘤, 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘊𝑎́𝘤𝘩. 𝑂̂𝘯𝘨 𝘵𝘪𝘦̂́𝘱 𝘵𝑢̣𝘤 𝘷𝘪𝘦̂́𝘵 𝘣𝑎́𝘰 𝘷𝑎̀ đ𝑎̂́𝘶 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩, đ𝑎̉ 𝘬𝑖́𝘤𝘩 𝘲𝘶𝐚̂𝘯 đ𝑜̣̂𝘪 𝘷𝘪𝑒̂̃𝘯 𝘤𝘩𝘪𝘯𝘩 𝘗𝘩𝑎́𝘱. 𝘛𝘩𝑎́𝘯𝘨 12 𝘯𝑎̆𝘮 1954, 𝑜̂𝘯𝘨 đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘣𝑜̂̉ 𝘯𝘩𝘪𝑒̣̂𝘮 𝘭𝑎̀𝘮 𝘉𝑜̣̂ 𝘵𝘳𝑢̛𝑜̛̉𝘯𝘨 Đ𝑎̣̆𝘤 𝘯𝘩𝘪𝑒̣̂𝘮 𝘵𝑎̣𝘪 𝘗𝘩𝑢̉ 𝘛𝘩𝑢̉ 𝘵𝑢̛𝑜̛́𝘯𝘨 𝘤𝑢̉𝘢 𝘊𝘩𝑖́𝘯𝘩 𝘱𝘩𝑢̉ 𝘘𝘶𝑜̂́𝘤 𝘨𝘪𝘢 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮. Ô𝘯𝘨 𝘭𝑎̀𝘮 𝘉𝑜̣̂ 𝘵𝘳𝑢̛𝑜̛̉𝘯𝘨 𝘗𝘩𝑢̣ 𝘵𝑎́ 𝘘𝘶𝑜̂́𝘤 𝘱𝘩𝑜̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝑜̛̀𝘪 Đ𝑒̣̂ 𝘕𝘩𝑎̂́𝘵 𝘊𝑜̣̂𝘯𝘨 𝘩𝑜̀𝘢 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮 (𝘛𝑜̂̉𝘯𝘨 𝘵𝘩𝑜̂́𝘯𝘨 𝘕𝘨𝑜̂ Đ𝑖̀𝘯𝘩 𝘋𝘪𝑒̣̂𝘮 𝘭𝑎̀ 𝘯𝘨𝑢̛𝑜̛̀𝘪 𝘨𝘪𝑢̛̃ 𝘵𝘳𝑎́𝘤𝘩 𝘯𝘩𝘪𝑒̣̂𝘮 đ𝘪𝑒̂̀𝘶 𝘬𝘩𝘪𝑒̂̉𝘯 𝘉𝑜̣̂ 𝘘𝘶𝑜̂́𝘤 𝘱𝘩𝑜̀𝘯𝘨). 𝘕𝑎̆𝘮 1966, 𝑜̂𝘯𝘨 đ𝑎̆́𝘤 𝘤𝑢̛̉ 𝘯𝘨𝘩𝑖̣ 𝘴𝑖̃ 𝘷𝑎̀ đ𝑢̛𝑜̛̣𝘤 𝘣𝑎̂̀𝘶 𝘭𝑎̀𝘮 𝘗𝘩𝑜́ 𝘊𝘩𝑢̉ 𝘵𝑖̣𝘤𝘩 𝘛𝘩𝑢̛𝑜̛̣𝘯𝘨 𝘷𝘪𝑒̣̂𝘯 𝘝𝘪𝑒̣̂𝘵 𝘕𝘢𝘮 𝘊𝑜̣̂𝘯𝘨 𝘩𝑜̀𝘢 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝑜̛́𝘪 𝘯𝘨𝑎̀𝘺 30 𝘵𝘩𝑎́𝘯𝘨 4 𝘯𝑎̆𝘮 1975. 𝑂̂𝘯𝘨 𝘬𝘦̂́𝘵 𝘩𝑜̂𝘯 𝘷𝑜̛́𝘪 𝘤𝘰𝘯 𝘨𝑎́𝘪 𝘤𝑢̉𝘢 𝑜̂𝘯𝘨 𝘣𝑎̀ 𝘤𝑎̉ 𝘓𝑒̂̃. 𝘉𝑎̀ 𝘤𝑎̉ 𝘓𝑒̂̃ 𝘕𝘨𝑜̂ Đ𝑖̀𝘯𝘩 𝘛𝘩𝑖̣ 𝘏𝘰𝑎̀𝘯𝘨 𝘭𝑎̀ 𝘦𝘮 𝘨𝑎́𝘪 𝘛𝑜̂̉𝘯𝘨 𝘵𝘩𝑜̂́𝘯𝘨 𝘕𝘨𝑜̂ Đ𝑖̀𝘯𝘩 𝘋𝘪𝑒̣̂𝘮.
--------------
Thời Pháp, ông quan huyện đến làng nào, thì chức sắc trong làng đều có mặt, lễ xong vào thăm Cha và ăn cơm (đã có hẹn trước).
Bàn ăn có 5 người, khách là bà Mẹ + em gái + ông Trần Trung Dung, phía chủ có Cha Tuyên và tôi. Ngồi vào bàn Cha giới thiệu tôi là sinh viên Thần học. Ông Dung đứng lên bắt tay tôi, bà Mẹ, cô em cũng chúc theo ông Dung. Từ đó, Cha Tuyên thường cử tôi thay mặt gặp ông Dung ở huyện Phù Ninh, tôi quen ông Trần Trung Dung từ đó.
Ông Trần Trung Dung sau này làm chủ nhiệm tỉnh Phú Thọ (đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã giúp tôi giải quyết một việc (sẽ kể sau).
Sau này, sau hiệp định Geneve chia đôi đất nước, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (lúc đó chưa là Tổng Thống) cử ông Trần Trung Dung là ủy viên hành chính trong Ủy ban bảo vệ Bắc Việt, rồi cử tôi làm chủ tịch Ủy ban bảo vệ tỉnh Sơn Tây. Thời Đệ nhất Cộng Hòa, ông làm Bộ Trưởng phụ tá quốc phòng, có kêu tôi làm công cán ủy viên nhưng tôi từ chối vì tôi đang làm việc ở Bộ Thông tin với chức vụ thanh tra, có nhiều dịp đi các tỉnh và có thời giờ học thêm anh văn.
Trở lại việc tôi được gọi vào Thần học, các họ đạo mời tôi đi thăm từng họ, tôi xin khất sang năm, vì năm nay tôi phải xem chương trình học trước và cần nghỉ ngơi, ý Cha Tuyên cũng vậy. Ngày nào cũng có người họ này họ kia kéo đến thăm tôi. Đến ngày về trình diện Đức Giám Mục, tôi từ giã Cha Tuyên và những người đó, một số đã tiễn tôi. Tôi xin Cha Tuyên về trình diện xong, tôi về quê Sơn Tây rồi về Hà Nội, khỏi lên Cha nữa.
Lên gặp Đức Cha:
Lên trình diện Đức Cha, có 5 anh cùng lớp 4, hạng 1 ~ 5. Ngài tiếp riêng từng người, về các chuyện học hành trước kia, hỏi về gia đình Bố Mẹ, anh em trong quá khứ rồi Ngài khuyên phải học tập thể dục, Ngài nói Linh Mục chỉ đạo đức, trí dục chưa đủ. Học giỏi + đạo đức mà yếu thì không làm được việc gì.
Trong só 5 anh được gửi vô đại học có lẽ tôi là người Đức Cha Van (Vandele) biết nhiều hơn cả, vì năm tôi bị đau có ở Tòa Giám Mục để chữa bệnh, thì chính là lúc Đức Cha được tấn phong Giám Mục.
Chúng tôi 5 anh ở lại Tòa Giám Mục 3 ngày để cắm phòng (suy nghĩ về quá khứ và tương lai của mình). Xong rồi tôi về quê, bà con nhất là nhóm thanh niên thể thao đến thăm hỏi và nhờ tôi đặt một chương trình bóng đá, bóng chuyền để đi đấu với các làng lân cận. Tôi phải từ chối, vì phải dành thì giờ đọc sách nhưng cũng hứa sẽ đi ủng hộ tinh thần khi đi đấu những nơi gần.
Trong những ngày ở nhà mùa Hè năm nay, tôi không được tự do như mọi năm, lúc nào cũng băn khoăn mặc cảm, không biết có theo nổi chương trình đại học của trường này không? Tôi liên lạc mượn bài của các Thầy đã học trước về nghiên cứu.
Anh ruột tôi là Vũ Văn Hội, con người cương nghị, cổ vũ tôi rất nhiều, anh nói phải tự tín, nếu không theo kịp trường này, ra thi vào trường khác có gì phải bi quan. Anh tôi rủ đi chơi chỗ này chỗ kia cho thoải mái. Bà con có lẽ đã được tin, mừng rỡ lắm.
(Còn Tiếp)